Nghịch cảnh giá thịt: “Muốn rẻ thì lên tivi mà mua!”
“Sáng đi chợ nghe báo giá thịt sườn non 210.000 đồng/kg, mình thắc mắc sao tivi nói nay thịt xuống giá rồi? Bà bán thịt nói: Muốn rẻ lên tivi mà mua!”
Câu nói này được chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội hôm nay để nói về “nghịch cảnh” giá thịt lợn hiện nay. Câu hỏi đặt ra là: Ai “giải cứu” người dân?
Từ ngày 1/4, truyền thông báo chí đưa tin hàng loạt các doanh nghiệp lớn đã cam kết giảm giá lợn hơi về mức 70.000 đồng/kg theo yêu cầu của Chính phủ để “kìm” giá thịt lợn, nhưng thực tế lại rất khác.
Với việc giảm giá lợn hơi, người tiêu dùng đã kỳ vọng sẽ được mua thịt lợn giá rẻ hơn so với mức giá quá “chát” hiện nay.
Với việc giảm giá lợn hơi, người tiêu dùng kỳ vọng sẽ được mua thịt lợn giá rẻ hơn so với mức giá quá “chát” hiện nay. Tuy nhiên trên thực tế, giá thịt lợn tại các chợ dân sinh và nhiều siêu thị trên cả nước vẫn treo ở mức cao, chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Vũ Vinh Phú – nguyên Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội – nói: Ngược lại hình ảnh một số tổ chức cá nhân kinh doanh thương mại, bán hàng không lợi nhuận, sản xuất và phát miễn phí hàng hóa chống dịch cho mọi người, thì vẫn còn những tổ chức sản xuất kinh doanh, điển hình là mặt hàng thịt lợn.
Video đang HOT
“Suốt từ Tết Âm lịch đến nay, liên tục tăng giá cao chót vót và chỉ giảm giá nhỏ giọt khi có ý kiến của nhà nước, có doanh nghiệp giảm thời gian ngắn sau đó lại tăng giá lại. Một nghịch lý trên thị trường là từ trang trại chăn nuôi của các tập đoàn lớn, giá lợn hơi cho đến khâu bán lẻ đã tăng từ 45 – 60%, với mức lãi 2.000.000 – 3.000.000đ/con thì một đơn vị có thể thu lãi hàng nghìn tỷ 1 tháng. Đây là một mức lợi nhuận vô lí” – ông Phú cho biết.
Nhắc lại câu chuyện thịt lợn hồi năm 2016 – 2017, ông Phú nói: Thời điểm giá lợn bị sa sút xuống chỉ 22.000 – 25.000đ/kg hơi thì ngành chăn nuôi lại kêu gọi người tiêu dùng giải cứu. Ngày nay, giá lợn hơi đã tăng gấp rưỡi, gấp đôi một cách vô lí thì họ có giải cứu người tiêu dùng hay không?
Thậm chí theo ông Phú, có doanh nghiệp còn phát biểu họ “chỉ sản xuất chăn nuôi theo kế hoạch, không quan tâm tới giá cả thị trường”.
“Đó là câu nói vô cảm trên cho ta thấy rõ, trong lúc người tiêu dùng đang thắt lưng buộc bụng để chi tiêu hàng ngày thì họ vẫn bàng quang, thiếu trách nhiệm với người tiêu dùng” – ông Phú cho hay.
Theo vị chuyên gia này, công cuộc chống dịch Covid-19 chưa có hồi kết thúc, những khó khăn do tác động từ đại dịch này đòi hỏi toàn thể các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh ở thị trường nội địa Việt Nam phải chia sẻ trước những khó khăn chung của xã hội.
“Những sự chia sẻ đúng mức trong lúc khó khăn chính là tạo dựng thương hiệu, tạo dựng niềm tin trong các doanh nghiệp trong thời kỷ đại dịch Covid 19. Ngược lại nếu tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh nào không biết chia sẻ thì sẽ tự đánh mất mình trong việc xây dựng thương hiệu đơn vị, họ sẽ bị xã hội phê phán mạnh mẽ” – ông Phú nhấn mạnh.
Trước đó, tại buổi làm việc với 15 doanh nghiệp chăn nuôi ở Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ông Đỗ Thắng Hải – Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, để đưa lợn hơi từ cổng trại ra tới thị trường mất rất nhiều chi phí, chiếm gần 40% giá thành thịt.
Trong khi đó, các chuyên gia, doanh nghiệp lên tiếng cho rằng việc giảm giá thịt lợn không chỉ dựa vào mỗi doanh nghiệp chăn nuôi mà phải có biện pháp đồng bộ từ chuồng trại tới siêu thị, chợ bán lẻ, như vậy mới có hiệu quả trong việc giảm giá.
Theo tìm hiểu, 15 doanh nghiệp chăn nuôi lợn đã cam kết giảm giá chỉ chiếm không quá 35% thị phần chăn nuôi trong nước. Như vậy, khoảng trên 65% thị phần còn lại thuộc về các doanh nghiệp không cam kết giảm giá, trong đó có nhiều cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ nằm rải rác khắp cả nước.
Nguyễn Mạnh
Sau Tết, hàng điện máy đua nhau giảm giá tới 40%
Sau Tết, thị trường hàng điện máy trầm lắng, buộc các hãng sản xuất, doanh nghiệp phân phối phải giảm giá bán
Các trung tâm, siêu thị điện máy tại TP HCM cho biết sau Tết vẫn tiếp tục chạy nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá hầu hết mặt hàng như tivi, tủ lạnh, máy giặt, máy lạnh, điện gia dụng từ vài phần trăm cho đến hơn 40%. Trong đó, chủ yếu vẫn là tivi.
Ông Trần Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc Thương mại hệ thống Trung tâm Điện máy Thiên Hòa, giải thích sau Tết, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm điện tử sụt giảm đáng kể, bình quân lượt khách giảm 20%-30%, doanh thu giảm 40% so với bình thường. Thậm chí, vào mùa nóng nhưng các mặt hàng giải nhiệt như máy lạnh, tủ lạnh, máy làm mát cũng sụt giảm doanh số đáng kể vì trước Tết, các trung tâm điện máy đồng loạt tung ra nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn nên khách hàng đã tranh thủ mua sớm. Do đó, các nhà bán lẻ cũng như các hãng điện máy đang phải tổ chức nhiều chương trình ưu đãi để kích cầu.
Mặt hàng tivi giảm giá liên tục
Hiện Điện máy Xanh đang giảm giá nhiều mặt hàng đến 40% như máy giặt 8 kg từ 12 triệu giảm còn 8 triệu đồng, máy lạnh bao lắp đặt và phụ kiện còn được tặng thêm sản phẩm trị giá đến 1,5 triệu đồng, tivi 4K 49 in từ 21 triệu còn 14 triệu đồng. Ngoài giảm giá, Thiên Hòa còn có chương trình tặng máy sấy tóc, pin sạc dự phòng cho người mua. Điện máy Chợ Lớn giảm giá đến 40% nhiều mẫu smart tivi 4K. Nguyễn Kim cũng giảm giá đến 50% cho một số sản phẩm công nghệ, gia dụng, tivi.
Các nhà bán lẻ hàng điện máy tại TP HCM cho rằng do các hãng đưa về hàng loạt sản phẩm mới (model 2020) nên buộc các mẫu trước đó phải giảm mạnh để nhanh chóng giải phóng hàng tồn. Ngoài ra, nhiều nhà sản xuất cũng đã khấu hao xong vốn đầu tư công nghệ mới nên giá thành sản phẩm cũng giảm đáng kể.
Theo giới chuyên môn, trước đây, các hãng điện tử đều có công nghệ riêng, chỉ mua một số linh kiện từ các đối tác khác. Tuy nhiên vài năm gần đây, Trung Quốc trở thành nơi có thể cung cấp toàn bộ linh kiện điện tử cho các hãng sản xuất hàng điện máy trên thế giới với giá thấp. Từ đó, các hãng không còn mặn mà với việc đầu tư sản xuất linh kiện như trước đây.
Ông Phùng Đình Lực, Giám đốc Kỹ thuật Công ty TNHH Điện tử Sharp Việt Nam, nhìn nhận cũng như điện thoại di động, phần lớn các hãng tivi đều phải nhờ vào Trung Quốc. Họ phải đặt mua linh kiện từ Trung Quốc, sau đó chỉ thực hiện công đoạn cuối cùng là lắp ráp. Trong lắp ráp, nếu bộ phận nào không hoạt động được thì thay cái khác nên công đoạn này đã trở thành đơn giản, ai cũng có thể làm được. Nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng điện máy ra đời, tăng thêm sự cạnh tranh trên thị trường.
Do đó, các hãng phải tìm mọi cách để giảm giá thành mới có thể tiêu thụ nhanh sản phẩm, thậm chí phải chịu lỗ khi có dòng sản phẩm mới của hãng khác ra đời.
Ông Vũ Dương Ngọc Duy, Tổng Giám đốc Công ty CP Viettronics Tân Bình, nhận xét chất lượng tivi giữa các hãng hiện nay không có sự chênh lệch nhiều do sử dụng chung nguồn linh kiện. Vì vậy, để hấp dẫn khách hàng, nhà sản xuất phải có chính sách hậu mãi tốt, như bảo hành, bảo trì tận nhà.
Ông Duy còn cho biết trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, một số thương hiệu điện máy chấp nhận lỗ để tìm kiếm thị phần bằng cách bán sản phẩm thấp hơn giá thành từ 10%-15%.
Theo người lao động
Thịt lợn hơi giá cao, tiểu thương rủ nhau bỏ chợ Giá lợn hơi đã chững lại, song vẫn ở mức cao 100 nghìn đồng/kg. Sức mua giảm rõ rệt khiến buôn lái liên tiếp lỗ và rủ nhau bỏ chợ. Thịt lợn hơi giá cao, tiểu thương rủ nhau tạm nghỉ hoặc chuyển sang bán rau, khi nào giá thịt ổn định sẽ quay lại bán Theo khảo sát của PV Báo Giao...