Nghị sĩ Mỹ nói ‘có 30.000 quân Mỹ ở Đài Loan’, báo Trung Quốc lên tiếng gay gắt
Tờ Hoàn Cầu Thời báo (Global Times) của Trung Quốc đăng bài xã luận khẳng định nếu lính Mỹ thực sự hiện diện ở Đài Loan, Trung Quốc sẽ dùng vũ lực nghiền nát.
Chiến xa lội nước của Trung Quốc trong ảnh chụp ngày 21-5-2021 – Ảnh: China Military
“Một thượng nghị sĩ cấp cao của Mỹ, đồng thời cũng là một thành viên trong Ủy ban Đặc biệt về Tình báo Thượng viện, thông qua tài khoản mạng xã hội của ông ta, đã tiết lộ rằng Mỹ có 30.000 binh lính đang đóng quân ở đảo Đài Loan của Trung Quốc.
Các chuyên gia Trung Quốc nói nếu đúng như vậy, đây là một cuộc xâm lược và chiếm đóng quân sự đối với Đài Loan của Trung Quốc, và tương đương với việc Mỹ tuyên chiến với Trung Quốc”, một trong hai bài xã luận của Global Times viết vào ngày 17-8.
Đây là phản ứng gay gắt từ truyền thông Trung Quốc dành cho một dòng thông báo của thượng nghị sĩ Mỹ John Cornyn cùng ngày.
Trước đó, trên mạng xã hội Twitter, ông Cornyn liệt kê một danh sách các quốc gia/vùng lãnh thổ kèm theo số lượng lính Mỹ đồn trú.
Theo số liệu mà thượng nghị sĩ bang Texas này đưa ra, hiện Mỹ có 28.000 lính đóng quân ở Hàn Quốc, 35.486 lính ở Đức… và ở Đài Loan là 30.000.
Video đang HOT
Thực tế truyền thông Mỹ và cả phía Đài Loan sau đó đã làm rõ sự việc này. Ông Cornyn nhiều khả năng đã nhầm lẫn khi nêu số liệu từ quá khứ, thời điểm trước khi thiết lập quan hệ ngoại giao Mỹ – Trung.
Quốc Dân Đảng ở Đài Loan cũng “sửa lưng” ông Cornyn trên Twitter khi viết: “Không hề có 30.000 lính Mỹ ở Đài Loan! Người lính Mỹ cuối cùng đã rời khỏi Đài Loan vào ngày 3-5-1979″.
Theo tạp chí Newsweek (Mỹ), Bộ Quốc phòng Mỹ là nơi báo cáo các số liệu này trên nền tảng trực tuyến, trong đó nêu chi tiết số lượng lính Mỹ ở nước ngoài.
Theo Trung tâm Dữ liệu nhân lực quốc phòng Mỹ tính tới 30-6, không có số liệu nào đề cập tới 30.000 lính Mỹ ở Đài Loan.
Dù hiểu đây là nhầm lẫn, tờ Global Times cũng có bài đe dọa, khẳng định nếu lính Mỹ xuất hiện ở Đài Loan, Trung Quốc sẽ dùng vũ lực nghiền nát.
Tờ này viết trong một bài xã luận khác:
“Chúng tôi nghiêm túc yêu cầu lời giải thích lập tức từ Chính phủ Mỹ đối với dòng trạng thái của ông Cornyn, cũng như lời giải thích lập tức từ chính quyền Đài Loan.
Nếu thực sự có 30.000 lính Mỹ ở Đài Loan, hoặc kể cả khi ít hơn con số đó, đây cũng là tình huống đặc biệt nghiêm trọng vượt khỏi lằn ranh đỏ của Trung Quốc. Số lính Mỹ ấy phải rút khỏi hòn đảo ngay lập tức và vô điều kiện, và cả chính quyền Mỹ lẫn Đài Loan đều nên công khai xin lỗi về điều này. Bằng không, chúng tôi tin rằng một cuộc chiến tranh toàn diện khắp eo biển Đài Loan sẽ sớm nổ ra, và Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc sẽ quét sạch lực lượng Mỹ, giải phóng đảo Đài Loan, đồng thời giải quyết vấn đề Đài Loan một lần và mãi mãi”.
Trung Quốc lo "hiệu ứng domino" khi Lithuania cho Đài Loan mở văn phòng
Phản ứng gay gắt của Trung Quốc khi Lithuania cho phép Đài Loan mở văn phòng đại diện cho thấy Bắc Kinh lo ngại "hiệu ứng domino" có thể khiến các nước châu Âu khác hành động tương tự.
Đại sứ Lithuania Diana Mickeviciene tại Trung Quốc (Ảnh: SCMP).
Trung Quốc hôm 10/8 đã triệu hồi đại sứ tại Lithuania, đồng thời đề nghị Lithuania rút đại sứ của họ ở Bắc Kinh về nước. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc triệu hồi đại sứ từ một quốc gia thành viên của EU kể từ khi khối này ra đời năm 1993.
Lý do là bởi Lithuania có kế hoạch cho phép Đài Loan mở văn phòng đại diện tại nước này và lập cơ quan đại diện của Lithuania tại đảo Đài Loan trong năm nay.
Vài giờ sau thông cáo chỉ trích và rút đại sứ của Trung Quốc, Tổng thống Lithuania Gitanas Nauseda cho biết nước này sẽ tự quyết chính sách đối ngoại của mình, đồng thời hối thúc Bắc Kinh thay đổi quyết định.
"Quan hệ Trung Quốc - Lithuania nên dựa trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. Nếu không, đối thoại sẽ trở thành tối hậu thư một chiều không thể chấp nhận được trong quan hệ quốc tế. Ngoài ra, với tư cách một quốc gia có chủ quyền, Lithuania sẽ tự quyết định thiết lập quan hệ kinh tế, văn hóa với bất cứ quốc gia hay vùng lãnh thổ nào miễn là không vi phạm các nghĩa vụ quốc tế", Tổng thống Nauseda nói.
Trung Quốc luôn coi Đài Loan là vùng lãnh thổ không thể tách rời và tuyên bố sẵn sàng sáp nhập bằng mọi giá, kể cả bằng vũ lực. Việc Trung Quốc triệu hồi đại sứ ở các nước hiếm khi xảy ra. Lần gần đây nhất là vào năm 1995 khi Trung Quốc triệu hồi đại sứ tại Mỹ Li Daoyu sau khi Washington thông báo chuyến thăm của lãnh đạo Đài Loan.
Gửi tín hiệu đến châu Âu
Lý giải việc Bắc Kinh phản ứng gay gắt việc Lithuania cho phép Đài Loan mở văn phòng đại diện, giáo sư Zhu Songling của Viện nghiên cứu Đài Loan thuộc Đại học Công đoàn Bắc Kinh, cho rằng việc cho phép một văn phòng đại diện sử dụng tên Đài Loan được hiểu là ủng hộ Đài Loan độc lập và điều đó sẽ khiến Bắc Kinh nổi giận.
"Việc thay đổi tên văn phòng đại diện là một phần nỗ lực của chính quyền Đài Loan nhằm tìm kiếm một bước đột phá trong công nhận ngoại giao và Lithuania đang tìm cách làm hài lòng cả hai bên, điều này là không thể chấp nhận được với Trung Quốc. Bắc Kinh phải ngăn hành động của Lithuania, nếu không một số nước phương Tây có thể sẽ nối gót và gây ra hiệu ứng domino", ông Zhu nói.
Pang Zhongying, chuyên gia quan hệ quốc tế tại Đại học Đại Dương, Thanh Đảo, Trung Quốc, cho rằng Bắc Kinh có lý do để lo ngại, bởi hồi tháng 2, Lithuania là một trong các nước đã từ chối lời mời của Trung Quốc tham dự hội nghị của Chủ tịch Tập Cận Bình với đại diện 17 quốc gia Trung và Đông Âu. Ba tháng sau đó, Lithuania thông báo rút khỏi cơ chế 17 1 - một cơ chế do Bắc Kinh lập ra nhằm thúc đẩy thương mại và đối thoại giữa Trung Quốc với các nước Trung và Đông Âu.
Theo chuyên gia Pang, việc Trung Quốc phản ứng gay gắt với Lithuania trong tuần này là nhằm "gửi đến thông điệp cho các nước khác nếu theo đuổi thúc đẩy mối quan hệ với Đài Loan giống như Lithuania, họ sẽ phải gánh hậu quả".
Theo ông Zhu, với việc triệu hồi đại sứ thay vì cắt đứt quan hệ ngoại giao, Bắc Kinh muốn "để lại vùng đệm cho các động thái chính trị ở Lithuania, để các chính trị gia Lithuania có thể thảo luận giải pháp trong mối quan hệ với Trung Quốc". "Tuy nhiên, với vấn đề Đài Loan, Trung Quốc sẽ không thỏa hiệp", chuyên gia này nhận định.
Tuy nhiên, theo ông Pang, một câu hỏi đặt ra là liệu "các biện pháp mạnh" của Trung Quốc có hiệu quả không hay sẽ "phản tác dụng" vì cách tiếp cận chính sách đối ngoại chung của EU.
Una Aleksandra Berzina-Cerenkova, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Riga Stradins (Latvia), nhận định Bắc Kinh có thể đang cân nhắc kỹ lưỡng con đường mà các nước khác vùng Baltic như Estonia và Latvia lựa chọn.
Trung Quốc nổi giận vì Lithuania cho Đài Loan lập văn phòng đại diện Trung Quốc đã triệu hồi đại sứ tại Lithuania, đồng thời đề nghị nước này cũng triệu hồi đại sứ tại Bắc Kinh về nước để phản đối việc Lithuania cho phép Đài Loan mở văn phòng đại diện. Đại sứ Trung Quốc tại Lithuania Shen Zhifei (Ảnh: Twitter). "Quyết định đó vi phạm trắng trợn tinh thần của thông cáo chung về...