Nghị lực vượt khó của chàng sinh viên báo chí nghèo, mồ côi
Mồ côi cha, mẹ lại bị bệnh tim, gia đình khốn khó trăm bề nhưng Bùi Văn Phong, chàng sinh viên năm 2 trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng vẫn quyết tâm theo đuổi ước mơ trở thành một nhà báo tương lai.
Vừa học vừa chăm cha bệnh tật
Tình cờ biết đến Bùi Văn Phong trong một chuyến tác nghiệp ở Đà Nẵng, nhìn hình ảnh một cậu sinh viên với nhiệt huyết đam mê nghề báo đang hối hả lao đi trong cơn mưa bão để lấy tin khiến tôi không khỏi cảm phục.
Ấn tượng đầu tiên của tôi về Phong đó là một chàng trai với dáng người nhỏ bé, nước da đen rám nắng cùng khuôn mặt hốc hác vì những đêm thức trắng để đi làm thêm. Nhưng điều mà làm tôi chú ý nhất ở chàng trai trẻ này chính là cậu bạn rất ít nói. Có lẽ vì tuổi thơ đã phải trải qua biết bao nỗi bất hạnh nên trong đôi mắt Phong lúc nào cũng như ẩn chứa nỗi buồn sâu thẳm…
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình bần nông ở mảnh đất khô cằn, nghèo khó nên từ nhỏ Phong đã phải chịu nhiều khổ cực, vất vả. Vì là anh cả trong một gia đình đông con nên lên 10 tuổi Phong đã phải theo cha ra đồng làm ruộng nương…
Chàng sinh viên mồ côi giàu nghị lực Bùi Văn Phong
Cũng chính vì được tận mắt chứng kiến sự khó khăn, cơ cực của việc làm nông nên từ nhỏ ý chí vượt khó để thoát nghèo đã nhóm lên mạnh mẽ trong trái tim cậu học trò nhỏ.
Nhưng có lẽ, cuộc sống sẽ không cơ cực đến vậy nếu như cha Phong không may mất sớm bởi căn bệnh ung thư dạ dày quái ác. Ngày Phong đi thi đại học cũng chính là ngày cha cậu phát hiện căn bệnh ung thư giai đoạn cuối.
Tưởng chừng như nỗi bất hạnh đó sẽ khiến cậu học trò nhỏ phải xếp lại giấc mơ của mình, thế nhưng với tinh thần hiếu học Phong đã có gắng nén lại nỗi đau để tiếp tục theo đuổi đam mê của mình… Ngày Phong đậu đại học cả cái xóm nghèo ấy, ai nấy đều khâm phục tinh thần vượt khó của cậu học trò “nông dân”.
Video đang HOT
Phong từng trải qua những ngày tháng bất hạnh khi cha mất, mẹ bệnh tật
Ngày Phong ra Đà Nẵng nhập học, mẹ phải chạy ngược chạy xuôi vay mượn bà con lối xóm mới được ba trăm nghìn và một bao gạo cho cậu làm hành trang đến giảng đường đại học. Khi chàng sinh viên “hai lúa” này vẫn còn đang bỡ ngỡ trước bao sự khác lạ nơi đất khách quê người thì cậu lại phải một mình chăm sóc người cha đang nằm ở bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng để cho mẹ yên tâm ở quê làm lụng…
Hằng ngày Phong đến giảng đường vào buổi sáng, trưa về lại vội vã đạp xe xuống viện chăm sóc cho cha. Cứ thế gần một năm trời đứa con hiếu thảo ấy đã phải sống trong bệnh viện cùng với người cha bệnh tật, hai cha con sống nhờ đĩa cơm, bát cháo tình thương của những tấm lòng nhân ái.
Trong giờ phút trút hơi thở cuối cùng, cha đã gọi Phong đến bên cạnh, cầm tay cậu thật chặt và căn dặn: “Cho dù sau này cuộc sống có khó khăn, cực khổ đến đâu thì con vẫn phải cố gắng vượt qua tất cả để tiếp tục theo đuổi ước mơ được học hết đại học của mình”.
Quyết tâm chinh phục ước mơ
Tuổi thơ nhọc nhằn và bất hạnh, thế nhưng vẫn không thể khuất phục được ước mơ trở thành nhà báo của chàng sinh viên nghèo mồ côi.
Đau khổ, tuyệt vọng và bế tắc khi người thân yêu nhất của mình đã ra đi mãi mãi, thương đôi vai gầy và trái tim khuyết tật của mẹ không đủ gồng gánh nuôi các con nên nhiều lúc Phong đã có ý định gác lại ước mơ để đi làm. Nhưng rồi nghĩ đến lời cha dặn trước lúc ra đi, Phong đã cố gắng gượng dậy để bước tiếp.
Giờ đây, trên giảng đường đại học, hằng ngày, ngoài những giờ đến lớp, Phong lại tranh thủ đi làm thêm nhiều việc từ dạy gia sư đến giữ xe quán cafe, phát tờ rơi… để tự trang trải việc học tập và còn gởi về quê phụ mẹ, và ông nội thuốc thang, nuôi hai đứa em học hành.
Công việc làm thêm tuy có bận rộn, vất vả nhưng Phong chưa bao giờ lơ là việc học hành của mình. Bởi cậu biết rằng, học chính là con đường duy nhất giúp ngẩng cao đầu và thực hiện được tâm nguyện cuối cùng của cha trước lúc đi xa.
Khi chúng tôi hỏi về dự định cho tương lai của mình, với một nụ cười lạc quan, đầy hy vọng Phong nói: “Mình sẽ cố gắng vừa học vừa làm để tự trang trải được cuộc sống nơi thành thị đắt đỏ này. Bây giờ, mình chỉ mong sao nhanh được ra trường, có việc làm ổn định để mẹ đỡ bớt gánh nặng và lo cho hai đứa em nhỏ ăn học đến nơi đến chốn”.
Dẫu biết rằng con đường phía trước của Phong sẽ có rất nhiều những chông gai thử thách cần phải vượt qua. Nhưng nhìn tinh thần hiếu học và nhiệt huyết đam mê đang tràn ngập trong ánh mắt của Phong thì chúng tôi tin rằng cậu bạn sẽ thực hiện được ước mơ của mình vào một ngày không xa.
Theo VNE
Nghị lực của cậu học trò mồ côi nơi vùng biên
Mồ côi bố mẹ từ khi còn nhỏ, cuộc sống vốn khó khăn vất vả, nhưng với nghị lực vượt khó, em Hơ Văn Pó (sinh năm 1996, học sinh lớp 12B, Trường THPT Mường Lát, Thanh Hóa) không quản ngại khó khăn vất vả, sống tự lập một mình trên hành trình tìm con chữ.
Lần đầu gặp cậu học sinh nơi vùng biên, ấn tượng đầu tiên của tôi về Pó là dáng người cao gầy, trò chuyện hơi nhút nhát. Sau những phút làm quen, Pó mới trò chuyện cởi mở hơn.
Pó là con út trong gia đình có 5 anh chị em. Ở huyện vùng biên Mường Lát (Thanh Hóa), cuộc sống của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn, nhà Pó cũng vậy, nằm ở mãi bản Cơm, xã Pù Nhi, cuộc sống quanh năm chủ yếu chỉ dựa vào cây ngô, cây sắn.
Nhà Pó có 5 anh chị em, nhưng không anh chị nào được đi học, phần vì gia đình quá nghèo, phần vì nếu các anh chị đi học thì sẽ không có ai đi làm nương, làm rẫy. Riêng Pó là con út, nên các anh các chị xin cho bố mẹ cho Pó được đi học, kiếm con chữ về còn mở mang với bản với làng.
Năm lên 9 tuổi, mẹ Pó bị bệnh qua đời, chẳng lâu sau đó, năm 2009, bố em cũng rời bỏ anh em Pó mà đi. Hiện các anh chị đã lập gia đình, Pó về ở cùng với anh trai thứ 2. Thương em út còn nhỏ đã mồ côi, lại thích đi học, nên các anh em trong gia đình, mặc dù nghèo khó những vẫn cố gắng lo cho Pó đi học tiếp.
Năm vào cấp 3, để được đến trường, Pó phải đi bộ hơn 17km, thấy trường mới xây dựng chỗ nội trú, nên Pó xin vào ở. Ý thức được bản thân phải cố gắng học hành, cũng như tự lập trong cuộc sống nên Pó luôn gắng hết sức mình.
Nhà anh trai thứ 2 của Pó, có một cậu con trai cũng bằng tuổi Pó, lúc xuống học cấp 3, hai chú cháu Pó đều đi học, nhưng sau đấy vì điều kiện không cho phép, nên phải bỏ học ở nhà làm nương rẫy. Thấy gia đình anh chị khó khăn, Pó cũng có ý định bỏ học về quê làm nương giúp anh chị, nhưng anh chị nhất quyết không cho Pó bỏ học, bảo phải cố gắng học hành thật tốt.
Xuống học ở trường cấp 3, vì xa nhà, điều kiện khó khăn, mỗi tuần Pó thường về nhà một lần, mỗi lần em mang 12 bát gạo theo, một ít măng khô, cùng với vài ba chục nghìn đồng. Không phụ lòng của anh chị em trong nhà, từ khi học cấp 2 cho đến cấp 3, năm nào Pó cũng đạt học sinh tiến tiến xuất sắc của trường.
Em Hơ Văn Pó bên góc học tập.
Để có thêm tiền sinh hoạt và mua đồ dùng học tập, cứ mỗi khi xuống trường, một buổi đi học, một buổi Pó lại tranh thủ xin đi làm thuê. Lúc thì Pó xin đi xúc cát cho xe tải, mỗi một buổi như vậy cũng được khoảng 40 nghìn đồng. Nếu không có ai xe chở cát, Pó lại lên rừng kiếm củi về bán hoặc đi làm thuê cho nhà thu mua phế liệu.
Có những hôm, đang kiếm củi trên rừng trời mưa to như trút nước, một mình em trong khu rừng tối om, nhưng vẫn cố gắng xuống núi để mang củi đi bán lấy tiền mua đồ ăn.
Pó cho biết: "Hôm trước đi làm thuê, góp mãi mua được cái máy tính casio với một bạn nữa đóng chung tiền mua sách học. Nếu không đi làm thì không có tiền mua sách vở. Nhà anh chị khó khăn lắm, phải đi làm thuê mới có tiền".
Bữa cơm của cậu học trò nghèo, cũng như bao đám bạn học chung trường, sang nhất chỉ là bữa cơm có tý nước mắm, một ít măng rừng, nếu hôm nào nước sông Mã xuống cạn thì đi nhặt ít rêu về đồ lên ăn.
Khi được hỏi về ước mơ sau này, Pó cho biết, nếu thi vào đại học, thì em sẽ thi vào Học viện An ninh hoặc Hải quân, chứ nếu thi vào các trường khác thì nhà em sẽ không có điều kiện kinh tế để nuôi em ăn học.
Trong các môn học thì Pó học được các môn về khối A nhất. Muốn đi thi ĐH là một chuyện, nhưng em cũng đang trăn trở suy nghĩ sẽ lấy đâu ra kinh phí đi thi. Những ngày đầu năm học mới, chưa phải học thêm, nên Pó tranh thủ đi kiếm thêm việc làm, ai thuê gì em cũng làm, miễn là có tiền để em tích góp, dành dụm thực hiện ước mơ sau này.
Đức Văn
Theo dân trí
Gặp lại thí sinh bán chó đi thi Trần Thị Gương, thí sinh phải bán môt con chó đê có 300.000 đồng làm lộ phí đi thi đại học năm nào, giờ đã là sinh viên năm 3. Mới đây, dù kêt quả học tâp khá tôt, Gương vân phải tạm dừng viêc học vì nhiêu khó khăn. Nụ cười hiếm hoi của sinh viên Trần Thị Gương. Gặp lại Trân...