Nghị lực của nữ sinh lớp 9 Siu H’Bắc “hạt giống” điền kinh tiêu biểu
Mồ côi mẹ từ nhỏ, bố đi lấy vợ mới, em Siu H’Bắc (học sinh lớp 9 trường Trung học cơ sở Nguyễn Chí Thanh, xã Ia H’Lốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) phải đi bắt cua mỗi buổi trưa rảnh. Cuộc sống khó khăn nhưng cô học trò người dân tộc Ja Rai Siu H’Bắc quyết tâm vượt qua để trở thành vận động viên điền kinh chuyên nghiệp.
Em Siu H’Bắc đang sống ở làng Tel (xã Ia H’Lốp) với bà ngoại và em trai Siu Nam (lớp 6, cùng trường với H’Bắc). Làng Tel cách thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai) hơn 50km. Gần trưa, tôi may mắn gặp người chỉ đường nhiệt tình, đó là anh Kpui Phích (31 tuổi, làng Tel). “Giờ này H’Bắc và em nó không có nhà đâu. Chỉ có bà ngoại của nó thôi. Bà ấy lại không biết nói tiếng phổ thông. Thôi !, để tôi dẫn anh đến rồi làm phiên dịch luôn”- Anh Phích nói.
Bằng khen của Siu H’Bắc về điền kinh
Bà Siu Hiak (bà ngoại của em Siu H’Bắc) năm nay đã 63 tuổi. Bà kể: Mẹ của H’Bắc mất khi nó đang học lớp 3. Một năm sau bố của hai đứa đi lấy vợ mới. Theo phong tục của người Ja Rai, chồng phải theo vợ. Cách đây 4 năm tôi còn sức đi làm thuê, bây giờ bị đau lưng không làm cỏ được, phải ở nhà. Thấy vậy, người dân làng Tel cho gạo, quần áo, sách vở để H’Bắc và Nam đến trường. Xe đạp thì được một người tốt bụng từ thành phố Pleiku tặng.
Gần 12h trưa, em H’Bắc gồng mình chở em trai Siu Nam về nhà trên chiếc xe đạp cũ. Bữa trưa tuy đạm bạc nhưng đầy những tiếng cười, lời động viên nhau vượt qua khó khăn.
Video đang HOT
Em Siu H’Bắc là lao động chính trong gia đình
Trong ngôi nhà nhỏ không tivi, quật điện, em H’Bắc chia sẻ, 6 giờ đạp xe chở em trai đến trường. Vất vả, em tranh thủ đi bắt cua, cá ở những đồng ruộng quanh làng để làm thức ăn. Thời gian đầu rất mệt, lên lớp học ngủ gật bị cô giáo la, giờ thì đã thành thói quen rồi anh à – Em H’Bắc chia sẻ.
Năm học lớp 6, thầy giáo thể dục phát hiện H’Bắc có năng khiếu chạy điền kinh. H’Bắc liên tục dành giải nhất ở những cuộc thi cấp xã, rồi huyện và tỉnh. Vậy là cô học trò người Ja Rai có thêm động lực tới trường. “Em rất thích chạy. Dù còn nhiều khó khăn nhưng em sẽ cố gắng vượt qua để thực hiện ước mơ của mình là trở thành vận động viên điền kinh chuyên nghiệp” – Em H’Bắc quyết tâm.
Em Siu H’Bắc
Ông Nguyễn Văn Đương – Chủ tịch UBND xã Ia H’Lốp cho biết, làng Tel có 137 hộ dân với hơn 600 người, tất cả đều là người dân tộc Ja Rai. Hoàn cảnh của 3 bà cháu H’Bắc thuộc diện khó khăn nhất. Riêng em H’Bắc là “hạt giống” điền kinh tiêu biểu nhất của xã, bất kỳ giải nào em cũng tham gia, đa phần dành giải nhất. Tôi thường xuyên liên lạc với thầy hiệu trưởng của trường Trung học cơ sở Nguyễn Chí Thanh nên biết học lực của hai em H’Bắc và Nam đều thuộc diện khá. Sắp tới, xã sẽ tiếp tục vận động các tổ chức xã hội quan tậm, hỗ trợ mọi điều kiện để các em yên tâm đến trường.
Theo baodansinh
Yêu cầu làm rõ vụ "khai tử" nhầm 48 người đang sống
Báo Thanh tra ngày 28/11/2019 có bài "Gia Lai: Nhân viên y tế "khai tử" nhầm 48 người đang sống", phản ánh việc sau khi kiểm tra thì Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Gia Lai phát hiện có tới 48 trường hợp khai tử "nhầm".
Sau khi Báo đăng, BHXH tỉnh Gia Lai đã có Văn bản số 1187/BHXH-GĐBHYT yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh và BHXH các huyện, thị, thành phố trên địa bàn phải giải trình vụ việc "khai tử" nhầm 48 trường hợp này.
Văn bản số 1187/BHXH-GĐBHYT ngày 28/11/2019. Ảnh: Khuất Nguyên
Tại Văn bản số 1187/BHXH-GĐBHYT nêu rõ: BHXH tỉnh Gia Lai yêu cầu các BHXH huyện, thị, thành phố phải phối hợp với cơ quan quản lý thường xuyên thực hiện báo giảm người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) đã tử vong. Đặc biệt, các cơ sở y tế phải cùng với chính quyền địa phương xác minh tại nơi cư trú hoặc nơi công tác của 48 trường hợp mà cơ sở y tế kích nhầm tình trạng "ra viện" là "tử vong" ở các xã, phường, thị trấn, đơn vị do BHXH huyện, thị, thành phố quản lý. Cùng với đó, các đơn vị BHXH ở các địa phương phải giải trình việc xảy ra tình trạng trên về BHXH tỉnh trước ngày 20/12/2019.
Trước đó, ngày 21/11, Sở Y tế Gia Lai đã có Báo cáo số 408/BC-SYT gửi lên Bộ Y tế về sự việc trên. Cụ thể, qua kiểm tra, xác minh thông tin của các đơn vị liên quan có tới 48 trường hợp đang sống nhưng trong quá trình thao tác khám, chữa bệnh đã kích nhầm là bệnh nhân đã "tử vong" trên hệ thống dữ liệu điện tử phục vụ quản lý khám, chữa bệnh BHYT.
Tại huyện Chư Sê có 4 trường hợp trên hệ thống dữ liệu điện tử ghi là "tử vong" nhưng vẫn phát sinh chi phí khám, chữa bệnh BHYT. Qua xác minh, 3 trường hợp trong số đó vẫn đang sinh sống tại các địa phương. Tại huyện Đắk Pơ cũng có 9 trường hợp hiện vẫn đang còn sống, nhưng trên hệ thống dữ liệu điện tử ghi là đã "tử vong". Tại TP Pleiku có 4 trường hợp được ghi "tử vong", nhưng vẫn phát sinh chi phí cấp thuốc và khám, chữa bệnh... Nguyên nhân được các đơn vị liên quan xác minh là trong quá trình thao tác đã kích nhầm trình trạng "tử vong".
Hiện, vụ việc trên đang được Sở Y tế tỉnh Gia Lai xin ý kiến chỉ đạo từ BHXH Việt Nam nhằm thực hiện chính sách BHYT. Sở Y tế Gia Lai cũng đã yêu cầu BHXH tỉnh Gia Lai cần phải chấn chỉnh công tác cập nhật dữ liệu trên phần mềm hệ thống dữ liệu điện tử phục vụ quản lý khám, chữa bệnh BHYT trong quá trình giải quyết chế độ tại BHXH các huyện, thị xã, thành phố, không để xảy ra những trường hợp tương tự.
Khuất Nguyên
Theo Thanhtra
Phát hiện một vụ vận chuyển 20 kg vảy tê tê đi tiêu thụ Ngày 03 - 12, trạm CSGT Krông Búk, thuộc phòng CSGT công an tỉnh Đắk Lắk đã bàn giao một vụ mua bán, vận chuyển vảy tê tê cho CATP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk tiếp tục điều tra mở rộng. Trước đó, vào khoảng 17h ngày 02 -12, tại km 1765 đường Hồ Chí Minh đoạn qua thôn 4, xã Hoà...