Nghị lực của cậu học trò kém may mắn
Kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa khép lại, cũng là lúc các thí sinh đang mong đợi kết quả của kỳ thi để tiến tới gần hơn với ước mơ của mình. Tuy nhiên căn bệnh quái ác viêm đa thể thần kinh mãn tính đã khiến ước mơ của em Nguyễn Tuấn Khánh càng trở nên xa vời.
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, tại điểm thi trường THPT Lương Thế Vinh (thị xã Đức Phổ) mọi người không khỏi xúc động trước hình ảnh người cha cõng trên mình đứa con ốm yếu, gầy gò, bị teo tay, chân đến dự thi. Được biết, học sinh đó là em Nguyễn Tuấn Khánh, ngụ tại tổ dân phố 4, phường Nguyễn Nghiêm (thị xã Đức Phổ).
Đang ở ngưỡng cửa đẹp nhất của đời người, với biết bao đam mê, hoài bão, nhưng căn bệnh hiếm gặp bất ngờ ập đến với em Nguyễn Tuấn Khánh vào đầu học kỳ 2 của lớp 12. Căn bệnh đến với Khánh đúng vào thời điểm nước rút để em chuẩn bị cho một kỳ thi quan trọng nhất.
Gia đình Khánh cho biết, ban đầu em bị đau xương khớp mua thuốc uống nhưng không hết. Gia đình đã đưa em đến nhiều bệnh viện khám cũng không có kết quả. Sau đó, gia đình quyết định đưa em vàoTPHCM khám thì phát hiện em bị bệnh viêm đa thể thần kinh mãn tính, một căn bệnh rất hiếm gặp.
Dù mắc phải căn bệnh quái ác nhưng Khánh và gia đình vẫn cố gắng lạc quan để giúp em thực hiện giấc mơ đại học.
Thời gian đầu mới phát bệnh, gia đình tưởng chừng như em không qua khỏi vì Khánh không thể ăn được bất cứ thứ gì, kể cả uống sữa. Chỉ trong vòng nửa tháng em giảm từ hơn 50kg xuống chỉ còn 23kg .
Tưởng chừng việc học sẽ phải gác lại để chiến đấu với căn bệnh quái ác kia vì cơ thể của em rất yếu. Nhưng tinh thần hiếu học của Khánh đã khiến gia đình không khỏi bất ngờ khi em quyết định trở lại lớp học để tiếp tục cho việc học dang dở và chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT.
Mẹ Khánh- cô Nguyễn Thị Kim Bài xúc động: “Kể từ khi bị bệnh, Khánh không tự sinh hoạt và đi lại được nên không đến lớp học nữa. Gia đình chỉ tập trung chữa bệnh cho Khánh nên nghĩ nếu được sẽ cho em đi học lại vào năm sau. Tuy nhiên, Khánh nhắn tin xin cô giáo chủ nhiệm và thuyết phục vợ chồng tôi cho em đi học lại để kịp tham gia kỳ thi tốt nghiệp. Thương con, vợ chồng tôi phải sắp xếp thời gian thay nhau vừa chở Khánh đến trường, vừa đi làm để kiếm tiền trang trải”.
Cứ thế, hàng ngày cha mẹ Khánh phải thức dậy từ sớm để chuẩn mọi thứ chở em đi học. Cô giáo chủ nhiệm thấy cha mẹ Khánh cõng em lên lớp vất vả nên đã đề xuất với nhà trường chuyển lớp học của Khánh từ lầu 3 xuống lầu 1.
Video đang HOT
Trong 2 ngày của kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra, cha Khánh phải gác hết công việc để chở em đến điểm thi từ sớm, cõng em lên đến lầu 3 đợi em thi xong rồi cõng về. Hình ảnh này khiến nhiều người chứng kiến không khỏi xót xa.
“Người ta hỏi tôi Khánh nó bệnh vậy sao còn đưa em đi thi, tôi chỉ biết khóc. Vì ước muốn của Khánh là nhất định phải được tốt nghiệp THPT. Thương con nên vợ chồng tôi cố gắng cho Khánh có cái bằng tốt nghiệp như bạn bè để nó vui”- cha Khánh rưng rưng.
Bao nhiêu khó khăn, đau đớn của căn bệnh quái ác hiếm gặp cũng không ngăn cản được tinh thần hiếu học của Khánh. Khi được hỏi mong muốn hiện tại của em là gì, Khánh chia sẻ: “Hiện tại em mong muốn mình nhanh chóng khỏi bệnh để tiếp tục học đại học. Em ước mơ được trở thành một kỹ thuật cơ khí nhưng hiện tại căn bệnh và điều kiện gia đình không cho phép em thực hiện điều đó nữa”.
Cha Khánh cho biết nếu em vào được đại học và sức khỏe của Khánh ổn định hơn, ông sẽ vào thành phố cùng Khánh để làm thuê và tiếp tục cõng em đi học, thực hiện được ước mơ của mình.
Tâm sự của thí sinh Quảng Nam: "Lùi lịch thi, chúng em mệt mỏi lắm"
"Tuy ở vùng dịch nhưng em và các bạn đều rất muốn đi thi. Lùi lịch thi, người thức đêm ôn bài tiếp vẫn là chúng em, mệt mỏi lắm".
Đó là chia sẻ của Quỳnh Chi, một học sinh lớp 12, Trường THPT Lương Thế Vinh, Điện Bàn, Quảng Nam, nơi có dịch diễn biến phức tạp.
Ảnh minh họa
Ưu tiên sức khỏe lên hàng đầu
Như hàng nghìn thí sinh khác, Quỳnh Chi đã có hơn 1 năm học tập, ôn thi. Đặt mục tiêu đỗ đại học nên Chi bắt đầu học từ sớm. "Em bắt đầu lao đầu vào học từ tháng 6 năm ngoái, tính ra phải cày tới 15-16 tháng lận".
"Tuy ở vùng dịch nhưng em và các bạn đều rất muốn đi thi. Lùi lịch thi, người thức đêm ôn bài tiếp vẫn là chúng em, mệt mỏi lắm", Quỳnh Chi tâm sự.
Theo nữ sinh, nếu địa phương không có dịch, em sẵn sàng thi ngay trong đợt thi tới đây, từ 8-10/8. "Nhưng sức khỏe được ưu tiên hàng đầu nên em đồng ý thi đợt sau khi dịch đã được kiểm soát tốt hoặc không còn. Em chỉ mong mọi người hiểu cho chúng em, chúng em đâu muốn địa phương em có dịch cơ chứ?", Quỳnh Chi nói.
Quỳnh Chi cho biết, em rất bình tĩnh, không quá lo lắng vì dịch hay phải thi sau vì đã ôn tập kỹ lưỡng, lại tuân thủ nghiêm túc quy định giãn cách, chủ yếu ở nhà.
Điều duy nhất khiến Chi tiếc nuối là bản thân có nhiều dự định sau khi thi xong, như đi học ngoại ngữ, học tiếng Anh, tiếng Trung. "Vậy mà dịch đến, phải giãn cách, lại tiếp tục ôn thi,...".
Muốn đi thi cũng là tâm trạng của nhiều thí sinh. Khánh Ly, lớp 12 Trường THPT Can Lộc, Hà Tĩnh cho biết, em muốn thi vào Trường Đại học Du lịch và lữ hành.
Theo Ly, tuy chuẩn bị chưa thật tốt nhưng em muốn thi như bình thường vì nếu chỉ tuyển sinh bằng xét học bạ thì sẽ không công bằng.
Về việc thi thành nhiều đợt, Khánh Ly chia sẻ: "Bây giờ là lúc chống dịch, Nhà nước cùng nhân dân chung tay chống dịch, chúng ta cũng phải góp phần vào việc này. Các bạn ở Đà Nẵng, Quảng Nam,... chắc không ai muốn có dịch để phải lùi thi. Hơn nữa, ôn tập được nhiều hay không thì còn tùy thuộc vào người học hay không chứ không hẳn nhiều hay ít thời gian hơn".
Không nên để các bạn thiệt thòi
Minh Hiếu, lớp 12 Trường THPT Ngọc Hồi, Hà Nội nhìn nhận, dù dịch bệnh nhưng mọi thứ vẫn phải được diễn ra, và có sự kiểm soát.
"Giáo dục quan trọng với đất nước. Việc thi cử cũng rất quan trọng đối với cả một lứa học sinh, không thể nghĩ đến việc dừng kỳ thi được. Những bạn chỉ thi để tốt nghiệp thì không sao, nhưng sẽ là rất ức chế đối với những bạn dùng kết quả thi THPT vào mục đích xét tuyển đại học, như em", Minh Hiếu bày tỏ.
Trăn trở vì phải tiếp nhận quá nhiều thông tin trái chiều trên mạng xã hội và báo chí về kỳ thi, Hiếu mong muốn: "Năm nay, chúng em đủ mệt rồi, còn có 4 ngày nữa, chúng em rất cần yên ổn để tập trung ôn luyện và thi cử cho tốt".
Đặt nguyện vọng 1 vào Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hiếu cho biết, em đã sẵn sàng cho kỳ thi sắp tới.
Mong muốn kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra bình thường, nam sinh này đánh giá, những vùng có dịch cần nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn cho thí sinh như đeo khẩu trang, ngồi giãn cách, lực lượng y tế túc trực thường xuyên trong 2 ngày thi,...
Về phía các trường đại học, Minh Hiếu cho rằng, đa phần các trường đều có chỉ tiêu đáng kể cho phương thức xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT. Nếu dừng thi, buộc các trường phải tìm ra một phương án khác để tuyển sinh trong một thời gian ngắn.
"Em nghĩ điều này là không thể. Chẳng hạn các trường có phương án mới, học sinh vẫn sẽ phải đi thi, thậm chí di chuyển nhiều nơi hơn. Vậy khác với việc dừng thi chỗ nào?", Hiếu băn khoăn.
Đăng Kiều, lớp 12 Trường THPT Yên Khánh A, Ninh Bình cũng mong muốn thi như kế hoạch vì việc hoãn gây mệt mỏi và dễ loãng kiến thức.
"Em có nguyện vọng thi vào trường sĩ quan. Em cũng khá sẵn sàng rồi. Việc thi thành nhiều đợt, có thể thông cảm cho nơi có dịch chứ không có gì bất công, vì sau hay trước, thì em nghĩ Bộ sẽ không để ai thiệt thòi", Kiều chia sẻ.
Đó cũng là quan điểm của Trúc, lớp 12, Trường THPT Lý Tự Trọng, Hà Tĩnh, với nguyện vọng thi vào Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐH QG TP HCM.
Trúc cho biết: "Cá nhân em muốn thi vì như vậy mới có thể thấy được năng lực của mỗi bạn và đảm bảo các bạn có cơ hội vào trường đại học mình mong muốn. Việc các bạn ở vùng dịch thi sau không có gì là bất công cả vì hiện các bạn có quá nhiều nỗi lo rồi".
TP.HCM: Điểm chuẩn chuyên Toán, Văn, Anh đều tăng Điểm đầu vào lớp 10 chuyên Toán, Văn, Anh ở các trường THPT chuyên và THPT có lớp chuyên đều tăng so với năm trước. Thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại điểm thi chuyên trường THPT Lương Thế Vinh, quận 1. Ảnh: NQ Sáng 28-7, Sở GD&ĐT TP.HCM công bố điểm chuẩn vào lớp 10 chuyên và tích...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Không thể nhận ra Triệu Lệ Dĩnh hiện tại, nhan sắc chưa bao giờ sốc đến thế
Hậu trường phim
23:26:38 05/05/2025
"Người miền núi chất" mới làm răng sứ, còn diện vest đen như "tổng tài" - màn lột xác ngoạn mục chưa từng thấy của Quán quân Rap Việt
Nhạc việt
23:23:56 05/05/2025
Nghệ sĩ sở hữu biệt phủ 100 tỷ ở Đồng Nai, resort 10.000 m2 ở Di Linh: "Bị soi quá thì tôi trốn"
Sao việt
23:20:44 05/05/2025
Hà Giang lọt top 10 điểm đến đẹp nhất thế giới
Du lịch
22:33:00 05/05/2025
Tom Cruise và Ana de Armas dành thời gian bên nhau
Sao âu mỹ
22:27:21 05/05/2025
Sỹ Luân thay đổi ra sao sau vụ tai nạn kinh hoàng?
Tv show
22:24:57 05/05/2025
Khâu Thục Trinh: Được khao khát nhất Cbiz, 1 idol Kpop mê, Thư Kỳ hại giải nghệ?
Sao châu á
22:14:15 05/05/2025
Loạt bom tấn ngoại đổ bộ rạp Việt tháng 5
Phim âu mỹ
22:07:00 05/05/2025
Phản hồi của Điện Kremlin về khả năng Nga - Mỹ gặp thượng đỉnh
Thế giới
22:04:08 05/05/2025
Đại uý Lào nói tiếng Việt "như gió", vlog tường thuật diễu binh hút 6 triệu view
Netizen
21:33:49 05/05/2025