Nghỉ hè trước, kiểm tra học kỳ sau, ổn không?
Trong khi nhiều tỉnh thành cho học sinh thi học kỳ xong hoặc thi trực tuyến mới nghỉ hè, thì Sở GD-ĐT Hà Nội cho học sinh nghỉ hè từ ngày 15-5 và chưa kiểm tra cuối học kỳ 2.
Học sinh Trường phổ thông liên cấp Wellspring (Hà Nội) học trực tuyến tại nhà để phòng dịch COVID-19 – Ảnh: TH.THỦY
Quyết định này có ý kiến ủng hộ, nhưng nhiều người cũng băn khoăn.
Kiểm tra khi học sinh trở lại trường
Theo đó, Sở GD-ĐT cho phép học sinh các cấp nghỉ hè từ ngày 15-5 (sớm hơn kế hoạch 14 ngày). Nhiệm vụ năm học còn lại sẽ thực hiện sau khi tình hình dịch bệnh ổn định, học sinh trở lại trường học. Các trường chưa kịp tổ chức kiểm tra cuối học kỳ 2 sẽ không kiểm tra bằng hình thức trực tuyến.
Các trường sẽ tổ chức ôn tập, kiểm tra, đánh giá bù bằng hình thức trực tiếp tại trường sau khi tình hình dịch bệnh được đẩy lùi, học sinh có thể trở lại trường. Thời gian thực hiện việc ôn tập, kiểm tra định kỳ bù sẽ đúng bằng thời gian học sinh được nghỉ sớm, tức 14 ngày.
Ủng hộ quyết định này, ông Nguyễn Xuân Khang – hiệu trưởng Trường tiểu học, THCS&THPT Marie Curie (Hà Nội) – cho rằng kiểm tra trực tuyến không đảm bảo khách quan, chính xác, công bằng; để đảm bảo được ba tiêu chí đó, chỉ có thể thực hiện kiểm tra bằng hình thức trực tiếp.
“Ngay bây giờ sẽ khó để học sinh đến trường làm bài kiểm tra, trong khi kiểm tra trực tuyến không đảm bảo. Vì thế, tôi ủng hộ quyết định của Hà Nội là cho học sinh nghỉ hè sớm. Khi dịch bệnh đã kiểm soát được, học sinh có thể quay lại trường an toàn thì dành thời gian để học sinh ôn tập lại kiến thức và kiểm tra bù tại trường” – ông Nguyễn Xuân Khang nói.
Nhiều băn khoăn
Trên trang thông tin của Trường THCS&THPT Nguyễn Siêu (Hà Nội) ngày 13-5 đã thông báo cho phụ huynh quyết định của Sở GD-ĐT Hà Nội. Theo trường này, khi học sinh tạm dừng đến trường đã chuẩn bị ngay phương án kiểm tra trực tuyến. Đến nay, trường đã đảm bảo về CNTT, các giải pháp đảm bảo khách quan, công bằng trong quá trình kiểm tra.
Video đang HOT
Trước quy định mới của Hà Nội, lãnh đạo trường thông báo cho phụ huynh hai phương án. Phương án 1 là tiếp tục dạy học trực tuyến để hoàn thành chương trình và kiểm tra cuối học kỳ trực tuyến như đã chuẩn bị (nếu trường xin phép và được Sở GD-ĐT đồng ý). Phương án 2: nếu không được chấp thuận đề xuất thì sẽ thực hiện như chỉ đạo.
Ngoài ra, lãnh đạo trường này cũng cho biết khó khăn nữa là chương trình quốc tế Cambrige của trường cũng có kế hoạch hoàn thành, hồ sơ báo cáo học tập của học sinh trước khi giáo viên nước ngoài kết thúc hợp đồng vào ngày 31-5. Nên nếu không kiểm tra trực tuyến sẽ khó khăn cho trường và học sinh. Những trường tư thực hiện các chương trình quốc tế cũng đang gặp khó khăn như Trường Nguyễn Siêu.
Nhiều tỉnh kiểm tra xong mới nghỉ
Trong khi đó, nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ hè sớm nhưng thi xong mới nghỉ. Chẳng hạn, Thanh Hóa cho các trường tùy tình hình thực tế cho học sinh kiểm tra học kỳ trực tuyến hoặc trực tiếp, hoặc kết hợp cả hai. Sau khi hoàn thành kiểm tra, các trường cho học sinh nghỉ học. Việc kiểm tra, đánh giá cuối năm hoàn thành trước ngày 15-5.
Nam Định cho học sinh nghỉ hè từ 10-5. Tuy nhiên, dự phòng tình huống dịch bệnh bùng phát nên trước đó các trường đã tổ chức kiểm tra học kỳ.
Nghệ An cũng đang tính toán cho học sinh các cấp nghỉ hè từ ngày 17-5, sớm hơn 1 tuần so với dự kiến. Tuy nhiên, tỉnh này yêu cầu các trường tổ chức cho học sinh kiểm tra học kỳ 2 xong mới nghỉ, kết thúc năm học.
Tại Vĩnh Phúc, các trường không đủ điều kiện kiểm tra trực tuyến sẽ được hướng dẫn lựa chọn hình thức kiểm tra qua dự án học tập, vấn đáp qua điện thoại…
Phụ huynh lo lắng
Số phụ huynh lo lắng, băn khoăn nhiều hơn phụ huynh ủng hộ quyết định của Sở GD-ĐT Hà Nội trên các diễn đàn phụ huynh, nhóm lớp. Đa số lo lắng con chưa học hết chương trình đã nghỉ. “Nghỉ hè sớm, rồi trở lại trường kiểm tra sau, các con sẽ quên hết kiến thức thì kiểm tra thế nào?” – chị Hồng Nga, một phụ huynh có con học Trường tiểu học Nghĩa Tân (Hà Nội), băn khoăn.
Học sinh Hà Nội nghỉ và chưa kiểm tra học kỳ 2: 'Để lâu quên bài làm sao thi?'
Sau khi Sở GD-ĐT Hà Nội thông báo cho học sinh nghỉ hè từ ngày 15-5 và chưa kiểm tra cuối học kỳ 2, có ý kiến ủng hộ nhưng cũng nhiều người băn khoăn, lo con em nghỉ lâu quên hết bài học và mong sở cho kiểm tra trực tuyến.
Kiểm tra, thậm chí chấm bài ngay qua phần mềm dạy học trực tuyến đang được một số giáo viên thực hiện, nhưng việc kiểm tra định kỳ trực tuyến vẫn chưa đem lại sự tin tưởng về sự khách quan, công bằng - Ảnh: VĨNH HÀ
Một trong các trường mong muốn được kiểm tra trực tuyến là Trường THCS & THPT Nguyễn Siêu. Trên trang thông tin của mình ngày 13-5, trường cho biết đã chuẩn bị phương án kiểm tra trực tuyến với sự hỗ trợ nhiệt tình của cha mẹ học sinh.
Tính tới thời điểm hiện tại, trường đã đảm bảo đủ điều kiện về công nghệ thông tin, các giải pháp đảm bảo khách quan, công bằng trong quá trình kiểm tra theo đúng tinh thần quy định của Bộ GD-ĐT.
Ngoài ra, bộ phận thực hiện chương trình quốc tế Cambrige của trường cũng mong hoàn thành chương trình và hồ sơ báo cáo học tập của học sinh trước khi giáo viên nước ngoài kết thúc hợp đồng vào ngày 31-5. Nếu không được kiểm tra trực tuyến sẽ khó khăn cho nhà trường và học sinh.
Ngoài trường Nguyễn Siêu, nhiều trường tư có đào tạo chương trình quốc tế cũng đang gặp khó khăn tương tự và mong muốn được tổ chức kiểm tra trực tuyến.
Trên thực tế, một số trường thực hiện theo mô hình tự chủ ở Hà Nội đã chủ động cho học sinh kiểm tra học kỳ 2 xong, trong đó có những môn kiểm tra trực tuyến.
Một trong các lý do không cho học sinh kiểm tra cuối kỳ bằng hình thức trực tuyến, theo Sở GD-ĐT, là "một số nhà trường chưa đảm bảo hạ tầng công nghệ thông tin, các điều kiện để có thể thực hiện việc kiểm tra trực tuyến khách quan, trung thực".
Để đảm bảo công bằng, khách quan khi kiểm tra trực tuyến, ngoài các giải pháp về kỹ thuật như theo dõi học sinh qua camera, kết hợp với cha mẹ học sinh kiểm soát..., một số trường đã ra đề thi hạn chế câu hỏi thuộc lòng để học sinh phải tư duy, hoặc giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh thực hiện yêu cầu theo hình thức dự án học tập.
Trong khi đó, ông Nguyễn Xuân Khang, hiệu trưởng Trường tiểu học, THCS & THPT Marie Cure (Hà Nội), lại cho rằng kiểm tra trực tuyến không thể đảm bảo khách quan, chính xác, công bằng.
"Tôi ủng hộ quyết định của Hà Nội là cho học sinh nghỉ hè sớm và khi dịch bệnh đã kiểm soát được, học sinh có thể quay lại trường, ôn tập lại kiến thức và kiểm tra bù tại trường" - ông Khang chia sẻ.
Về phía phụ huynh, một số người có con học tiểu học cho biết trẻ chưa quen với việc học trực tuyến, nếu phải làm bài kiểm tra trực tuyến thì con sẽ bỡ ngỡ và chắc chắn cần bố mẹ hỗ trợ.
Nhưng nhiều phụ huynh cũng lo lắng nếu không kiểm tra sớm, trẻ sẽ quên hết bài vở đã học. "Nghỉ hè sớm, rồi trở lại trường kiểm tra sau, các con sẽ quên hết kiến thức thì kiểm tra thế nào?", chị Hồng Nga, có con học Trường tiểu học Nghĩa Tân (Hà Nội), băn khoăn.
Cũng có người cho rằng việc treo trước mặt một "món nợ" kiểm tra khiến trẻ con Hà Nội năm nay sẽ không có kỳ nghỉ hè trọn vẹn. Việc chưa biết lúc nào "trở lại trường" cũng khiến nhiều phụ huynh bị động, xáo trộn kế hoạch riêng...
Học sinh Tiền Giang học trực tuyến từ ngày 17-5
Học sinh được đo thân nhiệt trước khi vào lớp học - Ảnh: HOÀI THƯƠNG
Chiều 14-5, ông Lê Quang Trí - giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Tiền Giang - cho biết UBND tỉnh đã có văn bản cho phép học sinh không học tập trung tại trường từ ngày 17-5 (trừ lớp 9 và lớp 12), đồng thời chuyển sang học trực tuyến nhằm đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID-19.
Cụ thể, tất cả các cơ sở giáo dục mầm non kết thúc và tổng kết năm học trong ngày 16-5.
Đối với lớp 9 và lớp 12, tiếp tục thực hiện việc dạy trực tiếp tại trường kết hợp học trực tuyến để đảm bảo chương trình năm học theo quy định.
Các khối lớp còn lại sẽ không học tập trung tại trường từ ngày 17-5, chuyển sang học trực tuyến hoặc các hình thức khác phù hợp với điều kiện của các trường.
HOÀI THƯƠNG
Nếu muốn tổ chức kiểm tra online, các trường phải trình Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét Đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội khẳng định: "Không có chuyện không cho phép các trường tổ chức kiểm tra online". Trao đổi với phóng viên báo Tin tức, ông Lê Hồng Chung, Chánh Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội cho biết: "Trong tờ trình không có chỗ nào nêu "không cho phép kiểm...