Nghe tin tăng học phí mà muốn ‘đau tim’”!
Bộ GD-ĐT lấy ý kiến về việc tăng học phí từ năm học 2021-2022 khiến phụ huynh và giáo viên cho rằng có nên tăng trong thời điểm này.
Bộ GD-ĐT đề xuất thu học phí đối với bậc tiểu học – B.THANH
Ngay sau khi Bộ GD-ĐT lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị định quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ trong lĩnh vực GD-ĐT, phụ huynh và giáo viên đã lên tiếng về đề xuất này.
Giảm học phí mới là chính sách nhân văn
Bạn đọc Đỗ Tiến gửi đến Báo Thanh Niên ý kiến: “Theo tôi trước mắt không tăng học phí cho đến cuối năm 2021. Lý do là ngay lộ trình tăng lương, Chính phủ cũng hoãn thời gian áp dụng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến nền kinh tế và việc làm của người dân bị ảnh hưởng nặng nề. Bên cạnh đó còn thiên tai, bão lũ hoành hành, người dân gặp thêm nhiều khó khăn…
Trong khi đó các chuyên gia kinh tế đã dự báo, năm 2021 là năm đặc biệt khó khăn bởi những tác động nói trên. Vì vậy, thời gian sắp tới việc giảm học phí, đặc biệt miễn giảm học phí cho con em các gia đình bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh mới là chính sách nhân văn”.
Video đang HOT
Còn chị Nguyễn Thanh Vân, phụ huynh học sinh Trường tiểu học Âu Dương Lân (Q.8, TP.HCM) lo lắng: “Hiện nay bậc tiểu học đang miễn học phí, dù không nhiều những cũng bớt lo lắng khi dịch bệnh khiến việc làm bấp bênh. Từ đầu năm đến nay, công việc hướng dẫn viên du lịch của vợ chồng tôi ngừng trệ. Nay các hoạt động kinh doanh chưa biết khi nào mới ổn định mà thấy mức đề xuất học phí bậc tiểu học ở thành thị từ 300.000 đồng đến 540.000 đồng/tháng mà muốn “đau tim”…
Phụ huynh đóng tiền tăng từ 5 đến 10 lần học phí cũ
Trong khi đó, khi tham khảo mức đề xuất học phí của Bộ GD-ĐT đối với bậc THCS của năm học 2021-2022, anh T.T.B., phụ huynh học sinh Trường THCS Phan Công Hớn (huyện Hóc Môn, TP.HCM) giật mình: “Hiện tại con gái tôi đang học lớp 6, học phí đóng 30.000 đồng/tháng nhưng nếu năm học tới, áp dụng mức học phí theo đề xuất của Bộ đối với khu vực thành thị là 300.000 đồng đến 650.000 đồng/tháng thì có thể phụ huynh tại TP.HCM phải đóng mức học phí ít nhất là cao gấp 10 lần mức cũ. Đây thật sự là áp lực về kinh tế với các gia đình trong thời điểm này”.
Đặc biệt phụ huynh Dương Thanh Hùng, có con học lớp 6 tại Q.1, TP.HCM, đặt vấn đề, từ năm 2019 đến nay, TP.HCM đang thực hiện chính sách giảm học phí cho học sinh THCS nên mức học phí của thành phố hiện nay thấp hơn khung học phí quy định rất nhiều. Nếu sang năm, Bộ áp dụng mức học phí mới thì phụ huynh sẽ phải đóng số tiền tăng từ 5 đến 10 lần so với mức cũ. Được biết học phí bậc THCS do UBND TP.HCM quy định là 30.000/tháng và 60.000 đồng/tháng (tùy khu vực)
Cũng với đề xuất học phí của Bộ GD-ĐT, thì bậc tiểu học đang từ miễn học phí thì sẽ phải đóng học phí, tùy theo vùng miền dao động từ 50.000 đồng cho đến 650.000 dồng/tháng.
Chia sẻ về việc này, hiệu trưởng một trường tiểu học tại Q.7, TP.HCM, bày tỏ: “Trong luật Giáo dục sửa đổi có hiệu lực từ 1.7.2020 quy định học sinh tiểu học được miễn học phí, vậy thì Bộ quy định thu học phí của học sinh bậc học này có đúng luật hay không? Thêm vào đó, vào thời điểm này, khi mọi gia đình, mọi người dân và nền kinh tế cả nước đang gánh chịu những ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 thì việc đề xuất tăng học phí có phù hợp? Các cơ quan quản lý nên cân nhắc vấn đề này”.
Bộ GDĐT lý giải thế nào về việc tăng học phí tất cả các cấp học?
Theo tờ trình dự thảo "Nghị định quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo" thì từ 2021 tất cả học phí ở các cấp học đều tăng. Bộ GDĐT đã giải thích thế nào?
Học phí bậc ĐH sẽ tăng cao. Ảnh Hải Nguyễn
Tăng do chỉ số giá tiêu dùng
Theo đề xuất của Bộ GDĐT, từ năm học 2021-2022, học phí bậc đại học tăng 12,5%. Học phí bậc mầm non, phổ thông tăng 7,5% so với năm học 2020-2021.
Bộ căn cứ vào dự báo tăng trưởng kinh tế của Tổng cục Thống kê thông báo giai đoạn 2021-2025 là 7,5%, cùng với tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng hàng năm khoảng 4-5%năm và mức thu nhập bình quân đầu người tăng lên qua các năm, Bộ GD-ĐT đề xuất mức tăng học phí năm học 2021-2022 là 12,5% ở bậc đại học so với năm học 2020-2021.
Khung học phí năm học 2021-2022.
Trong khi đó, Học phí mầm non, phổ thông tăng 7,5%, Bộ GDĐT cho rằng từ năm học 2021-2022, khung, học phí được điều chỉnh theo tỉ lệ tăng tối đa 7,5%/năm phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương và khả năng chi trả của người dân.
Ngoài ra, Bộ cũng đánh giá khung học phí giáo dục phổ thông quy định tại Điều 4 Nghị định số 86 ở một số địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển thì mức trần học phí GDMN, GDPT vùng thành thị là 300.000 đồng/tháng/học sinh được đánh giá là quá thấp.
Tăng để giảm gánh nặng ngân sách
Theo Bộ GDĐT, giai đoạn từ năm học 2015-2016 đến hết năm học 2019-2020, ước tính số thu học phí trong các cơ sở GDĐT công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đạt bình quân 42.755 tỉ đồng/năm. Số thu này so với tổng chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho GDĐT công lập (bình quân 221.250 tỉ đồng/năm giai đoạn 2015-2020) chiếm tỉ trọng chỉ 19,32%.
Bên cạnh đó, theo tổng hợp báo cáo của các tỉnh, thành phố trong cả nước: học phí chiếm 6,3% so tổng chi thường xuyên (NSNN cấp thu học phí); NSNN cấp chiếm 93,7% tổng chi thường xuyên cho GDPT.
Có thể thấy số kinh phí NSNN đã chi để thực hiện chính sách miễn, giảm học phí và chi phí học tập cho học sinh, sinh viên chiếm tỷ trọng đáng kể so với số thu học phí (năm 2018 chi 7.059 tỉ đồng, chiếm 16,5% số thu học phí bình quân 1 năm của giai đoạn 2015-2020; năm 2019 chi 7.514 tỉ đồng, chiếm 17,6% số thu học phí bình quân 1 năm của giai đoạn 2015-2020; năm 2019 chi 8.015 tỉ đồng, chiếm 18,7% số thu học phí bình quân 1 năm của giai đoạn 2015-2020).
Mục tiêu tăng học phí nhằm thực hiện 4 mục tiêu gồm: Thúc đẩy xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục, công khai, minh bạch các thông tin khi cung ứng dịch vụ và giảm hoặc bỏ các khoản chi phí bù đắp từ ngân sách nhà nước đối với việc cung ứng dịch vụ: như đã phân tích ở trên, sẽ có sự cạnh tranh trong cung ứng cũng như có sự công khai, minh bạch các thông tin về cung ứng dịch vụ nên sẽ có cơ hội giảm hoặc bỏ bù đắp từ ngân sách nhà nước trong cung ứng dịch vụ.
Bổ sung đối tượng được miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập Học sinh trung học cơ sở ở thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo kể từ năm học 2021-2022 được miễn học phí. Ảnh minh họa Đây là đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại dự thảo Nghị định quy định về cơ...