Nghệ sĩ cuỗm tiền của bảo tàng, gọi đó là “nghệ thuật”
Một bảo tàng Đan Mạch đã cho Jens Haaning mượn hàng vạn USD, yêu cầu anh ta tái tạo hai tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng nhất của mình, nhưng anh ta đã ôm tiền chạy mất, còn gọi đó là một “nghệ thuật”.
Hai tác phẩm mà nghệ sĩ Jens Haaning được bảo tàng nghệ thuật đương đại Kunsten ở Aslborg yêu cầu tái tạo là An Average Danish Annual Income (Thu nhập hàng năm trung bình của người Đan Mạch) ra đời năm 2011, khắc họa các tờ tiền giấy krone được lồng trong khung, và một phiên bản ra đời sớm hơn có tên An Average Austrian Annual Income (Thu nhập hàng năm trung bình của người Áo).
Khi thực hiện các tác phẩm gốc, Haaning đã mượn tiền từ ngân hàng. Nhưng lần này, bảo tàng đồng ý cho anh ta vay tiền mặt từ nguồn dự trữ có hạn. Anh ta yêu cầu 328.000 knoner cho tác phẩm An Average Danish Annual Income và 25.000 Euro để thực hiện tác phẩm An Average Austrian Annual Income .
Nhưng thay vì tái tạo các tác phẩm nghệ thuật, anh ta gửi cho bảo tàng hai bức tranh trống không, với thông điệp rằng anh ta đã giữ số tiền họ cho vay, đó mới là một “tác phẩm nghệ thuật” thực sự.
Video đang HOT
Hai “tác phẩm nghệ thuật” của Jens Haaning được chuyển đến cho bảo tàng (Nguồn ảnh: Oddity Central).
“Nghệ thuật nằm ở chỗ tôi đã lấy tiền của họ”, Haaning nói với kênh radio P1 Morgen của Đan Mạch vào tuần trước. “Đây không phải ăn cắp, đây là vi phạm hợp đồng và vi phạm hợp đồng là một phần của công việc. Tôi sẽ không trả tiền. Lấy tiền cũng là một nghệ thuật và tôi không trả lại đâu”.
Giám đốc bảo tàng Kunsten, ông Lasse Andersen cho biết một ngày trước khi buổi triển lãm nghệ thuật mới được mở, Jens Haaning đã cho chuyển đến các tác phẩm nghệ thuật, nhưng khi mở ra thì đó chỉ là hai cái khung trống rỗng. Haaning còn gửi email nói rằng anh ta nghĩ sẽ vui hơn nếu anh ta thực hiện một tác phẩm mới mang tên “Ôm tiền và chạy”.
Jens Haaning được cư dân mạng gọi là “một thiên tài” sau khi sự việc xảy ra.
“Đó không phải thỏa thuận của chúng tôi”, Andersen nói. Ông cũng cho biết thêm mình chưa có ý định đến gặp cảnh sát ngay lập tức về việc này vì Haaning có thời gian đến 16/1 năm sau để trả lại số tiền đã mượn.
Trong khi đó, Haaning rất rõ ràng khi nói anh ta không có ý định trả lại tiền cho bảo tàng. “Chuyện đó sẽ không xảy ra đâu, nghệ thuật chính là ở chỗ tôi đã lấy tiền của họ”, Haaning nói trên đài truyền hình quốc gia DR.
Hài hước tác phẩm nghệ thuật 'Lấy tiền và Bỏ chạy'
Thỏa thuận với bảo tàng về việc tạo bức tranh sắp đặt tiền giấy, một họa sĩ nảy ra sáng kiến tạo nên tác phẩm "Lấy tiền và Bỏ chạy".
Hai tác phẩm nghệ thuật "Lấy tiền và Bỏ chạy" BẢO TÀNG KUNSTEN
Một bảo tàng ở Đan Mạch cho một họa sĩ mượn những tờ tiền giấy có tổng trị giá 534.000 krone (1,9 tỉ đồng) dùng để sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật, nhưng họa sĩ này gửi lại 2 khung tranh trắng với tựa đề "Lấy tiền và Bỏ chạy".
Theo AFP, họa sĩ Jens Haaning (56 tuổi) được bảo tàng Kunsten tại thành phố Aalborg đề nghị sáng tạo 2 tác phẩm nghệ thuật sử dụng số tiến bằng đồng krone và euro để thể hiện lương hằng năm ở Đan Mạch và Áo.
Tuy nhiên, giám đốc Lasse Andersson của bảo tàng cho hay rằng 2 ngày trước khi diễn ra triển lãm, họa sĩ Haaning gửi mail thông báo về việc sẽ không thể hiện tác phẩm theo cách đã thỏa thuận.
Thay vào đó, ông đã gửi đến 2 khung tranh trắng. Ông Andersson cười to và quyết định vẫn treo tại cuộc triển lãm nghệ thuật đương đại mở cửa từ ngày 24.9. Ông cho rằng 2 tác phẩm trên có "cách tiếp cận hài hước và phản ánh cách chúng ta đánh giá công việc".
Trong khi đó, họa sĩ Haaning biện hộ rằng "nghệ thuật căn bản là về điều kiện làm việc của họa sĩ".
"Đó là thông cáo về việc chúng ta cũng có trách nhiệm thắc mắc về các kết cấu mà chúng ta đang sống. Và nếu các kết cấu này hoàn toàn vô lý thì chúng ta phải phá vỡ chúng", ông phát biểu.
Dù cho rằng khôi hài, giám đốc bảo tàng cho biết ông sẽ chỉ chấp nhận cho đến hết triển lãm. "Nếu tiền không được trả lại vào ngày 16.1 như thỏa thuận, chúng tôi sẽ có các bước nhằm đảm bảo ông Haaning tuân thủ hợp đồng", ông cho biết. Theo thỏa thuận, họa sĩ Haaning sẽ nhận 10.000 krone cùng với một khoản thưởng.
Nghệ thuật ẩm thực kinh dị của người Nhật Ikizukuri là món ăn gây tranh cãi. Trong khi một số thực khách coi nó là di sản văn hóa Nhật Bản, nhiều người lại cho rằng hình thức chế biến này vô nhân đạo.