Nghề Luật: Hướng đi thức thời cho người trẻ
“Luật pháp có giá trị trong suy nghĩ của chúng ta. Chi phí thay đổi tùy thuộc vào suy nghĩ của bạn tại thời điểm xảy ra tai nạn”.
Đó là lời thoại của nữ luật sư Woo Young Woo trong bộ phim “Nữ luật sư kỳ lạ”.
Với Young Woo, những tội danh trong Luật có thể khác nhau tùy thuộc vào suy nghĩ của các bên tại thời điểm xảy ra tai nạn. Nếu bạn cố ý giết ai đó, bạn sẽ mắc tội cố gắng giết người. Nếu bạn cố ý làm tổn thương ai đó, bạn sẽ phạm tội gây thương tích. Nếu bạn làm điều đó do nhầm lẫn, bạn sẽ phạm tội ngộ sát.
Thông điệp rõ ràng này đã mang đến một góc nhìn khác về Luật. Luật thực sự không khô khan, xa vời như định kiến mà linh hoạt, sáng tạo và gắn bó mật thiết với đời sống.
Với thế hệ gen Z tiên phong, năng động yêu thích học Luật, ngành Luật là “ chìa khóa vàng” cho tương lai nghề nghiệp rộng mở.
Đa dạng vị trí tiềm năng
Làm pháp chế ở một doanh nghiệp bất động sản đã 2 năm, Phương Mai (24 tuổi, cử nhân Luật) cho biết đây được coi là nghề “gác cổng pháp lý” giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả. Mai chia sẻ, doanh nghiệp chỉ có 3 nhân viên pháp chế nhưng phải phụ trách mọi hoạt động từ tư vấn lựa chọn đầu tư, đàm phán hợp đồng, giải quyết tranh chấp đến tư vấn hoạt động nội bộ. Quyết định, tờ trình, biên bản của doanh nghiệp… văn bản nào cũng đến tay, ngoài ra còn hỗ trợ tư vấn các thủ tục hành chính cho người lao động. Doanh nghiệp của Mai đang “khát” nhân sự pháp chế để đảm bảo chuyên trách, tăng chất lượng công việc.
Sự phát triển của các doanh nghiệp trên thương trường khiến nhân sự Luật được săn đón mạnh mẽ. Trong bối cảnh hội nhập, nơi nào cũng cần nhân sự nắm vững pháp luật Việt Nam và các chính sách thế giới để tự tin trong các “sân chơi” lớn như WTO, APEC… “Mảnh đất việc làm” không bó hẹp trong không gian tòa án, viện kiểm sát… mà rộng mở ở các văn phòng luật, các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Học Luật không chỉ làm luật sư, thẩm phán hay kiểm sát viên, những vị trí như giảng viên ngành Luật trong các trường đại học, nhân viên trong văn phòng công chứng, công chức trong cơ quan Nhà nước hay chuyên viên pháp chế trong công ty, doanh nghiệp… là những định hướng triển vọng cho sinh viên theo đuổi.
Ngành Luật “khát” nhân lực pháp lý chất lượng cao (Nguồn: Fanpage Trường Đại học Luật, Đại học Huế, cuộc thi “Câu chuyện thực tập của sinh viên HUL 2021″)
Video đang HOT
Luật sư Lê Cao, Giám đốc Công ty Luật FDVN đánh giá: “Theo thông tin Chính phủ, chỉ trong 4 tháng đầu năm 2022, hơn 80.500 doanh nghiệp mới gia nhập và trở lại hoạt động. Việt Nam là địa chỉ tin cậy của các nhà đầu tư nước ngoài, tập đoàn đa quốc gia đang triển khai các dự án lớn ở nhiều địa phương. Do đó, nhu cầu về nhân sự Luật rất lớn, đặc biệt là nguồn nhân lực tinh thông pháp luật để tư vấn doanh nghiệp hoạt động đúng luật, cạnh tranh lành mạnh, phát triển bền vững. Trước nhu cầu này, Công ty có liên kết với nhiều trường đại học, trong đó có Trường Đại học Luật, Đại học Huế để đào tạo và cung ứng nhân sự Luật chất lượng cao”.
Công ty FDVN ký biên bản hợp tác đào tạo nhân lực với Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Hành trang kỹ càng, sẵn sàng tiến bước
Để đáp ứng nhu cầu nhân lực pháp lý, chương trình liên kết đào tạo với các tổ chức Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân đang được các trường đại học đào tạo ngành Luật coi trọng.
PGS.TS Đoàn Đức Lương, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật, Đại học Huế cho biết: “Nhà trường tạo cơ hội việc làm cho sinh viên bằng cách chủ động liên kết lâu dài với các đơn vị có quy mô vừa và lớn. Ngoài các cơ quan Nhà nước như Toà án, Viện kiểm sát, Sở Kế hoạch và Đầu tư…Trường liên kết để đào tạo nguồn nhân lực cho bộ phận pháp chế trong các ngân hàng, doanh nghiệp, tổ chức hành nghề Luật với mục tiêu xây dựng một thế hệ có tầm nhìn, nhiệt huyết, kỹ năng phù hợp với các vị trí việc làm khi ra trường”.
Mạng lưới liên kết sâu rộng được Trường Đại học Luật, Đại học Huế chú trọng như tấm vé thông hành cho sinh viên trên lộ trình sự nghiệp, là cơ hội cho sinh viên “thực chiến”, vun đắp quan hệ xã hội, đón đầu yêu cầu tuyển dụng để “trăm trận trăm thắng” khi bước vào thị trường lao động.
Liên kết còn là cầu nối để Trường nắm bắt thị trường tuyển dụng, linh hoạt điều chỉnh hoạt động theo hướng người học là trung tâm, đào tạo gắn liền thực tiễn.
Chuyển mình để trẻ trung và tương thích với thế hệ ưa trải nghiệm, Trường áp dụng hình thức các “phiên tòa giả định” với sự cố vấn của các chuyên gia. Những “phiên tòa giả” trở thành giảng đường thú vị khi mang đến những “bài học thật” giúp sinh viên ứng dụng chuyên môn, nâng cao ý thức nghề nghiệp, ý thức xã hội, rèn tư duy logic, kỹ năng hùng biện, tranh tụng và các kỹ năng liên kết cá nhân khác. Sinh viên cũng được hòa mình vào những sân chơi học thuật như Vmoot, tranh tài với các trường Luật trên cả nước trong FDI Moot – cuộc thi bằng tiếng Anh về đầu tư trực tiếp nước ngoài được tổ chức thường niên, tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, hội thảo chuyên ngành.
Các hoạt động thực hành giúp sinh viên trau dồi kỹ năng nghề Luật
Đầu năm 2022, 100% chương trình đào tạo trình độ đại học của Trường Đại học Luật, Đại học Huế đã đạt tiêu chuẩn chất lượng trong đợt kiểm định của Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Chương trình đào tạo của Trường Đại học Luật, Đại học Huế đạt chuẩn trong đợt kiểm định chất lượng
Cơ hội thênh thang, hành trang đã sẵn, nhân sự Luật có đủ tự tin và bản lĩnh để chinh phục những vị trí cạnh tranh và sớm định vị bản thân trong hành trình thăng tiến sự nghiệp tương lai.
Bộ GD&ĐT nêu lý do một trường dừng tuyển sinh ngành mới đột ngột
Bộ GD&ĐT khẳng định việc ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đưa đề án tuyển sinh khi chưa đủ điều kiện là sai, nhưng việc dừng tuyển sinh là hợp lý.
Về việc ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đột ngột dừng tuyển sinh ngành Luật, Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT, thông tin Khoản 1, Điều 3 Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; trình độ cao đẳng ngành Giáo dục mầm non quy định: "Cơ sở đào tạo thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình về công tác tuyển sinh, bảo đảm đúng quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật".
Những ngành tuyển sinh phải được mở ngành và duy trì các điều kiện đảm bảo chất lượng để tuyển sinh và đào tạo theo đúng quy định. Trong quá trình xây dựng đề án tuyển sinh, các trường phải rà soát các điều kiện đảm bảo chất lượng này.
Đối với trường hợp các ngành đã mở nhưng không đủ điều kiện để tuyển sinh và đào tạo, các trường phải dừng tuyển sinh, Bộ GD&ĐT sẽ tiến hành xử lý theo quy định hiện hành.
ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đưa ngành Luật vào đề án tuyển sinh trong khi chưa đảm bảo các điều kiện theo quy định là việc làm sai. Việc này đã được Bộ GD&ĐT chỉ ra trong quá trình kiểm tra tại trường vào cuối tháng 7, đầu tháng 8 vừa qua.
Cũng theo Vụ Giáo dục Đại học, việc nhà trường thông báo dừng tuyển sinh ngành Luật kịp thời cũng là để bảo đảm quyền lợi của người học. Nếu nhà trường tiếp tục tuyển sinh, sinh viên theo học ngành không đủ điều kiện sẽ chịu thiệt hại khi không được công nhận tốt nghiệp hoặc phải chuyển trường khác khi các cơ quan quản lý nhà nước xử lý sau này.
Vụ Giáo dục Đại học khẳng định thí sinh còn đầy đủ cơ hội để đăng ký vào ngành đó của trường khác hoặc ngành khác của trường. Nếu thí sinh đã nộp lệ phí xét tuyển, trường phải có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ.
Để không làm ảnh hưởng đến tâm lý, quyền lợi của thí sinh sau khi phát hiện ra các sai sót và các điều kiện chưa đảm bảo... Bộ GD&ĐT đã yêu cầu nhà trường khẩn trương thông tin tới mọi thí sinh, đồng thời báo cáo với bộ để đóng chức năng đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống.
Việc này nhằm để thí sinh khác không tiếp tục đăng ký xét tuyển ngành Luật. Ngoài ra, khi đóng ngành xét tuyển, trạng thái nguyện vọng của thí sinh sẽ trở thành không hợp lệ. Bộ cũng yêu cầu nhà trường phối hợp với các sở giáo dục và đào tạo, nhanh chóng liên hệ với thí sinh, hướng dẫn thí sinh điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển sang các ngành, trường khác.
Trước đó, đại diện ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cũng cho hay nhà trường tạm dừng tuyển sinh ngành Luật do chưa đảm bảo các điều kiện về chất lượng.
"Nhà trường đã tính đến rủi ro, nếu như vẫn tuyển sinh khi không đảm bảo chất lượng, khi Bộ GD&ĐT điều tra và yêu cầu ngừng đào tạo, học sinh sẽ bị ảnh hưởng, khi ấy, các em sẽ là người thiệt thòi. Vì vậy, trường quyết định tạm dừng để các em chọn ngành khác", đại diện nhà trường cho hay.
Khi dừng tuyển sinh ngành Luật, nhà trường không đưa ra thông báo công khai mà liên hệ từng thí sinh để không gây hoang mang cho các em. Từng em sẽ được tư vấn và hỗ trợ chuyển đổi ngành học.
Thông tin tuyển sinh ngành Luật được nhà trường đăng tải vào tháng 3. Ảnh: Tuyển sinh ĐH SPKT TP.HCM.
Vị này cho biết thêm với những thí sinh đã trúng tuyển sớm, nhà trường hỗ trợ các em chuyển sang ngành khác có mức điểm không cao nếu các em có mong muốn.
Tuy nhiên, theo phản ánh, một thí sinh cho biết em này không hề được nhà trường chủ động thông báo như trường nói. Chỉ đến khi em liên hệ hỏi và đăng bài lên mạng xã hội, em mới nhận được câu trả lời.
"Nhà trường phản hồi rất chậm trễ, câu trả lời cũng chỉ nói nguyên nhân do yếu tố khách quan mà không giải thích gì thêm. Điều này khiến em cảm thấy hoang mang và không thỏa đáng", thí sinh này cho biết.
Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM dừng tuyển sinh ngành luật Thông báo thí sinh đủ điều kiện điểm xét tuyển để trúng tuyển vào ngành Luật theo các phương thức không sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT nhưng mới đây, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM thông báo dừng tuyển sinh ngành này. Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM Ngày 11-8, một cán bộ của Trường ĐH Sư...