Nghề làm bún Đa Mai
Người Bắc Giang từ lâu lưu truyền câu vè “ Bún Đa Mai, vai làng Đò, giò làng Thương, tương làng Bún…”. Đến xã Đa Mai ngày nay, bạn không thể bỏ qua loại bún có sợi trắng muốt, dẻo thơm mát lành, để cả ngày không chua này.
Xã Đa Mai thuộc thành phố Bắc Giang. Nguồn sống chính của người dân nơi đây là chế biến lương thực, mà nổi tiếng nhất là bún. Nguyên liệu làm bún là gạo bao thai hồng loại 1, gạo T16, đem vo, đãi sạn rồi ngâm nước 7- 8 tiếng. Tiếp đến cho gạo vào cối xay bột nước, xay vài lần cho bột thật nhỏ mịn, đem ngâm kỹ hơn 2 ngày 2 đêm. Trong ảnh là khay bột nước trước khi được ép khô.
Bột qua lọc được ép hết nước, để khô rồi viên thành thành từng quả bột to vừa phải. Các quả bột này tiếp tục được cho vào nồi luộc chín độ 1/4, rồi lại bỏ vào cối giã nhuyễn để tạo độ dẻo.
Qủa bún lấy ra cho vào chậu sành nhào thật kỹ, rồi lại đem lọc lại và chỉ lấy phần bột nhuyễn cho vào khuôn ép để trên nồi nước đã đun sôi, các sợi bún sẽ chảy xuống nồi. Khi các sợi bún nổi lên là chín, vớt ra đem thả vào nước sôi để nguội khoảng 25 độ rồi dỡ ra để nguội, đem bán. Trong ảnh là công đoạn rửa bún bằng nước sôi để nguội cuối cùng.
Video đang HOT
Bún Đa Mai có 4 loại chính là: Bún rối, bún vẩy ốc, bún con ba, bún lá. Bún vẩy ốc và bún con ba thường chỉ được chế biến khi dân làng có hội hè, hoặc có người đặt riêng. Bún rối và bún lá là những sản phẩm được chế biến và tiêu thụ hàng ngày. Trong ảnh là bún rối thành phẩm.
Bún lá Đa Mai chuẩn bị xuất xưởng. Toàn xã có khoảng 220 hộ làm nghề, mỗi ngày sản xuất ra khoảng 10 tấn bún, không chỉ cung cấp cho thị trường thành phố Bắc Giang mà còn có mặt ở nhiều nơi khác như: Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nội, Quảng Ninh…
Nghề làm bún đã trở thành niềm tự hào của Đa Mai, góp phần đổi đời cho người dân nơi đây.
Ngô Thu Hường
Theo VNE
Đậm đà hương vị bún cá ngừ um xứ Quảng
Vị cay từ ớt tương, ớt sừng xanh, ngọt thanh từ những lát thơm, đầu hành, hòa cùng vị béo của cá ngừ tươi, thịt ba chỉ... tạo nên món bún cá ngừ um thơm ngon, mang đậm nét đặc trưng xứ Quảng.
Sài Gòn chiều cuối tuần mưa đổ, nhưng khách vẫn tấp nập vào quán ăn Hội Quảng nằm ngay góc đường Phan Xích Long và Phan Đăng Lưu, quận Phú Nhuận, để tìm một món ăn ngon miệng và ấm bụng. Nhìn vào thực đơn, ngoài món mì Quảng được khá nhiều người biết đến, tại đây còn có thêm một số món ăn đặc trưng như bún mắm nêm và đặc biệt là món bún cá ngừ um.
Những người còn lạ lẫm với cách gọi "um" này sẽ được bà Đào Thị Minh Tưởng quản lý ẩm thực và là đầu bếp chính tại Hội Quảng, giải thích ngay. "Um" được xứ Quảng ví như các món "kho" ở miền Nam, nhưng điểm khác biệt là um có thời gian nấu kéo dài hơn 4 tiếng đồng hồ để cho ra một món ăn có màu nâu đậm mang hương vị đậm đà miền Trung.
Bún cá ngừ um gồm các thành phần như thơm, cá ngừ, thịt ba chỉ, ớt sừng xanh được um trong 4 giờ để cho ra vị thơm ngọt đặc trưng. Ảnh: Minh Thư
Không gian bếp tại Hội Quảng không được rộng rãi, chỉ 3 người đứng chế biến món ăn là đã chật khít. Bà Tưởng là đầu bếp chính, với tất cả các nguyên liệu sẵn có, bắt tay vào việc chế biến món bún cá ngừ một cách thuần thục. Thoạt nhìn các thao tác và nguyên liệu, có vẻ món này giống các món kho của miền Nam, trông cũng không có gì là phức tạp, nhưng theo dõi kỹ cách chế biến thì quả là công phu hơn rất nhiều.
Món cá ngừ um với thành phần gồm cá ngừ tươi, thịt ba chỉ, thơm, hành, ớt, cho tất cả đặt lên bếp kho với lửa vừa để các nguyên liệu từ từ săn chắc lại. Bên đĩa rau gồm cải con tươi xanh, bắp chuối được cắt mỏng, kèm một đĩa bún tươi, chén ớt xanh, chanh, ớt tương và nước mắm ớt tỏi, nồi cá ngừ um nóng hổi, thơm lừng vừa nhắc xuống từ bếp sẽ là một món ăn ngon tuyệt.
Bún mắm nêm thơm phức cái hương vị của mắm cá cơm. Món này cũng là một trong những món ăn đặc trưng của xứ Quảng. Ảnh: Minh Thư
Nếu một phần bún cá ngừ um có thể chưa thực sự đã miệng, bạn có thể dùng thêm một tô bún mắm nêm với hương vị thơm phức từ chén mắm nêm được chế biến.
Món bún cá ngừ um tại Hội Quảng có giá 25.000 đồng một phần. Thực khách còn có thể thưởng thức 10 món ăn khác, với giá từ 22.000 đến 35.000 đồng một phần như: bún mắm nêm (thịt luộc, chả bò, nem chua); mì Quảng (tôm, thịt, sườn, gà, cá lóc); hay những món ăn thêm như mít trộn xúc bánh tráng, hến trộn, gỏi các lạc cuốn bánh tráng...
Nhiều thực khách tìm đến Hội Quảng để thưởng thức đặc sản chính gốc Quảng. Ảnh: Minh Thư
Bà Tưởng là dân Quảng Nam chính gốc, vào Sài Gòn học tập và làm việc. Xa quê, mỗi khi thèm được thưởng thức hương vị quê nhà trong những bữa ăn, bà lùng sục khắp các quán ở Sài Gòn nhưng không ở đâu có cách chế biến món ăn đậm đà như ở quê. Vì lẽ đó, bà cùng những người thân lập ra quán Hội Quảng, bởi ở đó hàng ngày vừa được gặp đồng hương nghe giọng nói thân quen, vừa giới thiệu những đặc sản chính gốc xứ Quảng.
Bà Tưởng cho biết, không như món mì Quảng được nhiều người Sài Gòn biết đến, món bún cá ngừ um chưa được phổ biến mà chỉ có những người gốc Quảng Nam - Đà Nẵng mới rành. Chính vì vậy, bà tìm tòi cách nấu món này sao cho thật ngon, không chỉ đúng chất Quảng mà còn phù hợp với khẩu vị của thực khách.
Không gian trang trí khá đơn giản, ấm cúng, món ăn ngon song Hội Quảng khá hẹp, khách vào chỉ khoảng 25 người là đã kín không gian tầng dưới, bởi quán chỉ khoảng 10 bàn bên dưới và số lượng tương đương ở tầng trên.
Theo Vnexpress
Ăn chay xứ Huế Nhắc đến đất Huế thơ mộng với những nét văn hóa ẩm thực phong phú và tinh tế sẽ thật là thiếu sót nếu không nhắc đến ẩm thực chay xứ Huế. Ở thời Nguyễn, Phật giáo được phong làm quốc giáo chính vì thế các món chay ở Huế cũng phong phú và cầu kỳ không kém gì món mặn. Tại sao...