Nghe học sinh dân tộc thiểu số chia sẻ đam mê học Sử
“Hãy học Sử để biết! Hãy học Sử giống như khi mình chơi một trò giải trí gì đó thì sẽ thấy rất hiệu quả…”. Đó là chia sẻ của em Mông Thị Bích Vân, người dân tộc Nùng, học sinh lớp 11A3, Trường THPT DTNT Nơ Trang Lơng, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.
Phóng viên Dân trí vừa có cuộc trò chuyện ngắn đầy thú vị cùng với 2 em học sinh Trường THPT DTNT Nơ Trang Lơng sau khi các em trở về từ kỳthi Olympic truyền thống 30/4 diễn ratại TPHCM. Trong kỳ thi này, Bích Vân giành Huy chương Bạc, còn Lý Đại Hùng giành Huy chương Đồng ở bộ môn Lịch sử. Trước đó, vào tháng 3, trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, em Vân đã đạt giải Nhất, còn em Hùng đạt giải Nhì cũng ở môn thi này.
Đừng quá nặng nề khi học Sử
Qua trò chuyện với cô học trò người dân tộc Nùng Mông Thị Bích Vân xung quanh việc học Lịch sử như thế nào cho hiệu quả, Vân thổ lộ, em đến với Lịch sử là bằng sự đam mê, vì môn học này đã đem lại cho em nhiều kiến thức bổ ích, sau mỗi bài học thì lại càng thấy yêu mến quê hương, đất nước Việt Nam hơn.
Khi đã yêu thích môn Sử, ngoài học ở trong sách vở, Vân còn tâm sự những lúc rảnh rỗi em lại tìm kiếm sách báo, tài liệu… để đọc thêm. Cứ thế, bức tranh hào hùng về lịch sử dân tộc mỗi ngày lại được nối dài trong trí nhớ của Vân như một chuỗi sự kiện logic. “Những năm còn học cấp 2, được học những bài học Lịch sử quá hay ở trên lớp, bản thân em đã thấy ham và rất thích! Thế là em tìm các trò chơi ô chữ ở trên báo để giải, có khi bạn bè xúm lại “đố” nhau xem ai là người nhớ được nhiều sự kiện Lịch sử nhất! Rồi em lại thấy chương trình “Theo dòng Lịch sử” phát ở trên tivi quá hay nên càng mê Sử hơn”, Vân bộc bạch.
Em Mông Thị Bích Vân, người đồng bào dân tộc Nùng, học sinh lớp 11A3, Trường THPT DTNT Nơ Trang Lơng .
Với thành tích đạt giải Nhất môn Sử cấp tỉnh, Huy chương Bạc tại kỳ thi Olympic 30/4 vừa bế mạc tại TPHCM, qua báo Dân trí, Vân chia sẻ cáchhọc Sử của mình: “Để ghi nhớ các sự kiện Lịch sử, em thường kẽ bảng sắp xếp các sự kiện theo từng giai đoạn, từng mốc thời gian, sau đó sẽ liên hệ nội dung đã được học để ghép vào sự kiện đó. Sau đó lại đọc qua mấy lần, rồi cố gắng ghi nhớ, khi đã nhớ rồi thì gấp lại. Để chóng quên, lâu lâu em lại mở ra xem lại…”.
Video đang HOT
Theo Vân, môn Sử không phải là một môn khó, học Sử không phải là học thuộc lòng giống như ở trong sách giáo khoa (SGK), mà điều quan trọng là người học phải hiểu. Khi đã hiểu rồi thì sẽ say mê, khi cố tìm hiểu nó để muốn biết nhiều hơn thì sẽ thấy hay và khi đó học Sử sẽ không còn thấy khó nữa. “Hãy coi Sử, học Sử để biết! Hãy học Sử giống như khi mình chơi một trò giải trí gì đó thì sẽ thấy rất hiệu quả…”, Vân tiết lộ.
Chia sẻ về dự định cho tương lai, Vân cũng cho biết sau khi kết thức tốt nghiệp lớp 12 em sẽ thi vào Trường ĐH Khoa học & Xã hội Nhân văn TPHCM. “Sau này thi đại học có thể em sẽ chọn thi một ngành nào đó liên quan đến Sử, chỉ đơn giản là em yêu thích môn này…”, Vân tâm sự.
Hệ thống kiến thức Lịch sử theo lĩnh vực
“Em yêu thích Sử từ lúc còn là học sinh tiểu học! Khi đó em thấy Sử là một môn học hay, qua đọc được một số sách vở, tài liệu Lịch sử ghi lại các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước của nhân dân ta thì em cảm thấy rất thích thú với nó! Nên em đã tìm hiểu thêm, từ đó cảm thấy yêu thích Sử hơn” – đó là tâm sự của em Lý Đại Hùng, người đồng bào dân tộc Dao, hiện học lớp 11A2, Trường THPT DTNT Nơ Trang Lơng, TP Buôn Ma Thuột. Yêu thích học Sử từ sớm, khi đang là học sinh lớp 9 – Trường THCS Lê Hồng Phong (huyện Cư M’Gar, Đắk Lắk), Hùng đã gây bất ngờ giành giải Nhất khi tham gia thi Sử cấp tỉnh.
Em Lý Đại Hùng, người đồng bào dân tộc Dao, lớp 11A2, Trường THPT DTNT Nơ Trang Lơng.
Theo Hùng, học Sử là phải gắn liền với thực tế. “Ngoài kiến thức ở trong sách vở, em nghĩ học Sử kết hợp với việc đi tham quan thực tế các di tích Lịch sử, những nơi xảy ra các sự kiện lịch sử đã được ghi ở trong sách vở để có thể liên hệ thực tế, giúp cho việc ghi nhớ lâu hơn”.
Trò chuyện cùng PV Dân trí, cậu học trò người dân tộc Dao cũng chia sẻ, học Sử cốt lõi là phải có niềm đam mê.
“Theo em, học Sử chủ yếu là do mình, mình có đam mê không, mình có siêng không mới là yếu tố quan trọng nhất. Còn việc thầy cô truyền dạy cũng là một phần quan trọng, nhưng mà nếu không có niềm đam mê thì dẫu thầy cô có dạy hay cỡ nào cũng không tiếp thu được”, Hùng nói.
“Em nghĩ bài học Lịch sử cũng không hẳn là dài, nhưng khi học mình phải biết cô động ý lại, đến khi làm bài thì triển khai ý đó ra. Để cho logic khi học Sử, em cũng chia thành các hệ thống, cụ thể là hệ thống về các cuộc kháng chiến, hệ thống về các cuộc cải cách, hệ thống về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị của từng thời kỳ Lịch sử để mà học”, cậu học trò vừa giành giải Nhì môn Sử tỉnh Đắk Lắk, Huy chương Đồng Olympic 30/4 tiết lộ.
Chia sẻ với PV Dân trí về dự định cho tưong lai, Hùng cũng cho biết sau này em sẽ dự thi khối C vào Trường ĐH An ninh Nhân dân tại TPHCM.
Viết Hảo
Theo Dân trí
Nghị lực vượt khó của cô học trò mồ côi người dân tộc Dao
Bản thân là con nhà nghèo khó, bố lại mất sớm, cô học trò người dân tộc Dao Lý Thị Vui thấy cảnh người dân trong bản nghèo ốm đau mà lại không có tiền đi bệnh viện nên em muốn trở thành bác sĩ để về chữa bệnh cho dân bản.
Sinh ra và lớn lên tại Bắc Kạn, hiện tại Lý Thị Vui đang theo học tại Trường ĐH Y - dược Thái Nguyên. Ước mơ thuở nhỏ thành sự thật khi cô bé người dân tộc Dao này đã thi đỗ vào chuyên ngành Bác sĩ đa khoa và đang theo học năm thứ 5 tại trường. Chúng tôi gặp em trong một ngày nhận học bổng tại Hà Nội, gương mặt Vui rạng ngời cùng nụ cười hiền hậu duyên dáng trong bộ trang phục của dân tộc mình.
Kể về khoảng thời gian đi học trước kia, Vui bùi ngùi nhớ lại: "Từ nhà em đến trường cách 3km nhưng có nhiều dốc đá hiểm trở, có chỗ còn có cả thung lũng sâu hun hút nên cứ mỗi lần đi học là em sợ lắm. Đám bạn bè trong bản lúc nào cũng phải đợi nhau cùng đi cho dù có muộn học đi nữa, thậm chí có nhiều hôm bố mẹ phải bỏ nương rẫy để dẫn chúng em đi học. Buổi sáng đến trường, buổi chiều em lại về nhà chăn trâu và tìm măng chít để bán phụ bố mẹ. Ngày đó ở bản em chưa có điện nên buổi tối bố mẹ mua cho em một chiếc đèn dầu để ngồi học còn bố mẹ thì tranh thủ làm việc gì đó vừa để coi em học, vừa cùng thức để em không thấy sợ".
Đạt thành tích tốt trong học tập, Lý Thị Vui được về Hà Nội nhận học bổng do tổ chức doanh nghiệp trao tặng.
Khi Vui học hết cấp I và cấp II, các bạn trong bản đều bị bố mẹ bắt nghỉ học ở nhà làm việc vì quan niệm "chỉ cần biết chữ đến thế là đủ rồi, học lên cũng không làm được gì cả". Nhưng bố mẹ em lại chiều theo ý của em khi em nói em muốn tiếp tục được học và em cũng là người duy nhất được học hết phổ thông và thi lên đại học. Thích được làm bác sĩ nên Vui đã quyết định dự thi chuyên ngành Bác sĩ đa khoa Trường ĐH Y - dược Thái Nguyên và đã thi đỗ. Ngày ấy bố đã ôm chặt em và nói rất tự hào về con gái khiến em chỉ biết khóc mà không nói được lời nào.
Nhưng rồi tai họa ập đến với gia đình cô bé hiếu học này khi không lâu sau cha của em bị tai nạn giao thông và ra đi mãi mãi bỏ lại 4 mẹ con trong căn nhà rách nát. Không còn bố, một mình mẹ tần tảo làm lụng nuôi cả gia đình nhưng vẫn không quên động viên các con cố gắng học. Hiểu được nỗi vất vả của gia đình và nhớ tới ánh mắt tràn đầy hi vọng của cha lúc còn sống, mấy anh em Vui đều cố gắng học tốt. Hiện anh trai Vui đang học trung học chuyên nghiệp ở Hà Nội, còn em út theo học Cao đẳng Y Hải Dương. Nỗi nhọc nhằn của mẹ càng nhân lên gấp bội nên ngoài giờ học mấy anh em đều đi làm thêm đủ các việc để mẹ không phải gửi tiền lên. Riêng bản thân Vui trong suốt 5 năm học đều là sinh viên giỏi có thành tích tốt và được cử đi học lớp bồi dưỡng kết nạp Đảng.
Đang là sinh viên năm 4 trường Y Dược Thái Nguyên, Lý Thị Vui mơ ước ra trường sẽ chữa bệnh cho bà con dân bản.
Bản thân là người dân tộc thiểu số nên việc học tập và cuộc sống của Vui gặp không ít khó khăn từ việc ăn ở sinh hoạt hàng ngày đến việc tiếp cận những kiến thức xã hội, đặc biệt là những thiết bị điện, máy. Vui bẽn lẽn kể lại lần đầu tiên khi nhìn thấy chiếc máy vi tính: "Lên đại học thấy các bạn chỉ chiếc máy vi tính em ngạc nhiên lắm vì chưa bao giờ nhìn thấy cả. Ngày đó em cũng chưa biết sử dụng như thế nào nên cứ lóng nga lóng ngóng làm các bạn cũng buồn cười làm em ngại đỏ cả mặt. Về sau em nhìn các bạn thao tác để bắt chước theo, còn những điều chưa hiểu thì em nhờ cô giáo chỉ cho em".
Năm năm theo học ở trường ĐH Y - dược Thái Nguyên, giờ đây ước mơ được làm bác sĩ thực thụ sắp thành hiện thực, cô bé nghèo hạnh phúc lắm. Kể lại những lần đi thực tế khám bệnh tại bệnh viện em không khỏi nghẹn ngào khi nhắc đến những bệnh nhân nghèo có khi còn không có nổi tiền ăn. Xuất thân từ gia đình nghèo khó, Vui càng hiểu được sâu sắc vấn đề vướng mắc của họ nên ngoài việc chuyên môn em gần gũi nói chuyện, động viên để họ ở lại tiếp tục chữa bệnh. Càng gần người bệnh, em hiểu hơn về "giá trị của cuộc sống" và càng thấy phải trân trọng hơn những điều hiện tại mình đang có. Hàng ngày cùng các thầy cô giáo, cô học trò nhỏ tới bệnh viện khám lâm sàng rồi đến buổi tối lại đi trực. Công việc bận rộn cứ đều đều nhưng lại khiến em say mê và yêu thích đặc biệt. "Lương y như từ mẫu" - Vui luôn tâm niệm câu nói ấy đối với ngành của mình để cố gắng phấn đấu không chỉ ở trình độ, kiến thức chuyên môn mà cả ở việc trau dồi đạo đức, tư cách của một người bác sĩ.
Phạm Oanh
Theo dân trí
Ông bố 'kêu trời' khi cùng con... học Sử "Cảm giác đầu tiên của tôi khi giáo viên dạy xong bài này là cả cô và trò vừa chạy một cuộc chạy maraton cấp quốc tế", vị phụ huynh chia sẻ sau tiết dự giờ môn Lịch sử. Anh Minh Túy (Thanh Hóa) đã chia sẻ tường tận chuyện mình cùng con học Sử chật vật như thế nào. Qua đó cho...