Nghề giáo là nghề nguy hiểm?

Theo dõi VGT trên

Học sinh hỗn hào với thầy cô, thậm chí đã có học sinh tát cô giáo ngay trên lớp, nhiều biểu hiện cho thấy sự xuống cấp của đạo đức học đường. Nhưng giáo viên lại bị tước những công cụ kỷ luật học sinh khiến nghề giáo trở thành “nghề nguy hiểm”.

Thông tư 32 của Bộ GD-ĐT ban hành Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học đã có hiệu lực từ tháng 11 năm 2020 với điểm mới là bãi bỏ quy định xử phạt học sinh bằng việc phê bình trước lớp, trước trường.

Đồng thời thông tư này cũng không còn nội dung giáo viên chủ nhiệm được phép “đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh”.

Thông tư 32 khi mới ra đời đã nhận được sự ủng hộ của dư luận và chính những người làm giáo dục. Nhưng trên thực tế, công cụ kỷ luật bị tước bỏ đang là thách thức không nhỏ với các giáo viên.

Tại Hà Nội và các thành phố lớn, việc 50, 60 thậm chí 70 học sinh/lớp ở khối trường công khá phổ biến. Sĩ số đông tạo nên sức ép lớn cho giáo viên trên nhiều phương diện: Giữ gìn trật tự, đảm bảo chất lượng bài giảng, giải quyết các tình huống sư phạm phát sinh hàng ngày, hàng giờ trong khi không được “nặng lời” với học sinh.

Ranh giới mong manh giữa phê bình và xúc phạm học sinh

Cô Phạm Thu Hoài, giáo viên trường THCS Thăng Long, quận Ba Đình năm học này được phân công chủ nhiệm lớp 6. Là lớp tăng cường tiếng Anh, đầu vào đều là những học sinh khá, giỏi và cơ bản các gia đình đều quan tâm, sát sao con em nhưng hầu như ngày nào cô cũng phải ở lại muộn để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong 50 học sinh đang tuổi dậy thì.

Nghề giáo là nghề nguy hiểm? - Hình 1

Cô giáo Phạm Thu Hoài, trường THCS Thăng Long, Ba Đình trong giờ ngoại khóa cùng lớp chủ nhiệm.

Phân tích, giảng giải là phương thức cô Thu Hoài chọn sử dụng trong hầu hết các cuộc phân xử. Nhưng trong nhiều trường hợp, cô Hoài cũng như các đồng nghiệp khá hoang mang khi giới hạn theo quy định thông tư 32 khá mơ hồ, khó định ranh giới và dễ vi phạm.

“Hình như bố mẹ bây giờ bao bọc con nhiều hơn” – cô Hoài chia sẻ. Dù hầu hết phụ huynh đều nói “trăm sự nhờ thầy cô”, tin tưởng ở thầy cô, nhưng bất cứ chuyện gì xảy ra từ việc lười học, đánh nhau, hỗn với thầy cô…thì nguyên nhân đều “trừ” con cái họ.

Cô giáo Hiền Lương, người phụ trách phòng tham vấn tâm lý của trường THCS Thăng Long cũng đồng quan điểm với người đồng nghiệp khi cho rằng áp lực lên giáo viên ngày càng lớn và không chỉ đến từ sĩ số đông. Kì vọng của xã hội, của cha mẹ học sinh với học sinh ngày càng nhiều. Tinh thần dân chủ giữa thầy trò trong trường ngày càng lớn. Những áp lực như vậy khiến việc kiểm soát hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ của người thầy ngày càng khó hơn.

Video đang HOT

Áp lực giáo viên do mạng xã hội

Cô Nguyễn Thanh Linh, giáo viên trường THCS Thanh Quan, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cho rằng sự bùng nổ của phương tiện ghi âm, ghi hình và mạng xã hội cùng quyền tự do đăng tải thông tin khiến những đoạn trò chuyện giữa cô trò dễ bị cắt trích và đưa theo ý chủ quan, theo cảm xúc yêu ghét cá nhân dễ khiến người làm thầy đứng trước áp lực khủng khiếp từ dư luận, từ xử phạt.

Nghề giáo là nghề nguy hiểm? - Hình 2

Cô giáo Nguyễn Thanh Linh, trường THCS Thanh Quan, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Tiến sỹ Trần Khánh Ngọc, Giám đốc Giáo dục Hệ thống AlphaSchool qua thực tế tập huấn “Dạy học tích cực” cho giáo viên cho biết nhiều thầy cô có tâm trạng chán nản, căng thẳng và có xu hướng bỏ nghề. Họ có quá nhiều áp lực, trách nhiệm trong khi quyền hạn bị bó chặt. Có một thực tế, những kinh nghiệm tích lũy trong quá khứ của các thầy cô không còn thích hợp và nhiều khi không được phép áp dụng cho giáo dục của ngày hôm nay.

Điều gì sẽ đến nếu giáo viên “buông xuôi”?

Cô Hoàng Thị Tuyết, nguyên Giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng cụm từ “Xúc phạm danh dự nhân phẩm của học sinh” quá khó để phân định ranh giới.

“Sĩ số học sinh quá đông, nhất là học sinh nhỏ thì càng nhiều điều trái khoáy mà nếu là cha là mẹ ở nhà có khi còn dùng đến đòn roi. Trong một vài tình huống cụ thể, giáo viên khó kiểm soát cảm xúc, buông ra một lời và chỉ một lần mà xử lý họ thì thật không phải”, cô Tuyết bày tỏ.

Theo cô Tuyết cần xem xét thấu tình đạt lý chứ không thể việc lớn việc nhỏ gì cũng đưa thầy cô ra kỷ luật rồi phạt này phạt kia. Bất kỳ hành vi nào cũng bị coi là bạo hành học sinh thì rồi đến lúc thầy cô không dám làm gì cả, nói nhỏ nói nhẹ không nghe thì thôi đành buông xuôi…

Giáo dục không chỉ là truyền thụ tri thức mà quan trọng hơn là giúp hình thành và hoàn thiện nhân cách thế hệ trẻ. Khi người thầy bị tước hết các công cụ kỷ luật học sinh, e ngại sai luật mà “buông” việc dạy người thì dạy chữ có còn giá trị? Đồng ý quy định pháp luật là để bảo vệ con người và giúp xã hội ngày một văn minh. Nhưng pháp luật sẽ “lợi bất cập hại” nếu xa rời thực tế cuộc sống./.

Giáo viên phải làm gì để khỏi phạm sai lầm?

Rất nhiều giáo viên đã làm nghề mà không được học một cách cơ bản về quyền con người, quyền trẻ em, tâm lý học trẻ em, các vấn đề lâm sàng của trường học...

Vụ việc một nữ sinh ở An Giang tự tử bất thành vì bức xúc với ứng xử của giáo viên và hình thức kỷ luật của nhà trường đang gây xôn xao trong dư luận. May mắn trong chuyện này là nữ sinh không bị mất đi sinh mạng. Rồi đây, dư luận cũng sẽ lắng xuống sau khi cơ quan quản lý có những "biện pháp thích hợp" để làm an lòng người dân.

Tuy nhiên, nếu nhìn nhận ở góc độ chuyên môn và một cách có hệ thống ta sẽ cảm thấy bất an. Sự việc này chỉ là một trong một chuỗi rất nhiều sự việc khác xảy ra ở trường học như giáo viên bạo hành học sinh, giáo viên trù dập vì học sinh không học thêm, giáo viên chửi mắng xúc phạm học sinh...

Nếu dùng Google tìm kiếm các từ khóa trên trong khoảng vài giây, số lượng kết quả thông tin tìm thấy sẽ khiến ta giật mình. Cách thức biểu hiện của từng vụ việc và hậu quả của nó là khác nhau, nhưng xâu chuỗi lại ta sẽ thấy một điểm chung là giáo viên và nhà trường, mà cụ thể là các cán bộ quản lý giáo dục đã phạm sai lầm trong mối quan hệ với học sinh.

Lý luận giáo dục hiện đại chỉ ra rằng hiệu quả giáo dục cao hay thấp, mục tiêu giáo dục đạt được hay không, người thầy có thể gây được ảnh hưởng tốt lên học sinh hay không suy cho đến cùng, phụ thuộc vào mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh.

Như vậy có thể thấy những sai lầm của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhà trường ở đây là những sai lầm rất cơ bản. Có nhiều nguyên nhân gây ra những sai lầm trên nhưng có thể chỉ ra một số nguyên nhân chủ yếu:

Thứ nhất , ở Việt Nam như "một truyền thống" có tính chất lịch sử, người ta hay quan niệm nghề giáo là nghề "nhàn nhã" và "ổn định", vì vậy nhiều người đã động viên, ép buộc con em mình học sư phạm rồi trở thành giáo viên trong một cảm quan rất hời hợt về sứ mệnh của nghề nghiệp.

Sai lầm đầu tiên về tư duy, triết lý này là bước đệm kéo theo những sai lầm tiếp sau đó. Hỗ trợ đắc lực cho sai lầm này là việc tuyển học sinh vào các trường sư phạm để học và trở thành giáo viên về cơ bản chỉ dựa trên điểm số của bài thi trên giấy và học bạ (không tính các ngành có thi năng khiếu). Không có bài viết luận, không có phỏng vấn thì rất khó để thẩm định sơ bộ về ý chí, năng lực giao tiếp và nhận thức về sứ mệnh người thầy.

Giáo viên phải làm gì để khỏi phạm sai lầm? - Hình 1

Ai dám chắc cái roi ngày xưa nay đã hoàn toàn biến mất trong lớp học thế kỷ XXI? Ảnh: TL

Thứ hai , làm việc trong các trường công lập hầu hết cán bộ, giáo viên đều là công chức, viên chức, nghĩa là bản thân họ là một mắt xích trong hệ thống hành chính công. Cơ chế vận hành của hành chính giáo dục hiện nay mang nặng tính trung ương tập quyền với áp lực từ trên xuống rất mạnh. Những chỉ thị, mệnh lệnh và uy quyền của cấp trên mang tính tuyệt đối. Trong cơ chế đó, ý thức mình chỉ là người "thừa hành", "thực thi" những chỉ thị, mệnh lệnh từ trên đưa xuống ở người giáo viên rất mạnh.

Sự cộng hưởng của các yếu tố trên khiến cho người giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục dễ rơi vào "mê hồn trận của trò chơi quyền lực". Họ dễ phạm sai lầm khi có ảo tưởng quyền uy nghề nghiệp là quyền lực của bản thân, điều mà chuyên gia người Nhật Tanaka Yoshitaka đã chỉ rõ trong cuốn sách Cải cách giáo dục Việt Nam: Liệu có thực hiện được lấy học sinh làm trung tâm? (NXB Phụ Nữ, 2020).

Khi không có ý thức về việc ảo tưởng và lạm dụng quyền lực, người giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục dễ phạm sai lầm, làm tổn thương, gây nguy hiểm tới học trò. Những sự vụ được đưa trên mặt báo chủ yếu diễn ra ở trường công cũng là một dữ liệu đáng suy ngẫm.

Thứ ba , cho dù giáo viên là người được đào tạo có trình độ nhất định và có học vấn cao hơn người bình thường, cá nhân họ vẫn dễ rơi vào ảo giác của một thứ quyền lực và quyền uy có tên "gia trưởng". Đây là di sản nặng nề của lịch sử và văn hóa. Người thầy rất dễ bị cảm giác gia trưởng chi phối khi coi "học trò cũng là con" và vì thế mình phải "dạy dỗ" như là cha mẹ!

Trong xã hội xưa, người thầy của trò đồng thời là người thầy của xã hội (quân-sư-phụ) vì thế cho dù xã hội đã đổi thay, tư tưởng gia trưởng khi áp đặt quan hệ thầy - trò có tính chất giống như quan hệ gia đình (chú bác - cháu, bố mẹ - con) vẫn còn đất sống.

Đây là một sai lầm rất cơ bản vì giữa thầy và trò hoàn toàn không có sự liên hệ và ràng buộc về huyết thống. Người thầy cũng không có cơ hội trải nghiệm cùng học trò ở những khoảng không gian riêng tư. Một người mẹ, một người bố khi nóng giận có thể sai lầm khi quát vào mặt con hoặc nói đôi lời gây tổn thương... nhưng sau đó họ còn có nhiều cơ hội để ôm con, ru con ngủ, cho con ăn, cho con uống thuốc, âu yếm, vuốt ve con.

Từ đó người con có thể cảm nhận được tình máu mủ, sự yêu thương ẩn dưới vẻ ngoài thô ráp, vụng về của cha, mẹ và có thể khoan dung, tha thứ. Tuy nhiên ở trường hợp của thầy cô thì không có những cơ hội đó. Thầy cô đối xử thô bạo với học trò có thể trong tâm thức gia trưởng, muốn dạy dỗ học trò và rồi quên ngay nhưng sự ám ảnh, sự tổn thương ở học trò thì còn lại mãi.

Thứ tư, trong xã hội bất đối xứng thông tin trước đó, chỉ một tầng lớp có khả năng biết đọc, viết, tính toán, nhận và truyền tin bằng chữ viết, vì vậy người thầy độc tôn thông tin, tri thức, do đó có quyền uy lớn.

Tuy nhiên khi xã hội công nghiệp hóa mạnh, internet phủ sóng, xuất bản bùng nổ cộng với đại chúng hóa đại học, người thầy không còn là người sở hữu thông tin duy nhất và nhiều người làm các lĩnh vực khác có học vấn thậm chí cao hơn người thầy.

Song, tâm thế coi mình là trung tâm tri thức duy nhất vẫn chảy trong người giáo viên và dễ làm cho họ trở thành người bảo thủ, tiến hành công việc "từ trên xuống" như là một sự truyền dạy, giáo huấn thay vì hợp tác, đối thoại và học hỏi lẫn nhau (người thầy hiện đại phải là người luôn học hỏi từ trò, xã hội, đồng nghiệp, phụ huynh, các nguồn thông tin khác như internet, sách báo...) để tiến lên trong tư tưởng, nhận thức và chuyên môn.

Cho dù giáo viên là người được đào tạo có trình độ nhất định và có học vấn cao hơn người bình thường, cá nhân họ vẫn dễ rơi vào ảo giác của một thứ quyền lực và quyền uy có tên "gia trưởng".

Thứ năm , trong cơ chế hành chính giáo dục trung ương tập quyền với sự hạn chế lớn về tính dân chủ và thừa nhận tự trị, tự chủ ở địa phương, trường học, người giáo viên phải gánh chịu áp lực lớn từ cấp trên cũng như những khó khăn trong đời sống (vật chất và tinh thần) nhưng họ lại không biết cách chuyển hóa lành mạnh áp lực đó; dẫn đến hướng áp lực đó, xả áp lực đó vào kẻ yếu hơn mình. Nói nôm na là "giận cá chém thớt". Trong mê trận đó thì học sinh là thực thể yếu nhất và dễ gánh hậu quả nhất.

Thứ sáu, do lạc hậu về lý luận giáo dục và hạn chế trong hệ thống đào tạo giáo viên cũng như những hạn chế về môi trường tự học, tự đào tạo, rất nhiều giáo viên thiếu hiểu biết về những vấn đề của giáo dục nhìn từ góc độ khách quan, vĩ mô và hệ thống. Biểu hiện rõ rệt nhất là hành xử kiểu cảm tính theo kinh nghiệm, cảm xúc và thi hành mệnh lệnh máy móc.

Cuối cùng là sự thiếu hiểu biết về pháp luật và kiến thức về giáo dục học, tâm lý học, nhất là tâm lý học lâm sàng trường học và tâm lý học trẻ em. Rất nhiều giáo viên đã làm nghề mà không được học một cách cơ bản về quyền con người, quyền trẻ em, tâm lý học trẻ em, các vấn đề lâm sàng của trường học... Khi thiếu kiến thức người ta sẽ nghĩ quẫn, làm liều, miễn cho xong việc hoặc vừa lòng cấp trên.

Tất cả những vấn đề trên tác động qua lại với nhau tạo ra một cơ chế chi phối người giáo viên rất phức tạp, khiến họ dù không phải là người xấu vẫn dễ phạm sai lầm, và thậm chí cho dù đã phạm sai lầm và bị xử lý kỷ luật, bị dư luận lên án vẫn không nhận ra mình đã sai lầm thế nào và do đâu.

Từ việc chỉ ra các nguyên nhân trên ta sẽ thấy trong bối cảnh hiện tại khi vĩ mô chưa có sự chuyển biến căn bản, để tránh phạm phải sai lầm, người giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục phải tự phản tỉnh, khiêm tốn học hỏi, cầu thị để nâng tầm tư tưởng, nhận thức của bản thân, nỗ lực giải quyết các vấn đề mình có thể trong ý thức sâu sắc về những vấn đề lớn của nền giáo dục.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Rộ hình ảnh nhiều vết tiêm bất thường trên tay Từ Hy Viên khi qua đời, cái chết nghi có uẩn khúcRộ hình ảnh nhiều vết tiêm bất thường trên tay Từ Hy Viên khi qua đời, cái chết nghi có uẩn khúc
11:27:45 06/02/2025
Dậy sóng MXH: Từ Hy Viên chưa đăng ký kết hôn với chồng hiện tại, nam ca sĩ Hàn không được thừa kế 1 xu?Dậy sóng MXH: Từ Hy Viên chưa đăng ký kết hôn với chồng hiện tại, nam ca sĩ Hàn không được thừa kế 1 xu?
10:16:39 06/02/2025
Ông Trump rút Mỹ khỏi cơ quan trực thuộc Liên Hiệp QuốcÔng Trump rút Mỹ khỏi cơ quan trực thuộc Liên Hiệp Quốc
10:25:24 06/02/2025
Vừa đầu năm, Văn Toàn bất lực vì "bị cắm sừng"Vừa đầu năm, Văn Toàn bất lực vì "bị cắm sừng"
11:07:44 06/02/2025
Video 23 giây nghi Từ Hy Viên tuyệt vọng khóc nức nở, nói những điều kỳ lạ trước khi qua đờiVideo 23 giây nghi Từ Hy Viên tuyệt vọng khóc nức nở, nói những điều kỳ lạ trước khi qua đời
13:45:27 06/02/2025
Thanh niên đi bán cơm rang và đồ lót vỉa hè thành triệu phú đứng sau "đế chế" Baby Three: Cuộc đời ly kỳ hơn cả phim!Thanh niên đi bán cơm rang và đồ lót vỉa hè thành triệu phú đứng sau "đế chế" Baby Three: Cuộc đời ly kỳ hơn cả phim!
13:08:29 06/02/2025
Bánh kẹo, đồ ăn nhanh chất cao "như núi" ở bãi rác xã La PhùBánh kẹo, đồ ăn nhanh chất cao "như núi" ở bãi rác xã La Phù
09:42:28 06/02/2025
Trấn Thành đã bị đánh bạiTrấn Thành đã bị đánh bại
13:36:22 06/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Clip: Khoảnh khắc "đứng tim" khi xe khách bất ngờ lấn làn suýt lao thẳng vào xe con ở Nam Định, chỉ còn 1 giây là gây thảm hoạ

Clip: Khoảnh khắc "đứng tim" khi xe khách bất ngờ lấn làn suýt lao thẳng vào xe con ở Nam Định, chỉ còn 1 giây là gây thảm hoạ

Netizen

15:36:37 06/02/2025
Mới đây, trên mạng xã hội không ngừng chia sẻ đoạn video ghi lại hình ảnh vụ việcxảy ra sáng ngày 6/2 tại Hải Trung - Hải Hậu - Nam Định khiến nhiều người thót tim.
Sự hết thời của 1 sao hạng A: 7 năm không ai mời đóng phim, tính cách dối trá ai cũng chán ghét

Sự hết thời của 1 sao hạng A: 7 năm không ai mời đóng phim, tính cách dối trá ai cũng chán ghét

Hậu trường phim

15:31:25 06/02/2025
Dù đã mở họp báo công khai xin lỗi vì lừa dối khán giả nhưng Ngô Tôn vẫn bị chỉ trích, tẩy chay khỏi showbiz. Fan cứng đồng loạt quay lưng khiến danh tiếng của anh tụt dốc không phanh.
Tuyển tập 4 phim 18+ hay nhất 4 năm gần đây: Xem không phí tiền mạng

Tuyển tập 4 phim 18+ hay nhất 4 năm gần đây: Xem không phí tiền mạng

Phim âu mỹ

15:27:59 06/02/2025
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng điểm qua 4 bộ phim 18+ xuất sắc nhất trong 4 năm gần đây, hứa hẹn mang đến những trải nghiệm ấn tượng.
"Quốc bảo nhan sắc" Hàn Quốc 28 năm vẫn đẹp vô địch thiên hạ, phim mới vừa nhìn đã biết siêu phẩm cực hay

"Quốc bảo nhan sắc" Hàn Quốc 28 năm vẫn đẹp vô địch thiên hạ, phim mới vừa nhìn đã biết siêu phẩm cực hay

Phim châu á

15:25:42 06/02/2025
Năm 2025, màn ảnh Hàn có nhiều bộ phim truyền hình đầy hứa hẹn được lên sóng, một trong số đó là Mercy for None (tạm dịch: Không thương xót) của nam thần So Ji Sub.
Trúng số độc đắc sau 16h30 chiều mai (6/2/2025), 3 con giáp phát tài phát lộc

Trúng số độc đắc sau 16h30 chiều mai (6/2/2025), 3 con giáp phát tài phát lộc

Trắc nghiệm

15:22:51 06/02/2025
Theo tử vi 12 con giáp, 3 tuổi sau được dự đoán phú quý suốt đời, vận mệnh vượng phát, làm gì cũng thuận lợi.Tử vi ngày mới của 12 con giáp cho thấy thứ Năm 6/2/2025,
Dàn Anh trai "say hi", gia đình Hoa dâm bụt xuất hiện trong MV của Erik

Dàn Anh trai "say hi", gia đình Hoa dâm bụt xuất hiện trong MV của Erik

Nhạc việt

15:22:36 06/02/2025
Tối 5/2, Erik chính thức tung ra teaser MV Dù cho tận thế (vẫn yêu em) , mở màn cho một sản phẩm âm nhạc hứa hẹn bùng nổ đầu năm 2025.
Danh sách những người nổi tiếng với "bệnh ăn cắp vặt"

Danh sách những người nổi tiếng với "bệnh ăn cắp vặt"

Sao âu mỹ

15:19:03 06/02/2025
Không ồn ào như chuyện của Winona nhưng nhiều ngôi sao khác cũng khiến khán giả choáng váng vì tội ăn cắp vặt.
Nhan sắc khác lạ của Lisa, lộ 1 điểm trên gương mặt trước giờ vốn là điểm yếu

Nhan sắc khác lạ của Lisa, lộ 1 điểm trên gương mặt trước giờ vốn là điểm yếu

Nhạc quốc tế

15:14:56 06/02/2025
Sáng 6/2 (theo giờ Việt Nam), Lisa bất ngờ đánh úp teaser MV mới Born Again, lần đầu hợp tác với Doja Cat và Reay.
Cảnh sát Bỉ truy lùng kẻ nã súng ngoài ga tàu điện ngầm ở Brussels

Cảnh sát Bỉ truy lùng kẻ nã súng ngoài ga tàu điện ngầm ở Brussels

Thế giới

15:09:34 06/02/2025
Người phát ngôn cảnh sát cho biết các nhân chứng nghe thấy tiếng súng vào khoảng 6h sáng cùng ngày theo giờ địa phương bên ngoài ga tàu điện ngầm gần trung tâm thành phố Brussels.
Con trai NS Lê Giang lên tiếng khi netizen yêu cầu can ngăn mẹ vụ drama chê phim Trấn Thành

Con trai NS Lê Giang lên tiếng khi netizen yêu cầu can ngăn mẹ vụ drama chê phim Trấn Thành

Sao việt

15:07:53 06/02/2025
Giữa lúc câu chuyện trở nên ồn ào, Duy Phước - con trai của Lê Giang cũng bị réo gọi vào lùm xùm. Trước những bình luận căng thẳng từ netizen, Duy Phước xin ghi nhận và mong khán giả hoan hỉ bỏ qua.
Cúm mùa diễn biến bất thường tại nhiều quốc gia: Chuyên gia khuyến cáo

Cúm mùa diễn biến bất thường tại nhiều quốc gia: Chuyên gia khuyến cáo

Sức khỏe

15:05:00 06/02/2025
Các bệnh truyền nhiễm phổ biến khác trong nước như sốt xuất huyết, tay chân miệng, một số bệnh có vắc xin dự phòng có thể ghi nhận số mắc gia tăng ở nhiều nơi.