Nghệ An: Đùng đùng bỏ về quê trồng mít Thái, ai đi qua cũng khen “trái siêu to khổng lồ”
Đang yên ổn với công việc công nhân cho một Công ty cà phê ở Đắk Lắk, anh Nguyễn Văn Chiến ở xóm 8, xã Nam Anh, huyện Nam Đàn (tỉnh Nghệ An) bỗng dưng từ bỏ để về quê trồng “rừng” mít Thái cho thu nhập khủng.
Ai đi qua vườn mít Thái của anh Chiến cũng khen mát tay chăm, cây ra toàn trái “siêu to khổng lồ”.
Kinh tế gia đình khó khăn, anh Nguyễn Văn Chiến (SN 1972, ở xóm 8, xã Nam Anh, huyện Nam Đàn (tỉnh Nghệ An) khăn gói vào vào Đắk Lắk làm công nhân cho một Công ty cà phê. Dù công việc đang ổn định, bỗng dưng anh Chiến bỏ về quê trồng mít Thái.
Thời gian sinh sống ở Đắk Lắk, anh nhận thấy giống mít Thái cho năng suất, giá trị kinh tế cao, phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu tại địa phương. Năm 2012, anh Chiến quyết định về quê thầu 5 sào đất ở địa phương để trồng hơn 200 gốc mít Thái và nhiều cây ăn quả khác.
Cây mít Thái đang đem lại thu nhập ổn định cho gia đình anh Nguyễn Văn Chiến.
Anh Nguyễn Văn Chiến chia sẻ: “Sống lâu năm ở nơi đất khách, tôi cũng muốn về quê để được gần gia đình, ổn định cuộc sống. Khi còn ở Đắk Lắk, tôi thấy bà con trồng cây mít Thái rất hiệu quả, cho thu nhập ổn định”.
“Khi có ý định về quê trồng mít Thái, nhiều người cho tôi là kẻ gàn dở vì ở địa phương đã có rất nhiều người trồng mít, mà hiệu quả mang lại cũng chẳng cao. Bỏ qua những lời bán tán, tôi vẫn quyết tâm và có lòng tin rằng giống mít Thái này sẽ phát triển, cho hiệu quả kinh tế cao ở địa phương”- anh Chiến tâm sự với phóng viên .
Hiện nay, trên diện tích 5 sào đất mà gia đình anh thuê lại của địa phương trồng 200 gốc mít Thái, 200 gốc táo, 200 gốc ổi lê Đài Loan đều phát triển xanh tốt, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.
Vườn mít Thái phát triển xanh tốt, trĩu quả.
200 gốc mít Thái được gia đình anh Chiến trồng là giống mít có quả sớm, ra quả quanh năm, múi mít có thịt màu vàng đậm, ăn rất giòn, ít xơ có vị ngọt và thơm mát nên được khách hàng đón nhận nhiệt tình.
Video đang HOT
Mỗi năm, cây mít Thái cho ra rất nhiều quả, nhưng anh Chiến chỉ giữ lại từ 8-10 quả/cây để giúp quả đạt chất lượng, cây phát triển tốt. Mỗi quả đạt trọng lượng từ 10-15kg, được thương lái mua với giá từ 13.000-15000 đồng/kg, trừ chi phí, gia đình anh lãi hơn 200 triệu/năm.
“Mít Thái cho ra quả quanh năm, nhưng quả nhiều, đạt chất lượng từ tháng 5 đến tháng 8. Vào mùa mưa, cây mít thường xuyên bị côn trùng hút nhựa cây tạo thành những vết thương trên bề mặt thân cây tạo điều kiện thuận lợi để nấm xâm nhập vào gây bị thối gốc, chảy nhựa ở cây mít. Trước khi vào mùa mưa, tôi thường phun thuốc phòng nấm, chú ý xem phần nào của cây có dấu hiệu bị chảy nhựa thì nhanh chóng khoét bỏ, làm sạch không lây lan ra cả cây” – anh Chiến bật mí.
Mỗi quả mít Thái đạt trọng lượng từ 10-15kg.
Với 200 gốc táo giống từ Viện nghiên cứu cây trồng Trung Ương, được anh chiến trồng năm 2015, mỗi năm gia đình anh bỏ túi hơn 100 triệu/năm.
Ngoài ra, gia đình anh Chiến còn trồng thêm 200 gốc ổi lê Đài Loan đang bắt đầu cho thu hoạch. Theo ước tính của anh Chiến thì mỗi năm ổi lê Đài Loan cho thu hoạch 4-5 lứa quả cho năng suất 25-30kg/cây, giá bán 25.000 – 30.000 đồng/kg, trừ chi phí, gia đình anh Chiến thu về gần 100 triệu/năm.
Mỗi cây mít Thái anh Chiến giữ lại 8-10 quả.
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, ôngHồ Viết Sỹ – Chủ tịch UBND xã Nam Anh cho biết: “Diện tích mà anh Chiến thuê để làm trang trại trước đây đất xấu, khô cằn, chỉ trồng được một vụ khoai lang. Tuy nhiên, nhờ siêng năng, cần cù, chịu khó anh Chiến đã cải tạo thành vườn cây trĩu quả, là một trong những mô hình làm kinh tế giỏi ở địa phương. Sắp tới, xã sẽ có phương án, nhân rộng mô hình của anh Chiến cho các gia đình khác trong xã học tập làm theo”.
Hoa hồng đẹp nức tiếng Đà Lạt bị đốt, đổ bỏ khắp nơi
Hàng triệu đóa hồng tươi rói bị vứt bỏ ngổn ngang bên lề đường, bờ ruộng, bãi rác, dòng suối... hoặc chất đống để đốt. Điều chưa từng có này đang xảy ra ở Lạc Dương, cách trung tâm TP.Đà Lạt khoảng 15 km.
Ngày 31/3, anh Nguyễn Mạnh Cường, người thu mua hoa ở thôn B'Nơ B, thị trấn Lạc Dương, chất hàng vạn cành hồng tươi rói lên ô tô để chở đi đổ.
"Vài ba ngày lại phải vứt bỏ cả đống hoa thế này, xót lắm! Mình điện thoại cho nhà vườn nói đừng mang hoa đến nữa vì các vựa hoa lớn đã đóng cửa hết rồi. Mỗi ngày 'đi' không nổi 100-200 bông thì còn làm ăn gì nữa? " anh nói, giọng buồn bã.
Hoa chất đống chờ mang đi đổ.
Cũng theo anh Cường, người buôn hoa như anh đã khổ, nhà nông còn khốn đốn hơn nhiều. 90% người trồng hoa hồng ở Lạc Dương đến từ Nghệ An và Hà Tĩnh, đa phần phải thuê đất để trồng hoa, tiền vay bạc mượn, nay lâm vào hoàn cảnh này không biết làm cách nào trả nợ.
Chị Nguyễn Thị Hoàn (thôn Đan Kia) cho biết, mỗi sào hoa phải đầu tư hàng trăm triệu tiền vốn để làm nhà kính, mua cây giống, phân bón, công chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển... Nay thì gần một nửa lượng hoa phải cắt bỏ tại vườn, số còn lại thu hoạch rồi gởi xuống TP.HCM, chẳng biết chủ vựa cho giá bao nhiêu nữa.
Mất chi phí đóng hàng gửi đi nhưng chưa biết chủ vựa cho giá bao nhiêu.
Có lợi thế hơn người khác vì vừa trồng vừa buôn bán hoa nhưng nay chị Nguyễn Thị Phương (thôn Đan Kia, thị trấn Lạc Dương) cũng chật vật. "Các vựa hoa lớn gần như "đóng băng" tiêu thụ hoa hồng. Những ngày gần đây chỉ có thể bỏ mối 400 ngàn đồng/cành cho những người đi bán dạo, lượng hoa bán được ít lắm!", chị ngậm ngùi nói.
Hoa nở khắp vườn, nhà nông chẳng buồn thu hoạch
Hơn 1 tuần nay, anh Nguyễn Văn Mạnh, chủ một vựa hoa lớn ở huyện Lạc Dương bảo quản hoa trong kho lạnh, chờ ngày thị trường bình ổn để đưa xuống TP.HCM tiêu thụ. Nay cũng đành cho người mở kho, mang hàng ngàn cành hồng đi tiêu hủy vì chi phí sử dụng điện khá lớn trong khi chưa biết bao giờ dịch COVID-19 mới chấm dứt.
Ông Hoàng Xuân Hải (Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Lạc Dương) cho biết, toàn huyện có khoảng 200 ha hoa hồng, sản lượng hơn 300 triệu cành/năm, lớn nhất so với các vùng trồng hoa hồng khác trong cả nước.
Do điều kiện thuận lợi về khí hậu, đất đai và nguồn giống tốt, chất lượng hoa vùng này vào loại đẹp nhất Việt Nam, đặc biệt có những loại hoa giữ được màu nguyên bản như cam ù, vàng ánh trăng...
Từ khi xảy ra dịch COVID-19, nông dân Lạc Dương thiệt hại nặng. Hơn 50% lượng hoa phải đổ bỏ, số còn lại bán rất chậm, giá chỉ còn vài trăm đồng mỗi cành. Thị trường xuất khẩu đã "đóng băng", còn trong nước, lượng tiêu thụ hoa có nguy cơ sẽ tiếp tục giảm nếu dịch bệnh kéo dài và lan rộng.
Hoa tràn ngập bãi rác.
Đi dọc nhiều thôn ở thị trấn Lạc Dương, đâu đâu phóng viên Tiền Phong cũng thấy hoa hồng bị chất đống để tiêu hủy hoặc vứt bỏ trong thùng rác, lòng suối, bờ ruộng, các bãi đất trống ven đường. Có những người chất cả đống hoa hồng lên ô tô, xe công nông chạy đi tìm chỗ để đổ bỏ.
Hoa bị đổ bỏ bên suối.
Xe công nông chở hoa đi đổ.
Đốt tiêu hủy hoa.
Kim Anh
Chợ biên giới lớn nhất xứ Nghệ tạm dừng hoạt động Phiên chợ biên giới giữa hai huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) và Nọong Hét, Xiêng Khoảng (Lào) đã phải tạm dừng hoạt động do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Chợ biên Nậm Cắn nằm giáp ranh giữa biên giới hai nước Việt - Lào. Lãnh đạo 2 huyện Kỳ Sơn (tỉnh Nghệ An, Việt Nam) và huyện Noọng Hét (tỉnh Xiêng Khoảng, Lào)...