Ngày tàn của những ‘chuyên gia tài chính 4.0′ tại Trung Quốc
Nhà chức trách Trung Quốc sẽ chấn chỉnh những hoạt động bất thường của các tài khoản cá nhân trong lĩnh vực tài chính trên nhiều nền tảng mạng xã hội.
Các nền tảng mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc bao gồm Wechat, Douyin, Sina Weibo và Kuaishou cho biết sẽ bắt đầu chấn chỉnh những hoạt động bất thường của nhiều tài khoản “tự truyền thông”, đăng tải thông tin về lĩnh vực tài chính.
Thuật ngữ “tự truyền thông” hay “self-media” được dùng trên các mạng xã hội của Trung Quốc để mô tả những tài khoản hoạt động độc lập, tự sản xuất nội dung nhưng không đăng ký chính thức với nhà chức trách.
Trung Quốc siết chặt hoạt động của các tài khoản cá nhân trong lĩnh vực tài chính trên nhiều nền tảng mạng xã hội.
Video đang HOT
Việc này diễn ra sau khi Cơ quan Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC) ban hành một thông báo mới. Cơ quan này cho biết họ sẽ xem xét các tài khoản nhiều lần tung tin về tài chính bất hợp pháp, diễn giải méo mó về các chính sách kinh tế, nói xấu thị trường tài chính, lan truyền tin đồn sai sự thật cũng như làm gián đoạn thông tin liên lạc.
Ngày 28/8, ứng dụng nhắn tin Wechat cho biết từ nay đến 26/10, nền tảng này sẽ điều tra và vô hiệu hóa các tài khoản trong lĩnh vực tài chính có hoạt động “nói xấu thị trường” hay “tống tiền và lan truyền tin giả”.
Global Times đưa tin Sina Weibo, Douyin và Kuaishou cũng đưa ra tuyên bố tương tự. Trong đó, Sina Weibo và Kuaishou nói thêm rằng họ sẽ nghiêm khắc xử lý các tài khoản vi phạm quy định.
Các thông báo được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh đang đàn áp nhiều công ty lĩnh trong vực công nghệ cũng như đưa ra những quy định mới nhắm vào văn hóa hâm mộ người nổi tiếng nước này.
Theo Reuters , Cơ quan giám sát Internet Trung Quốc cho biết họ sẽ hành động để chống lại việc lan truyền “ thông tin có hại” trong các nhóm fan của người nổi tiếng. Nhà chức trách cũng đóng cửa các kênh thảo luận về bê bối của người nổi tiếng hoặc “kích động gây rối”.
CAC cho biết các nền tảng mạng xã hội bị cấm xuất bản danh sách người nổi tiếng cũng như các nhóm người hâm mộ cần phải được quản lý.
Bên cạnh đó, Trung Quốc đang đưa ra các quy định mới để cấm những công ty Internet sở hữu dữ liệu tiềm ẩn nguy cơ bảo mật niêm yết lên sàn chứng khoán nước ngoài, bao gồm ở Mỹ.
Trung Quốc phát động chiến dịch thanh lọc tin tức trên mạng
Chiến dịch chống tin giả mới của Trung Quốc nhằm thanh lọc thông tin trên mạng, gia tăng áp lực lên các nền tảng mạng xã hội.
Theo bản tóm tắt cuộc họp từ xa của Ban Tuyên giáo Trung ương thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc, chiến dịch nhằm vào các hoạt động tin tức trái phép của nhân viên và tổ chức báo chí, nền tảng Internet và tài khoản công cộng, các tổ chức xã hội và cá nhân không được công nhận.
Trung Quốc sở hữu một trong số các hệ thống kiểm soát thông tin tinh vi và rộng nhất thế giới. Chính phủ cũng quy định nghiêm ngặt về giấy phép khi đưa tin. Chi tiết về chiến dịch mới chưa được tiết lộ, song dự đoán sẽ ảnh hưởng đến các nền tảng mạng xã hội như WeChat, Douyin. Chẳng hạn, các tài khoản công cộng có thể đăng ít hơn, dẫn đến mất nhiều người theo dõi hơn. Tuy nhiên, về lâu dài nó tác động tích cực đến môi trường mạng xã hội nói chung, theo Zhang Yi, CEO hãng nghiên cứu iiMedia.
Chiến dịch được phối hợp thực hiện bởi 10 cơ quan chính phủ Trung Quốc, bao gồm Ban Tuyên giáo, Cục Không gian mạng, Tòa án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin, Bộ Công an, Cơ quan quản lý Thuế, Cơ quan Quản lý nhà nước về Điều tiết thị trường, Cơ quan Quản lý Nhà nước về Phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình, Hội Nhà báo.
Chiến dịch thực hiện trên cơ sở thúc đẩy chính sách mới từ các cơ quan tuyên truyền hàng đầu quốc gia. Tuần này, họ thúc giục "đánh giá văn hóa và nghệ thuật" tốt hơn trong nước, một phần thông qua hạn chế vai trò của thuật toán trong phân phối nội dung.
"Nhà báo công dân" trở nên phổ biến hơn nhờ mạng xã hội. Tuy nhiên, họ không được Cục Quản lý Báo chí và Xuất bản công nhận và cấp giấy phép. Tính đến ngày 7/11/2020, Trung Quốc có 228.327 nhà báo có giấy phép hành nghề. Nước này bắt đầu cấp giấy phép "dịch vụ tin tức" cho một số nền tảng mạng xã hội vào năm 2017.
Một phần của chiến dịch nhằm vào việc xử lý đưa tin bóp méo sự thật về một cá nhân hay tổ chức nào đó để "vòi tiền". Chẳng hạn, tháng trước, một blogger bị bắt tại Thâm Quyến với cáo buộc "nhận tiền bất hợp pháp" và thường xuyên đăng những câu chuyện bịa đặt về sụp đổ kinh tế tại Mỹ, cuộc chiến tài chính giữa Mỹ và Trung Quốc. Một người dùng WeChat khác bị bắt vì tống tiền doanh nghiệp bất động sản tại Thiểm Tây.
Trung Quốc vượt mốc 1 tỉ người dùng video trực tuyến Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng người dùng đang có dấu hiệu chậm lại do lĩnh vực này bắt đầu đi xuống sau nhiều năm mở rộng với tốc độ chóng mặt. Giá trị thị trường video trực tuyến năm 2020 của Trung Quốc đạt 241 tỉ nhân dân tệ, tăng 44% so với năm trước đó Số lượng người dùng video trực...