Ngay tại Bắc Giang, vải tươi loại 1 mua tại vườn giá 70.000 đồng/kg
390 thương nhân Trung Quốc đang túc trực tại Bắc Giang để thu mua vải tươi đưa về nước tiêu thụ.
Trong 2 ngày 15 và 16-6, giá bán vải thiều Bắc Giang tại thủ phủ Lục Ngạn và các huyện lân cận dao động từ 30.000 đồng – 60.000 đồng/kg. Cụ thể, vải thiều dao động 30.000 đồng – 50.000 đồng/kg, vải sớm (vải lai Lục Ngạn) dao động từ 40.000 đồng – 60000 đồng/kg. Trong đó, giá vải sớm chất lượng cao trên địa bàn huyện Lục Ngạn bán tại vườn cao nhất lên đến trên 70.000 đồng/kg.
Tại TP.HCM, giá vải thiều bán tại chợ khoảng 80.000 đồng- 90.000 đồng/kg, tại siêu thị trên dưới 60.000 đồng/kg.
Với mức giá này, trái vải đặc sản Bắc Giang đã duy trì được giá bán ổn định ở mức cao (tính từ đầu vụ đến giờ). Trung bình, mỗi cây vải trưởng thành thu hoạch được khoảng 120-150 kg, chủ vườn thu về ít nhất 3,6 triệu đồng.
Vải sớm Bắc Giang giá dao động từ 40.000 đồng – 60.000 đồng/kg nhưng đã thu hoạch gần hết.
Thống kê sơ bộ của Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang cho thấy đến ngày 15-6, tổng lượng vải tiêu thụ trên toàn tỉnh ước đạt 78.640 tấn, tổng giá trị ước đạt khoảng 3.145 tỉ đồng . Trong đó, vải sớm ước đạt 37.550 tấn đã tiêu thụ gần hết; vải chính vụ khoảng 41.090 tấn đang thu hoạch. Dự kiến, thu hoạch chính vụ vải thiều năm nay sẽ kéo dài đến 5-7.
Video đang HOT
Ngoài doanh thu chính từ trái vải, các dịch vụ đi kèm cũng đạt doanh thu cao, lên đến khoảng 905 tỉ đồng . Trong đó, doanh thu thùng xốp, đá cây, vận tải, điện, nhân công, nhà hàng, khách sạn, ngân hàng và dịch vụ khác… ước đạt khoảng 904 tỉ đồng .
Toàn tỉnh có gần 500 điểm cân lớn nhỏ, tập trung chủ yếu tại địa bàn huyện Lục Ngạn và Lục Nam. Hiện tại, có khoảng 390 thương nhân Trung Quốc đang túc trực tại Bắc Giang để thu mua vải thiều đưa về Trung Quốc tiêu thụ, tập trung tại huyện Lục Ngạn.
Vải thiều xuất khẩu sang Trung Quốc phần lớn theo đường chính ngạch. Thị trường Trung Quốc chiếm đến 90% sản lượng vải thiều xuất khẩu của Việt Nam, ngoài ra, vải thiều Bắc Giang còn được xuất đi một số nước khu vực Trung Đông, EU, Nga, Mỹ, Canada, Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Úc…
Trong nước, trái vải Bắc Giang đã được phân phối rộng khắp các tỉnh, thành ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Tại TP.HCM và khu vực phía Nam, tiêu thụ vải được tổ chức thông qua các thương nhân phân phối, các chợ đầu mối Thủ Đức, chợ Bình Điền, Hóc Môn, chợ đầu mối Dầu Giây-Đồng Nai…và các trung tâm thương mại, siêu thị Co.opmart, Big C, Happro ….
Trần Quang Tấn, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, cho biết năm nay vải thiều Bắc Giang mất mùa, sản lượng gỉam đến 40% nhưng bù lại chất lượng cao nhất từ trước đến nay. Tổng cộng toàn tỉnh có khoảng 150.000 tấn, gồm 40.000 tấn vải sớm và 110.000 tấn vải chính vụ.
Để bảo đảm đầu ra và giá bán trái vải, ngay từ đầu vụ, tỉnh Bắc Giang đã tổ chức nhiều chương trình xúc tiến tiêu thụ vải thiều tại Trung Quốc và ngay trên địa bàn, thu hút đông đảo nhà mua hàng là doanh nghiệp trong và ngoài nước, thương nhân các chợ đầu mối… tham gia.
Theo người lao động
Vì sao Trung Quốc chỉ mua vải thiều... không lá của Việt Nam?
Khi xuất khẩu vải thiều sang Trung Quốc phải cắt cuống ngắn dưới 15 cm, không được để lá, để tránh nguy cơ gian lận thương mại...
Ngày 5-6, ông Trần Quang Tấn, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Bắc Giang cho biết tính từ đầu mùa đến nay, sản lượng vải tiêu thụ khoảng 32.000 tấn.
Hiện vải thiều chính vụ đang bước vào thu hoạch. Giá vải bán tại vườn những ngày này đang tăng cao, dao động trong khoảng 70.000 đồng/kg, tăng hơn 30.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái. Thời gian này thương nhân đến thu mua trái vải rất đông và thường chọn mua đúng trái vải đạt các điều kiện xuất khẩu sang Trung Quốc
Theo ông Tấn, trước đó, trong hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều Bắc Giang năm 2019 (Trung Quốc) tỉnh Bắc Giang và phía Trung Quốc đã có những thỏa thuận nhằm tạo điều kiện cho vải thiều Bắc Giang sang Trung Quốc thuận lợi.
Trái vải có mã vùng trồng, mã cơ sở đóng gói, tem truy xuất nguồn gốc dán trên bao bì sản phẩm... Việc yêu cầu trái vải theo tiêu chuẩn như phải cắt cuống dài không quá 10 phân và không buộc theo lá, Bắc Giang đã chuẩn bị từ sớm và đáp ứng được các điều kiện này.
Vải thiều được bán tại hệ thống siêu thị Co.opmart với giá 49.900 đồng/kg.
"Cùng với việc giữ vững ổn định thị trường xuất khẩu, chúng tôi luôn xác định thị trường nội địa là trọng điểm nên đã chủ động kết nối với các hệ thống bán lẻ, trung tâm thương mại để cung cấp trái vải đạt chất lượng cao nhất. Hiện giá vải thiều loại cao cấp có giá 60.000-70.000 đồng/kg và đang tiêu thụ thuận lợi", ông Tấn nói.
Trao đổi với Pháp luật TP.HCM, ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác nhận, từ ngày 1-5 có một số quy định mới đã áp dụng với hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc.
Ví dụ như đối với quả vải, khi xuất khẩu sang Trung Quốc phải cắt cuống ngắn dưới 15 cm, không được để lá, để tránh nguy cơ gian lận thương mại. Bên cạnh đó, sản phẩm phải được đóng bao bì, có nhãn mác đầy đủ. Các thùng đựng vải có chiều cao không quá 38cm, có đủ nhãn mác thông tin về sản phẩm, cơ sở đóng gói, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu.
Theo Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, hiện mỗi ngày tại chợ đầu mối Thủ Đức có khoảng 2.000 tấn vải từ Bắc Giang đưa về để phân phối cho thị trường phía Nam.
Năm nay, tổng sản lượng vải thiều ước đạt 150.000 tấn; sản lượng vải thiều tiêu thụ trong nước khoảng 75.000 tấn chiếm 50%; xuất khẩu 75.000 tấn, chiếm 50%. Thời gian vải thiều chính vụ thu hoạch từ ngày 05-6 đến ngày 05-7.
Tỉnh Bắc Giang đã có công văn chỉ đạo các sở ban ngành, trong đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ động quảng bá, thông tin đến các đơn vị kinh doanh lữ hành, kết nối các tour du lịch đến các điểm danh lam, thắng cảnh, các nhà vườn... Hướng dẫn, các địa phương đảm bảo điều kiện để tổ chức đón các đoàn khách đến tham quan, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương trong phát triển du lịch.
Theo 24h
Doanh nhân Việt chi tiền tỷ mua "vua bonsai" từ Nhật về ngắm Anh đã cất công sang tận Nhật Bản tìm mua những cây thông đen có giá trị mang về Việt Nam để thỏa mãn thú chơi cây cảnh. Chủ nhân của những cây thông đen có giá tiền tỷ này là anh Đinh Hồng Phong (Thị trấn Neo, Yên Dũng, Bắc Giang). Anh Phong là doanh nhân đồng thời là một người đam...