Ngày này 15 năm trước, iPhone thế hệ đầu chính thức lên kệ
Ngày 29/6/2007, iPhone thế hệ đầu tiên bắt đầu mở bán tại Mỹ, thị trường smartphone thay đổi từ đây.
So với iPhone 13 hiện nay, iPhone thế hệ đầu chỉ là một mẫu điện thoại thông minh xoàng xĩnh. Tuy nhiên, nó đã thay đổi cả thế giới. Sau hơn 5 tháng ra mắt, mẫu iPhone đầu tiên mới chính thức bán ra thị trường. “Lên kệ là một khoảnh khắc hạnh phúc song cũng áp lực”, Tony Fadell – đồng tác giả iPhone – chia sẻ trên Thời báo Phố Wall năm 2022. “Điều gì sẽ xảy ra khi nó tiến ra thế giới”?
“Nó thực sự rất tuyệt vời”, Greg Joswiak – nay là Phó Chủ tịch Tiếp thị toàn cầu Apple – hồi tưởng. “Ý tôi là, nó chính là lịch sử”.
iPhone đầu tiên của Apple
Nguồn gốc iPhone
Theo “cha đẻ iPod” Fadell, dự án iPhone khởi đầu từ dự án iPod. Họ bắt đầu nghĩ về tương lai của iPod khi phát triển nó. Khi ấy, điện thoại phổ thông có thêm camera, tính năng nghe nhạc, công cụ khác. Đối thủ hoàn toàn có khả năng bắt kịp Apple. “Tương lai của iPod là gì? Nếu mọi người có hai thiết bị trên tay, họ sẽ chọn cái nào”?
Video đang HOT
Phản ứng ban đầu
Hầu hết các băn khoăn, chỉ trích xoay quanh iPhone thế hệ đầu đều mang tính cá nhân, song chủ yếu do iPhone đã thay đổi hoàn toàn ý niệm của mọi người về một chiếc điện thoại thông minh. Thời điểm đó, những chiếc smartphone tốt nhất sở hữu các tính năng mà iPhone không có.
Chẳng hạn, iPhone dùng pin không tháo rời, không có bàn phím cứng, không có khe cắm thẻ nhớ. Chợ ứng dụng App Store cũng chưa ra đời, trong khi nhiều người muốn cài đặt ứng dụng của bên thứ ba.
Một lý do khác khiến mọi người tin rằng tương lai iPhone sẽ u ám là chỉ bán độc quyền tại nhà mạng AT&T. Dù vậy, chính điều này lại mang đến thành công rực rỡ cho Apple. Apple lựa chọn AT&T vì họ đồng ý với các yêu cầu về kiểm soát của Apple. Khi ấy, nhà mạng thường có tiếng nói trong thiết kế phần cứng của những điện thoại dùng mạng của họ. Nhà mạng cũng yêu cầu phải cài đặt ứng dụng của mình trên thiết bị. Song, iPhone không như vậy.
Do đó, iPhone là một sản phẩm trọn vẹn của Apple, không có sự can thiệp từ bên ngoài. Đây chính là một điều mà Apple đã thay đổi triệt để.
15 năm trước, điện thoại thường được trợ giá khi mua kèm gói cước của nhà mạng. Khách hàng sẽ trả phần còn lại theo thời gian. Apple phá vỡ truyền thống đó khi bán đứt iPhone với giá 499 USD và 599 USD tùy theo dung lượng 4GB hay 8GB.
Cơ hội thành công
Steve Ballmer, CEO Microsoft khi đó, từng chế nhạo iPhone vì nhiều lý do. Tháng 4/2007, ông khẳng định: “iPhone không có bất kỳ cơ hội nào để giành thị phần đáng kể”. Các CEO của BlackBerry lại có quan điểm chia rẽ về iPhone. Mike Lazaridis nói rằng Apple đã làm công việc thực sự tốt, trong khi Jim Balsillie tự tin công ty của mình vẫn sẽ ổn.
Thực tế đã chứng minh điều ngược lại. Ngày 29/6/2007 là một ngày đặc biệt với Apple. Mọi người xếp hàng khắp nơi để được mua iPhone. Dù vậy, đến tháng 9, Apple lại giảm giá thiết bị, loại bỏ bản 4GB và giảm giá bản 8GB từ 599 USD xuống 399 USD. Sau đó, Steve Jobs được cho là nhận được hàng trăm email phẫn nộ từ những người mua giá gốc trước đây. Apple phải thực hiện động thái xóa dịu, tặng một khoản tín dụng 100 USD cho họ.
Dù sao đi nữa, bất chấp các thiếu sót về tính năng, iPhone vẫn là “một chiếc máy tính cầm tay đột phá và tuyệt đẹp”, theo nhà báo Walter S. Mossberg và Katherine Boehret. Đặc biệt, phần mềm của nó đã thiết lập tiêu chuẩn mới cho ngành công nghiệp smartphone.
Theo hãng phân tích Statista, Apple bán được 1,9 triệu iPhone trong năm 2007.
“Chúng tôi đã tạo ra một công cụ tuyệt vời để giúp mọi người học hỏi, liên lạc và giải trí”, Joswiak nói nhân kỷ niệm 15 năm iPhone lên kệ. iPhone đời đầu bị khai tử vào ngày 15/7/2008. Tuy khá “yểu mệnh”, nó thực sự được lưu dấu trong tâm trí nhiều iFan cho tới nay.
Tương lai cổng Lightning trên iPhone sắp được định đoạt
Ngày 7/6, Liên minh Châu Âu (EU) sẽ thông báo kết quả bỏ phiếu liên quan đến các cổng kết nối USB-C trên tất cả smartphone, máy tính bảng bán ra tại đây, bao gồm iPhone.
Thời gian của cổng Lightning trên một số mẫu iPhone, iPad của Apple có thể chỉ còn tính bằng ngày. Những sản phẩm đầu tiên sử dụng cổng này là iPhone 5, iPod touch thế hệ 5 và iPod nano thế hệ 7.
Qua các năm, Apple vẫn gắn bó với Lightning ngay cả khi người dùng muốn iPhone chuyển sang cổng USB-C như hầu hết thiết bị của hãng khác để sạc và chuyển dữ liệu. Tuy nhiên, "táo khuyết" kiên định với lựa chọn của mình, một phần vì kiếm được nhiều tiền hơn từ bán phụ kiện độc quyền.
"Cơn khát" của công chúng đang được đẩy lên cao hơn bao giờ hết. Chẳng hạn, cuối năm 2021, một kỹ sư đã chỉnh sửa iPhone X để nó tương thích với cổng USB-C. Khi bán trên eBay, thiết bị được bán với giá lên tới 86.000 USD.
Theo nhà phân tích Ming Chi Kuo và nhà báo Mark Gurman, USB-C sẽ xuất hiện trên iPhone 15, ra mắt năm 2023. Tại thời điểm hiện tại, chuyển sang USB-C hay không phụ thuộc vào quyết định tự nguyện của Apple.
Tuy nhiên, chỉ một ngày nữa, công ty của Tim Cook có thể bị đặt vào tình thế buộc phải "đá" cổng Lightning. Ngày 7/6, một ngày sau khi WWDC 2022 khai mạc, EU sẽ thông báo kết quả bỏ phiếu liên quan đến cổng USB-C trên tất cả smartphone, máy tính bảng bán ra tại đây. Do đây là luật áp dụng tại châu Âu, câu hỏi đặt ra là Apple có muốn dùng các cổng khác nhau cho iPhone tùy theo thị trường không.
Nếu EU thông qua dự luật, đây sẽ là dấu chấm hết cho cổng Lightning trên iPhone, ít nhất tại châu Âu. Nếu không, chúng ta sẽ phải chờ đến năm 2023 để biết quyết định của Apple là gì.
Lý do đồ Apple luôn đắt đỏ Người dùng thường sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các thiết bị của Apple để sở hữu hệ sinh thái độc quyền, chính sách bảo mật tốt và chất lượng sản phẩm vượt trội. Đối với những tín đồ trung thành của Apple, việc chi tiêu cho những thiết bị của hãng luôn tốn kém và đắt đỏ. Điều dễ nhận thấy...