Ngày Black Friday ngày hội mua sắm lớn nhất thế giới ra đời và phát triển như thế nào?
Cùng nhìn lại lịch sử phát triển qua hai thế kỷ của một trong những sự kiện mua sắm được mong đợi nhất trên thế giới.
Nhắc đến ngày Black Friday, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những đợt mua sắm giảm giá hấp dẫn trước dip lễ Tạ Ơn. Với bề dày hai thập kỷ, đằng sau sự kiện Black Friday vẫn tồn tại những câu chuyện thú vị mà bạn có thể chưa biết.
Trước thềm Black Friday đang tới gần, hãy cùng điểm lại lịch sử phát triển cùng những sự thật ít ai biết về “Ngày thứ 6 đen tối”.
(Ảnh: Consumer Report)
Theo thông lệ, ngày đầu tiên sau lễ Tạ Ơn sẽ đánh dấu sự bắt đầu của mùa mua sắm cho dịp lễ hội cuối năm. Sự kiện này được khởi xướng lần đầu tiên kể từ sau cuộc diễu hành mừng lễ Tạ Ơn của chuỗi cửa hàng bách hóa Macy’s tại New York vào năm 1924.
Các nhà bán lẻ thức thời đã nhanh chóng tận dụng hiệu ứng của cuộc diễu hành như một hình thức quáng cáo trước thềm mùa mua sắm sôi động nhất trong năm. Từ đó, thứ 6 đầu tiên sau ngày lễ Tạ Ơn được ấn định là ngày khởi điểm cho mùa mua sắm.
Lễ diễu hành của chuỗi cửa hàng bách hóa Macy’s vào năm 1930. (Ảnh: AP)
Cảnh tượng mua sắm tại Macy’s năm 1931. (Ảnh: Bussiness Insider)
Bắt đầu ở Mỹ và nhanh chóng lan rộng toàn cầu, Đại khủng hoảng năm 1929 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế thế giới. Trước sức ép của khủng hoảng kéo dài gần một thập kỉ, các nhà bán lẻ đã yêu cầu Tổng thống Franklin D. Roosevelt dời lễ Tạ Ơn sớm hơn một tuần vào năm 1939.
Khủng hoảng tài chính phố Wall đã dẫn đến Đại khủng hoảng năm 1929. (Ảnh: Bussiness Insider)
Lễ Tạ Ơn năm 1939 rơi vào ngày 30/11 đồng nghĩa với việc người dân chỉ còn chưa đầy một tháng để chuẩn bị cho dịp Giáng Sinh. Việc dời ngày lễ Tạ Ơn sớm hơn 1 tuần có thể kéo dài thời gian mua sắm và thúc đẩy doanh số bán lẻ trên toàn quốc. Với suy nghĩ sự thay đổi này sẽ góp phần cải thiện nền kinh tế quốc gia, Roosevlet đã chấp thuận.
Nhưng mãi đến tháng 10, Tổng thống Roosevelt mới chính thức công bố lễ Tạ Ơn sẽ kỉ niệm sớm hơn 1 tuần. Sự thay đổi này nhanh chóng vấp phải nhiều luồng ý kiến trái chiều và dẫn đến việc người dân tổ chức 2 ngày lễ Tạ Ơn vào năm đó. Thậm chí, người dân còn “châm biếm” lễ Tạ Ơn mới bằng tên gọi hài hước “Franksgiving”
Tổng thống Roosevelt (phải) thông qua dự luật về ngày lễ Tạ ơn mới. (Ảnh: Bussiness Insider)
Năm 1941, Tổng thống Roosevelt đã thông qua một dự luật ấn định lễ Tạ Ơn sẽ rơi vào Thứ 5 tuần thứ 4 của tháng 11 thay vì Thứ 5 cuối cùng của tháng như truyền thống. Như vậy, thị trường cuối năm sẽ khả quan hơn khi người dân có nhiều thời gian mua sắm hơn.
Video đang HOT
(Ảnh: fivethirtyeight)
Vào những năm 1950, ngày Black Friday vẫn chưa hoàn toàn được “hiện thực hóa” mặc dù nước Mỹ vẫn giữ truyền thống bắt đầu mua sắm sau ngày lễ Tạ Ơn. Tuy nhiên, Black Friday lại được dùng để mô tả một hiện tượng mua sắm đặc biệt vào thời điểm này.
Như thông lệ, trận đấu bóng bầu dục thường niên giữa hai đội Army Black Knights và Navy Midshipmen sẽ được tổ chức tại thành phố Philadephia vào thứ 7 sau ngày lễ Tạ Ơn. Trước thềm sự kiện thể thao được mong chờ nhất, một lượng người khổng lồ đã đổ về Philadelphia để mua sắm và chờ xem trận đấu. Lượng khách du lịch tăng đột biến đã khiến cảnh sát tại đây không thể nghỉ ngơi và phải tăng ca để kiểm soát tình trạng hỗn loạn.
(Ảnh: oukas)
Hành khách hướng về Philadelphia chờ xem trận đấu. (Ảnh: Bussiness Insider)
Từ đó, người Mỹ gọi những ngày thứ 6 “hỗn loạn” trước trận bóng bằng cụm từ “Black Friday” – khái niệm được dùng trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 1869 khi giá vàng giảm mạnh. Sau đó, các thương gia ở Philadelphia đã sử dụng thuật ngữ này và Black Friday trở thành một truyền thống kỳ lạ của thành phố Philadelphia.
(Ảnh: Amazon)
Lịch sử thú vị của ngày Black Friday
Hàng năm, cứ đến ngày Black Friday, các tín đồ mua sắm lại chen chân cố gắng kiếm cho mình những món đồ giá hời khi các nhãn hàng đồng loạt giảm…
Vào cuối thập niên 1980, các nhà bán lẻ đã quyết định biến thuật ngữ trên thành một cơ hội kinh doanh khi nhìn thấy tiềm năng khổng lồ từ việc mọi người tích cực mua sắm cho mùa lễ hội cuối năm. Cũng từ đó, khái niệm “going into the black” ra đời dựa trên những ghi chép kế toán của các thương gia, trong đó, màu đỏ biểu thị cho số lỗ và màu đen đại diện cho lợi nhuận.
(Ảnh: Bebeto Matthews/AP)
Bên cạnh những lợi ích kinh tế không thể phủ nhận từ ngày Black Friday, cụm từ này còn ẩn chứa nhiều tầng ý nghĩa hơn những gì chúng ta tưởng tượng. Vào thập niên 90, Black Friday vẫn chưa bùng nổ như một hiện tượng nhưng vẫn được xem là một ngày mua sắm đặc biệt. Bước sang những năm 2002, Black Friday đã “soán ngôi” ngày thứ 7 trước lễ Giáng Sinh để trở thành sự kiện mua sắm lớn nhất mùa lễ hội cuối năm.
Black Friday tại cửa hàng bách hóa Macy’s năm 2003. (Ảnh: Time)
Theo elle.vn
Ngày Black Friday thật sự là một “cuộc đi săn” đầy cạnh tranh khi rất nhiều người dân sẵn sàng cắm trại qua đêm trước các trung tâm mua sắm để được chạm tay vào những món hàng giá hời, từ sản phẩm điện tử, mỹ phẩm cho đến áo quần. “Cơn bão” Black Friday còn lan rộng sang các nước không thường mừng lễ Tạ Ơn như Brazil và Anh.
(Ảnh: michaelkonik)
“Cuộc chiến” Black Friday tại Brazil. (Ảnh: Bussiness Insider)
Năm 2008, Đại suy thoái kinh tế diễn ra. Bước sang năm 2010, các nhà bán lẻ đã tung ra thị trường nhiều sản phẩm với mức giảm giá sâu hấp dẫn. Chiến lược chung của các thương hiệu là bắt đầu bán hàng giảm giá vào tối thứ 4 trước Black Friday. Từ đó, các cụm từ “White Wednesday” và “Grey Thursday” ra đời dùng để chỉ những ngày mua sắm nhộn nhịp trước Black Friday.
(Ảnh: subaru coffee)
(Ảnh: Telegraph)
Vốn là kì nghỉ dành cho gia đình, lễ Tạ Ơn lại trở thành một “cuộc đua” về mặt thương mại. Điều này đã tạo ra làn sóng phản ứng gay gắt từ công chúng. Tuy nhiên, sự cạnh tranh giữa các nhà bán lẻ còn khắc nghiệt hơn. Để tồn tại trên thị trường, các thương hiệu phải mang lại những sản phẩm chất lượng, mức giảm giá hấp dẫn và thời gian mở cửa dài hơn.
Vào năm 2013, Kmart đưa ra thông báo sẽ hoạt động liên tục trong 41 giờ trong suốt ngày lễ Tạ Ơn và Big Lots cũng sẽ mở cửa từ 7 giờ sáng cho đến nửa đêm vào dịp lễ năm nay. Bên cạnh đó, nhiều thương hiệu như H&M, Lowe, Academy, Costco sẽ đóng cửa trong ngày lễ này.
(Ảnh: Bussiness Insider)
Với việc doanh số bán hàng không còn phụ thuộc vào khoảng thời gian 24 giờ, ngày Black Friday đã dần mất đi độ phổ biến. Nhiều cửa hàng hoàn toàn không có cảnh tượng chen chúc xếp hàng mua sắm trong ngày Black Friday. Vào năm 2015, chỉ có 102 triệu người đến mua sắm tại các cửa hàng truyền thống trong ngày Black Friday, thấp hơn gần 7% so với năm 2012. Con số này tiếp tục giảm mạnh vào năm 2016 và 2017.
(Ảnh: ifashionnetwork)
Nhưng điều này không báo hiệu cho sự thoái trào của ngày Black Friday. Thay vì mua sắm theo cách truyền thống, người tiêu dùng sử dụng các công cụ trực tuyến để tiếp cận hàng hóa. Theo ghi nhận từ Bussiness Insider, mua sắm trực tuyến đã thu về 2.9 tỷ đô la Mỹ (hơn 67 tỷ VNĐ) trong dịp lễ Tạ Ơn năm 2017.
Black Friday là ngày gì mà khiến nhiều người phát cuồng?
Black Friday là ngày đại hội giảm giá lớn nhất trong năm có nguồn gốc từ Mỹ và đã lan rộng ra khắp thế giới, trong đó có Việt Nam.
Black Friday là ngày gì?
Ngày này nhiều năm trở lại đây đã không còn quá xa lạ đối với người dân Việt Nam, nhưng Black Friday bắt nguồn ở đâu, vì sao lại có tên gọi như vậy thì vẫn còn nhiều lý giải khác nhau.
Black Friday, hay còn gọi là ngày "Thứ Sáu đen tối" được ấn định vào thứ 6 đầu tiên sau ngày Lễ Tạ Ơn (một ngày lễ hàng năm được tổ chức chủ yếu tại Mỹ và Canada). Vì Lễ Tạ Ơn rơi vào ngày thứ 5 lần thứ 4 trong tháng 11, nên Black Friday sẽ rơi vào khoảng ngày 23-29 tháng 11.
Khách hàng mua sắm tại cửa hàng ở California, Mỹ trong ngày Black Friday. AFP/TTXVN
Theo Wikipedia, cái tên Black Friday bắt đầu được người ta nhắc đến nhiều sau tình trạng tắc nghẽn giao thông xảy ra vào thứ 6 sau Lễ Tạ Ơn vào năm 1965 ở Philadelphia, khi hàng trăm nghìn người Mỹ chen chúc nhau ở các con phố, vỉa hè đi mua sắm để sửa soạn cho Lễ Noel sắp đến. Đây được xem là ngày bắt đầu cho mùa mua sắm Giáng sinh, tương tự như ngày Boxing Day ở nhiều quốc gia khác.
Còn theo nhật báo USA Today, ngày Black Friday bắt đầu được nhắc tới vào năm 1939, khi Franklin D. Roosevelt - tổng thống thứ 32 của Mỹ đứng trước sức ép phải chuyển Lễ Tạ Ơn từ ngày thứ 5 cuối cùng lên thành thứ 5 lần thứ 4 trong tháng 11, với mục đích kéo dài mùa mua sắm Giáng sinh.
"Khi mùa mua sắm kéo dài, người ta sẽ chi tiêu nhiều hơn, và nền kinh tế đang khủng hoảng lúc bấy giờ sẽ nhận được một sự thúc đẩy cần thiết" - đó chính là ý tưởng hình thành nên sự ra đời của Black Friday. Sự thay đổi của ngày Lễ Tạ Ơn chính thức được công nhận vào năm 1941, nhưng khái niệm Black Friday đã không thực sự nổi bật cho đến khoảng một thập kỷ sau đó.
Trong tiếng Anh có thuật ngữ "In The Black" chỉ tình trạng doanh nghiệp làm ăn có lợi nhuận. Tương phản với "In The Black" là "In The Red" chỉ tình trạng kinh doanh thua lỗ, buôn bán thất bát.
Ngày xưa, để tiện phân biệt và theo dõi sổ sách, kế toán thường ghi số lợi nhuận bằng mực đen, số lỗ bằng mực đỏ. Từ đó, người ta đặt tên ngày mua sắm lớn nhất trong năm là Black Friday, ngụ ý rằng đây là ngày ăn nên làm ra của các doanh nghiệp.
Chính vì thế, vào ngày Black Friday ở Mỹ người ta thường chứng kiến những cảnh người dân xếp hàng dài tại các siêu thị, cửa hàng để mua hàng giá siêu rẻ. Sức mua trong những ngày này có thể bằng vài tháng trước đó cộng lại. Đây chính là đòn bẩy kinh tế mạnh dịp cuối năm.
Vì ngày Black Friday là ngày thứ 6 cuối cùng của tháng 11 hàng năm nên ngày Black Friday năm 2018 sẽ rơi vào ngày 23/11/2018. Ngoài ra, cũng có thể dễ dàng xác định được ngày Black Friday của các năm tiếp theo sẽ là ngày 29/11/2019, 27/11/2020...
"Phát cuồng" vì Black Friday
Khi nói đến Black Friday, người ta ngay lập tức nghĩ tới 2 điều: "siêu giảm giá" và các đám đông hỗn loạn. Nhưng vì sao người ta lại "phát cuồng" vì Black Friday đến vậy?
Black Friday sẽ diễn ra vào ngày 23/11 tới đây. Ảnh minh họa: Tuấn Anh - TTXVN
Không khó để lí giải điều này khi vào ngày Black Friday, phần lớn các cơ sở bán lẻ lớn đều mở cửa từ khoảng 4 giờ sáng hay sớm hơn, với hàng chục ngàn mặt hàng giảm giá cực lớn. Mức giảm giá phổ biến từ 10 - 30%, hay thậm chí 60% để bán được nhiều hàng hóa.
Một số cửa hàng còn đưa ra chiêu thức giảm sâu đến 80-90% cho một số khách hàng đến sớm hoặc đối với các mặt hàng thông thường như điện tử, điện lạnh, đồ gia dụng, nội thất, thời trang,... Nhiều chủ doanh nghiệp thậm chí cho phép nhân viên nghỉ làm như đối với một ngày lễ để đi mua sắm.
Chính vì lý do này mà vào ngày Black Friday, bất kể là năm nào, người ta cũng ghi nhận hàng trăm người chen lấn, lao vào nhau tại các siêu thị, cửa hàng bán lẻ để giành giật những món đồ giảm giá mạnh.
Đây là ngày duy nhất trong năm ghi nhận có thể biến cả những người mua hàng trầm tính nhất, hiền lành nhất cũng có thể biến thành một "tín đồ" hung dữ, sẵn sàng tranh cướp những món đồ mà mình muốn sở hữu.
Sức ảnh hưởng của ngày mua sắm lớn nhất trong năm không chỉ diễn ra tại Mỹ mà đã được nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam áp dụng. Chính vì thế, người tiêu dùng Việt Nam có thể tận dụng các chương trình khuyến mãi trong ngày Black Friday để mua sắm thỏa thích những thứ mà trước đây vốn muốn mua nhưng giá quá cao.
Theo bnews.vn
Cách quản lý chi tiêu mua sắm hiệu quả cho tín đồ thời trang Mua sắm thời trang là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng lớn nhất đến số tiền chi tiêu hàng tháng của mỗi người. Đặc biệt là những người "cuồng" thời trang thì lại càng chi tiêu không kiểm soát vào mảng này. Chính vì thế mà nhiều người không tự kiểm soát được số tiền chi tiêu hợp lý cho việc mua...