Ngày 7/11, tia cực tím tại Nha Trang, Cần Thơ gây hại ở mức rất cao
Theo ông Đặng Đình Quân, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 7/11, chỉ số tia cực tím (UV) cao nhất phổ biến trên cả nước đều ở mức cao, riêng thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên-Huế) ở mức trung bình.
Chỉ số này ở thành phố Nha Trang ( tỉnh Khánh Hòa) và thành phố Cần Thơ ở mức rất cao và có hại nhất vào khung giờ 11-13 giờ.
Ngày 7/11, chỉ số tia cực tím (UV) trên cả nước đều ở mức cao. Ảnh: TTXVN
Trong 3 ngày tới (8-10/11), chỉ số tia cực tím cực đại tiềm năng tại các thành phố hầu hết đều có nguy cơ gây hại cao. Tại các thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng, Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), Huế, Nha Trang ngày 9/11; Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Nha Trang ngày 10/11, tia cực tím có nguy cơ gây hại trung bình và thành phố Cần Thơ ngày 9/11 có nguy cơ gây hại rất cao.
Tại các thành phố Đà Nẵng, Huế, Hội An (tỉnh Quảng Nam) ngày 10/11, chỉ số này có nguy cơ gây hại dưới trung bình. Tia cực tím có hại nhất vào khung giờ 11-13 giờ.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia, con người có khả năng bị say nắng, chuột rút hoặc kiệt sức vì nóng khi tiếp xúc hoặc hoạt động thể chất kéo dài. Việc tiếp xúc quá lâu với tia cực tím sẽ gây tổn thương và có nguy cơ dẫn đến ung thư da, gây ra ức chế hệ thống miễn dịch.
Các nhà khoa học cho rằng việc cháy nắng có thể làm thay đổi sự phân bố và chức năng của các tế bào bạch cầu trong vòng 24 giờ sau khi tiếp xúc với ánh nắng. Nếu tình trạng này lặp đi lặp lại lâu dài sẽ gây hại nhiều hơn đến hệ thống miễn dịch của con người.
Người dân lưu ý chỉ số tia cực tím dao động từ 3-5 là trung bình, từ 6-7 là cao, từ 8-10 là rất cao, gây bỏng trong thời gian 25 phút, chỉ số cực tím từ 11 trở lên được xem là cực kỳ cao, rất nguy hiểm, nguy cơ làm tổn thương da, mắt bị bỏng nếu tiếp xúc ánh nắng mặt trời trong khoảng 15 phút nếu không được bảo vệ; chỉ số tia cực tím ở mức 12 là mức nguy hiểm cực độ.
Tia cực tím có thể xuyên qua mây và các loại cửa kính, bởi vậy người dân nên áp dụng các cách phòng tránh như mặc quần áo bảo hộ, dùng mũ rộng vành để che mặt, cổ và tai; đeo kính râm bảo vệ mắt – lựa chọn chất liệu tròng kính có khả năng chống nắng, độ hấp thụ tia cực tím từ 99 – 100% sẽ bảo vệ tốt nhất cho mắt và vùng da xung quanh; bổ sung hoa quả tươi giàu vitamin C; sử dụng kem chống nắng đều đặn mỗi khi ra ngoài, ngay cả khi trời nhiều mây.
Bên cạnh đó, các tỉnh, thành phố phía Bắc đang ở giai đoạn thời tiết xấu nhất trong năm. Theo Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), thời tiết, phương tiện giao thông vẫn là yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng không khí.
Việc chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm đang khiến các chất ô nhiễm bị nén ở tầng thấp, không được khuếch tán dẫn đến chất lượng không khí có xu hướng xấu trong một số ngày, tập trung vào đêm và sáng sớm. Người dân cần hạn chế mở cửa sổ và tập thể dục ngoài trời, nên đeo khẩu trang chống bụi khi ra đường…
Phát hiện khả năng bảo vệ tế bào da khỏi tia UV của vitamin B3
Theo phát hiện mới công bố tại hội nghị lần thứ 29 của Viện Da liễu và Hoa liễu châu Âu, nicotinamide - NAM, một dạng vitamin B3 - có thể bảo vệ tế bào da khỏi tổn thương vì tia cực tím (tia UV) trong ánh nắng, yếu tố nguy cơ chính gây ra ung thư da không tế bào hắc tố.
Giao diện của ứng dụng Miiskin trên các thiết bị.
ược biết, ung thư da không không tế bào hắc tố (non-melanoma) là loại ung thư ác tính có tỷ lệ mắc ngày càng tăng trên toàn cầu. Yếu tố nguy cơ chính là tiếp xúc với tia UV trong ánh nắng, làm tổn thương ADN, tăng sản xuất các gốc tự do ôxy hóa (ROS), kích hoạt viêm cục bộ và làm cạn kiệt năng lượng tế bào, dẫn đến bất ổn định bộ gien và chết tế bào.
Trong nghiên cứu mới, các chuyên gia da liễu tại Bệnh viện ại học AOU Maggiore della Carità (Ý) đã phân lập các tế bào da từ bệnh nhân ung thư da không tế bào hắc tố, rồi xử lý chúng bằng 3 loại NAM có nồng độ khác nhau trong 18, 24 và 48 tiếng, sau đó phơi dưới tia UVB. Kết quả cho thấy việc xử lý trước với NAM kích cỡ 25 micrômét trong 24 giờ trước khi tiếp xúc tia UV đã giúp bảo vệ tế bào da khỏi tác động của stress ôxy hóa do tia UV gây ra, bao gồm gây tổn thương ADN. Trái lại, NAM còn giúp phục hồi ADN, đồng thời làm giảm biểu hiện chống ôxy hóa và ngăn ngừa tình trạng viêm.
Lara Camillo, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết: "Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng việc tăng cường tiêu thụ vitamin B3 sẽ bảo vệ da khỏi một số tác hại của việc tiếp xúc với tia cực tím, từ đó có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư da không tế bào hắc tố. Tuy nhiên, tác dụng bảo vệ của vitamin B3 chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, vì vậy nó cần được tiêu thụ không quá 24-48 giờ trước khi ra nắng".
iện thoại di động - công cụ phòng ngừa và phát hiện sớm ung thư da
Cũng liên quan đến vấn đề sức khỏe da liễu, các nhà khoa học Mỹ mới đây nhận định những tiến bộ về công nghệ ứng dụng trên điện thoại thông minh có thể là công cụ trong tầm tay quan trọng nhất giúp tầm soát và chẩn đoán sớm ung thư da, trong bối cảnh nhiều người hoãn khám bệnh vì đại dịch COVID-19.
Một ví dụ điển hình cho lợi ích nêu trên là ứng dụng di động (app) chống ung thư da Miiskin (tương thích hệ điều hành iOS, Android). ây là app điều hành bởi trí tuệ nhân tạo (AI) đầu tiên, cho phép người dùng sử dụng bản đồ da trên toàn cơ thể và công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) để theo dõi bằng kỹ thuật số tình trạng các nốt ruồi, tàn nhang và sự thay đổi của da theo thời gian. "Mọi người có thể sử dụng nó để ghi lại những thay đổi trên da theo tháng, sau đó chia sẻ kết quả với bác sĩ da liễu của mình. Có tới 80% khối u ác tính xuất hiện dưới dạng vết bớt hoặc nốt ruồi mới và chỉ 20% xuất phát từ nốt ruồi có sẵn, vì vậy việc theo dõi những thay đổi trên da là rất quan trọng để phát hiện sớm ung thư da"- ông Jon Friis, nhà sáng lập Miiskin, cho biết.
Tuy Miiskin không phải là công cụ thay thế bác sĩ trong việc chẩn đoán ung thư, nhưng Friis khẳng định ứng dụng này có thể hỗ trợ người dùng kiểm tra tình trạng da tại nhà. ược biết, phiên bản cơ bản của Miiskin cho phép người dùng theo dõi 3 vết bớt và nốt ruồi trên cơ thể, so sánh các bức ảnh và thông báo nhắc nhở họ chụp ảnh mới định kỳ vài tuần. Trong khi đó, phiên bản cao cấp (mức phí 24,95USD/năm hoặc 4,99USD/tháng) cho phép theo dõi số nốt ruồi và vết bớt không giới hạn và bổ sung các tính năng nâng cao gọi là "Chụp ảnh da tự động - ASI".
Theo các chuyên gia, sự bùng nổ của ngành chăm sóc sức khỏe qua điện thoại - gọi là "mHealth" - chỉ mới bắt đầu, khi nó dự kiến tăng trưởng với tốc độ gần 40% và đạt giá trị gần 22 tỉ USD vào năm 2022. Dù hiện tại chỉ là app phòng ngừa ung thư da, nhưng trong tương lai chỉ cần một cú chạm tay vào app hoặc chụp nhanh một bức ảnh là chúng ta có thể phát hiện mình bị sốt hoặc ngăn ngừa bệnh thiếu máu, tiểu đường, Alzheimer, thậm chí cả COVID-19.
Dùng trà hoa cúc như thế nào để an toàn cho sức khỏe người dùng? Uống một tách trà hoa cúc ấm trước khi đi ngủ 30 phút sẽ mang lại tác dụng tức thì. Tuy nhiên loại nước uống này cũng mang lại không ít tác dụng phụ. Trà hoa cúc là thức uống tinh tế và thanh tao, có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách hay làm...