Ngày 29-8, họp xem xét cấp phép cho 2 loại vắc xin COVID-19, trong đó có Nano Covax
Thông tin của Tuổi Trẻ Online cho hay cả ngày mai 29-8, Hội đồng tư vấn cấp phép thuốc và vắc xin của Bộ Y tế sẽ họp xem xét 2 vắc xin COVID-19, trong đó có Nano Covax.
Vắc xin Nano Covax của Nanogen – Ảnh: DUYÊN PHAN
Theo đó, hội đồng gồm hơn 10 thành viên, gồm các chuyên gia về dịch tễ, lâm sàng, vắc xin, thuốc…, đứng đầu là PGS-TS Lê Văn Truyền – nguyên thứ trưởng Bộ Y tế, chuyên gia cao cấp về dược – sẽ dành cả ngày 29-8 họp xem xét hồ sơ 2 vắc xin, gồm 1 vắc xin nhập khẩu và 1 vắc xin trong nước. Trong đó, vắc xin trong nước là Nano Covax.
Thông tin ban đầu từ trước phiên họp, cho biết Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh quốc gia đã thông qua báo cáo thử nghiệm lâm sàng giữa kỳ giai đoạn 3a, điều kiện cần theo hướng dẫn mới, để có thể xem xét hồ sơ Nano Covax.
Cũng có ý kiến cho biết hồ sơ trình hội đồng xem xét trên báo cáo dữ liệu trước và sau tiêm 1.000 người tham gia thử nghiệm giai đoạn 3a, là con số “thấp hơn” so với các vắc xin đã được phê duyệt khẩn cấp sau thử nghiệm giai đoạn 3 trên thế giới.
Tuy nhiên, quyết định xem xét và có cho phép hay không sẽ do các hội đồng bàn bạc và đánh giá. Nếu nhận được kết quả đồng thuận, hội đồng sẽ có đề nghị gửi Bộ Y tế phê duyệt khẩn cấp cho các vắc xin này.
Video đang HOT
Cho đến nay, Nano Covax đã trải qua 3 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng, với tổng số gần 14.000 người đã tiêm đủ 2 mũi, trong số này có 12.000 người tham gia giai đoạn 3b đang được theo dõi và lấy mẫu ngày 42 sau tiêm mũi 1, báo cáo chưa trình hội đồng lần này.
Báo cáo đánh giá giữa kỳ giai đoạn 3a trên 1.000 người thử nghiệm, trong đó 60% từ 18-45 tuổi, 22% từ 46-60 tuổi, số còn lại trên 60 tuổi. Trong đó, 3,45% có bệnh lý kèm theo (1 người có tiền sử ung thư, 3 người bệnh tim, 20 người tăng huyết áp, 60 người đái tháo đường…).
Kết quả cho thấy trung bình nồng độ kháng thể Anti-S-IgG đạt 57,56 U/ml, tăng gấp 218.93 lần so với D0 (trước khi tiêm), tỉ lệ chuyển đảo huyết thanh đạt 99,2%. Nhóm nghiên cứu đánh giá vắc xin đạt yêu cầu về tính sinh miễn dịch.
Về độ an toàn, sau tiêm vắc xin có 38,7% người thử nghiệm cho biết có đau nhẹ, 12% “đau trung bình”, 1 người đau nhiều tại vị trí tiêm, 2,6% có đỏ nhẹ tại vết tiêm, 5,4% có ngứa, 2,2% có sưng thành cục cứng tại vị trí tiêm, 2% có buồn nôn, 6,7% có đau cơ… Có 2 người gặp phản ứng phản vệ độ 2 và hồi phục trong ngày tiêm. Số còn lại bình thường.
Nhóm nghiên cứu đánh giá vắc xin đạt yêu cầu về sinh miễn dịch và độ an toàn. Hội đồng Đạo đức cũng đã thông qua kết luận này.
Ngoài Nano Covax, trong phiên họp ngày 29-8 sẽ xem xét hồ sơ 1 vắc xin nhập ngoại, là vắc xin Hayat-Vax sản xuất tại UAE (công nghệ mua của Hãng Sinopharm).
Bộ Y tế có thể cho đăng ký lưu hành vắc xin COVID-19 nội khẩn cấp trong 20 ngày
Trong hướng dẫn vừa ban hành ngày 19-8, Bộ Y tế có rất nhiều sửa đổi về quy chế đăng ký vắc xin, mở ra cơ hội đăng ký lưu hành các vắc xin ngừa COVID-19 nội địa và chuyển giao công nghệ.
Tiêm Nano Covax cho người tình nguyện tham gia thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 tại Long An - Ảnh: H.L.
Theo hướng dẫn này, vắc xin sản xuất trong nước đang thực hiện thử lâm sàng nhưng đã có kết quả đánh giá giữa kỳ giai đoạn 3 về tính an toàn, hiệu quả bảo vệ thì có thể xem xét cấp phép có điều kiện, trên cơ sở ý kiến của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng lấy ý kiến tư vấn của Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc và tham khảo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới.
Vắc xin được cấp phép lưu hành có điều kiện được tiếp tục theo dõi về tính an toàn, hiệu quả, kiểm soát về số lượng, đối tượng, phạm vi sử dụng sau khi được cấp đăng ký lưu hành.
Trường hợp vắc xin đã được cấp phép lưu hành tại ít nhất một nước trên thế giới và có dữ liệu về tính an toàn, hiệu quả, vắc xin chuyển giao công nghệ tại Việt Nam và trước khi chuyển giao công nghệ có dữ liệu lâm sàng về tính an toàn, hiệu quả, được cấp phép tại ít nhất 1 nước trên thế giới có thể xem xét miễn 1 hoặc một số giai đoạn thử lâm sàng.
Nếu vắc xin đã được cấp phép nhưng cần đánh giá thêm về tính an toàn, hiệu quả thì phải thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 4 tại Việt Nam.
Về thủ tục cấp giấy lưu hành vắc xin, Bộ Y tế hướng dẫn trong vòng 20 ngày làm việc kể từ khi nhận được đủ hồ sơ, Cục Quản lý dược sẽ cấp giấy phép đăng ký lưu hành vắc xin, trong trường hợp chưa cấp, cục sẽ phải thông báo rõ lý do.
Theo các quy định kể trên, hướng dẫn đăng ký lưu hành vắc xin khẩn cấp đã có nhiều điểm mới so với thông thường, trong đó thông thường vắc xin mới sẽ phải hoàn tất 3 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng mới được xem xét cấp phép và phải chứng minh hiệu quả bảo vệ của vắc xin. Với hướng dẫn này, Bộ Y tế cho phép cấp phép sau khi có đánh giá giữa kỳ giai đoạn 3.
Về hiệu quả bảo vệ, cho phép dựa trên tính sinh miễn dịch của vắc xin để đáp ứng yêu cầu về thời gian trong tình hình chống dịch, do theo dõi hiệu quả bảo vệ của vắc xin cần có thời gian.
Tại Việt Nam hiện có 3 vắc xin đang thử nghiệm lâm sàng, gồm 2 vắc xin nội Nano Covax đã nộp báo cáo đánh giá giữa kỳ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 lên Bộ Y tế hôm nay 20-8; Covivac vừa bước vào thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 và Arct-154 (vắc xin chuyển giao công nghệ) vừa bước vào thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1.
Trong trường hợp ứng viên vắc xin đạt yêu cầu về tính an toàn và tính sinh miễn dịch (qua đó đánh giá hiệu quả bảo vệ), Bộ Y tế có thể xem xét cấp phép trong điều kiện khẩn cấp.
Với Nano Covax, sau khi nhận báo cáo đánh giá giữa kỳ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3, Bộ Y tế và Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh sẽ họp nghiệm thu kết quả giữa kỳ, nếu đạt, nhà sản xuất sẽ nộp hồ sơ đăng ký vắc xin.
Với Covivac và Arct-154, dự kiến sẽ hoàn tất các thử nghiệm vào cuối năm và dự kiến sản xuất chính thức từ năm 2022.
Nghiên cứu cắt giảm thủ tục cấp phép khẩn cấp cho vaccine Nano Covax Thủ tướng giao Bộ Y tế nghiên cứu, đề xuất theo thẩm quyền, bảo đảm quy trình chặt chẽ, an toàn, hiệu quả và rút gọn thủ tục hành chính về cấp phép khẩn cấp cho vaccine Nano Covax. Xét báo cáo và đề nghị của Công ty cổ phần Công nghệ sinh học Dược Nanogen về cấp phép khẩn cấp cho vaccine...