Ngày 20/11, bồi hồi nhớ kỷ niệm tuổi học trò
Tôi vẫn còn nhớ như in ngày tôi cắp sách tới trường. Bố đưa tôi đến lớp với bao nhiêu niềm vui, háo hức của tuổi học trò. Tôi sinh ra ở TP Vinh và theo gia đình vào miền đất Quảng Ngãi, mảnh đất mà thầy cô cho tôi những chữ O, A… đầu tiên.
Lớp Một ơi lớp Một
Đón em vào năm trước
Nay giờ phút chia tay
Gửi lời chào tiến bước…
Lúc Bố đưa tôi xin vào lớp Một, thầy hiệu trường đề nghị cho tôi học vượt sang lớp Hai vì thấy tôi học tốt hơn các bạn. Bố sợ tôi học không được nên xin cho tôi học đúng lớp. Kĩ niệm đó tôi còn như như in với bao cảm xúc học trò. Ngày khai giảng, cầm tay tôi. Bố dắt tôi trên sân trường nắng với bao cờ, hoa, trống rộn rã. Tôi nhìn ngơ ngác sân trường tuổi thơ ngày ấy…
…Chào bảng đen cửa sổ
Chào chỗ ngồi thân quen
Tất cả chào ở lại
Đón các bạn nhỏ lên…
Vâng, một buổi tổng kết cuối năm lớp Một, tôi nghe không rõ xếp loại của mình là 12 hay 2. Tôi sợ Bố sẽ đánh tôi và tôi không dám hỏi lại cô. Cái đầu non nớt của tôi ngày nào cứ nghĩ đứng thứ 12 sẽ lớn hơn thứ 2. Bố đã cho tôi một trần đòn thời thơ ấu…
Cô giáo chủ nhiệm tôi đã đọng lại trong tôi những kỷ niệm, tôi thầm tri ân bởi thầy, cô đã cho tôi những tri thức đầu đời…
Sang lớp Hai, tôi theo bố trở về miền quê hương Hà Tĩnh với nắng và gió. Miền quê hương với bao kỷ niệm chăn trâu, cắt cỏ… Ngày đến lớp đầu tiên, còn bao bỡ ngõ, tất cả đều xa lạ, mấy đứa cứ nhìn tôi. Tất cả đều khác trong tôi…
Video đang HOT
Ngày đó, tôi còn nhớ cô Lan chủ nhiệm. Cô đã dìu dắt tôi từ những ngày đầu nhập lớp. Cô giúp tôi làm quen với ngôi trường mới, với bạn bè, tiếng nói địa phương… Giờ cô đã về hưu. Mà giờ đây khi nhớ lại, lòng tôi xao xuyến mãi…!
Hồi lớp Năm, cô chủ nhiệm tôi là cô Việt. Trong một tiết làm bài tập, đề bài là “Em hãy đổi 3,5 giờ bằng bao nhiêu phút?”. Thú thực lúc đó tôi chưa hiểu bài học trước là 0,5 bằng một nửa nên tôi rất lo lắng nếu cô mà hỏi bài mình thì nhận điểm 0, quan trọng là bạn bè có xem tôi là “lớp phó học tập” nữa không. Cô gọi tôi lên và sau đó cô mắng tôi: “Cô tưởng em học khá lắm, không ngờ em không học bài, bài này em cũng không làm được…” như một gáo nước lạnh, tôi gằm mình và tức lắm. Cho đến sau này, tôi thầm cảm ơn cô, vì nhờ câu mắng đó đã giúp tôi tự giác, quyết tâm học tập để sau này tôi đã tiến bộ hơn rất nhiều. Đôi lúc, chính những lời răn đe của thầy, cô giáo đã giúp tôi nhiều hơn trong học tập. Thầy, cô nào cũng mong muốn trò mình học tốt nên mới mắng. Cái đầu trẻ thơ non dại đâu có biết gì đâu…
Ký ức học trò ngày ấy òa về trong tôi, giờ đây qua bao tháng năm học tập và rèn luyện, tôi chọn nghề nhà giáo. Tuổi trẻ trong tôi với bao nhiệt huyết cống hiến sức trẻ mình cho đất nước. Nguyện là chiến sỹ trong mặt trận giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
Tôi biết rằng, đâu đó trên mảnh đất hình chữ S còn nhiều vùng khó khăn, nhiều vùng các em còn đi học bằng đò ngang, các em phải trèo đèo, lội suối… đến lớp để lấy cái chữ, lấy tri thức.
Chúng tôi biết trong trái tim mình một điều là thầy, cô đã có công rèn giũa thế hệ chúng tôi được như ngày hôm nay. Chính vì thế, chúng tôi cần phải cố gắng hơn nữa vì sự nghiệp phát triển giáo dục nước nhà.
Nhân ngày 20 tháng 11 xin gửi những lời tri ân tới các thầy, cô giáo.
Xuân Vượng
(Hà Tĩnh)
Theo dân trí
Chiếc phong bì bị từ chối
Nhân ngày lễ, có dịp gặp gỡ trao đổi với giáo viên của con, khi tặng hoa cho cô, một ông bố đã tranh thủ nhét thêm chiếc phòng bì như một lời "gửi gắm". Cuối giờ, khi anh chuẩn bị dắt xe ra về thì bất ngờ nghe tiếng cô giáo gọi lại...
1. Cuộc đối thoại của hai mẹ con họ diễn ra tại một nhà sách nằm trên đường Hai Bà Trưng (Q.1, TPHCM) ngay trước dịp lễ 20/11. Người mẹ dẫn con đi chọn quà cho cô giáo. Thấy mẹ con chọn sổ, cô bé tầm 9 - 10 tuổi lắc đầu quầy quậy rồi đưa thay chỉ về chiếc đồng hồ cát ở gian hàng lưu niệm: "Con thích tặng cô cái này. Cô hay chơi với tụi con nên con biết cô cũng... thích đồ chơi lắm".
Người mẹ dường như không nghe thấy lời con, vẫn chăm chú vào việc của mình. Cô bé níu mạnh tay mẹ, lại chỉ về phía chiếc đồng hồ cát. Người mẹ... hồn nhiên: "Vớ vẩn, cô chẳng thích sổ mà cũng chẳng thích đồng hồ cát. Mẹ mua sổ là để kẹp phong bì tặng tiền cho cô, hiểu chưa?". Cô bé vùng vằng bảo vệ quan điểm của mình: "Không, cô con không thích tiền, cô thích đồng hồ cát với hoa thôi".
Sự nì nèo của cô bé làm người mẹ nổi cáu: "Con biết cái gì, cô nào mà chả thích... tiền. Đồng hồ cát có ăn được không? Ngày lễ này mẹ mất cả nửa triệu bạc để đi cô con đấy, hơi đâu bỏ tiền mà mua đồng cát nữa".
Mặc cho sự thất vọng trên vẻ mặt của con, chị cầm cuốn sổ tay ra để tính tiền. Cô bé vẫn lắc đầu không chịu cho đến khi bị người mẹ kéo ra khỏi nhà sách...
2. Nhân ngày lễ, có dịp gặp gỡ trao đổi với giáo viên của con, một ông bố khi tặng hoa cho cô giáo đã tranh thủ... đút thêm chiếc phòng bì như một lời "gửi gắm".
Trong đó có kèm tấm thiệp không chỉ để ghi lời chúc mừng tới giáo viên mà quan trọng hơn để ghi tên bé con nhà mình. Anh hoàn toàn tự tin với hành vi này đinh ninh cô nào chả... thích phong bì và còn biết có những phụ huynh khác cũng "nhắn nhủ" tới cô như mình.
Cuối giờ, khi anh chuẩn bị dắt xe ra về thì bất ngờ nghe tiếng cô giáo gọi lại. Cô tiến đến chỗ anh, gửi lại chiếc phong bì, nói rất nhẹ nhàng: "Giỏ hoa em xin nhận nhưng cái này em gửi lại. Anh không phải lo lắng quá, em sẽ chăm sóc các bé hết sức của mình". Biết cô giáo không nhận, người đàn ông chỉ biết.... đứng gãi đầu và cười như đang chữa ngượng cho mình.
Câu chuyện về "chiếc phong bì bị từ chối" đó sẽ không ai biết đến. Cho đến một ngày người bố ấy không muốn im lặng, quyết định viết thư cảm ơn gửi lên ban giám hiệu kể về "bí mật" của cô giáo và mình. Hiệu trưởng xuống trò chuyện với giáo viên nọ, lúc này cô mới giải thích: "Em không thể nhận bồi dưỡng của phụ huynh để mong mình giữ sự công bằng, đối xử tốt nhất có thể với tất cả các trẻ".
Lý do không kể chuyện này với ai, cô giáo công tác tại Trường Mầm non Vàng Anh (Q.5, TPHCM) bày tỏ: "Liệu khi mình kể ra có ai tin không?". Nghe mà chua xót nhưng đúng là rất thật vì lâu nay nhà giáo thường đã bị "gán" với những điều không hay.
Việc phụ huynh đi quà phong bì cho giáo viên nhiều năm gần đâu không còn xa lại, nhất là ở thành phố. Thay vì phải vắt óc suy nghĩ tặng quà gì cho cô, nhiều phụ huynh gửi... phong bì cho tiện. Nhiều người mặc định "Cô nào chả thích... phong bì" như thể là một định luật - vừa gọn vừa tiện hơn bất kỳ món quà nào. Điều này đã "vơ đũa cả nắm" và đưa đến cái nhìn méo mó về hình ảnh người thầy.
Đau lòng hơn là có những phụ huynh còn áp đặt suy nghĩ theo hướng tiêu cực và toan tính của mình lên đầu con trẻ!
Hoài Nam
Theo dân trí
Giáo viên dạy học trò nói dối Dù mở lớp học thêm tại nhà, cô giáo vẫn dạy học trò trả lời "không" nếu có ai hỏi "cháu có đi học thêm không". Cô còn luyện các con trả lời trên lớp trước khi đoàn thanh tra xuống kiểm tra. Phụ huynh có con đang học lớp 3 tại một trường tiểu học ở huyện Thanh Trì (Hà Nội) bức...