Ngày 17/3 học sinh đăng ký môn thi tự chọn
Ngoài hai môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, thí sinh được chọn hai trong số sáu môn: Lịch sử, Địa lý, Hóa học, Sinh học, Vật lý và Ngoại ngữ.
Theo Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng Bộ GD&ĐT, thời gian để học sinh lớp 12 đăng ký môn thi tự chọn sẽ kéo dài một tháng (17/3 – 17/4)
Thí sinh dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013. Ảnh: HH.
So với những năm trước, học sinh có thời gian ôn tập các môn thi tốt nghiệp sớm hơn một tháng. Năm 2013, cuối tháng 3 Bộ GD&ĐT mới công bố 6 môn thi tốt nghiệp (3 môn bắt buộc và 3 môn tự chọn) và thí sinh chỉ có 2 tháng để chuẩn bị kỳ thi.
Dù chưa đến thời điểm đăng ký môn thi tự chọn nhưng hôm 28/2, THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) đã công bố, trường có hơn 75% học sinh đăng ký thi môn Vật lý, 56% thi tiếng Anh, gần 51% thi Hóa học, 11% thi Địa lý, 5% thi Sinh học và 0% thi Lịch sử.
Theo VNE
Video đang HOT
3 lời khuyên 'phải xem' khi chọn môn thi tốt nghiệp THPT
Cùng lắng nghe lời khuyên của thầy cô để có thể tự tin hơn trước khi bước vào kì thi quan trọng này.
Bộ GD - ĐT đã công bố cách thức thi tốt nghiệp THPT năm nay. Các bạn học sinh cuối cấp đã được tạo điều kiện thuận lợi để có thể hoàn thành tốt kì thi này. Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui, học trò lớp 12 cũng có không ít băn khoăn về lịch thi và làm sao chọn môn thi cho tốt. Và thầy cô chính là người có thể mang đến những lời khuyên bổ ích.
Thận trọng khi chọn môn thi
Với việc giảm xuống còn 4 môn thi thay vì 6 môn, tất cả thầy cô đều nhận định đó là việc thuận lợi, tạo điều kiện rất nhiều cho học sinh. Các em giảm được áp lực học hành và thi cử trong năm cuối cấp.
Đồng thời, các em được quyền lựa chọn 2/4 môn thi. Quyền chủ động thuộc về các em để có thể chuẩn bị tốt cho kì thi. Nhưng để chọn được môn phù hợp và tránh những áp lực không cần thiết cho bản thân thì không phải là điều đơn giản với nhiều em.
Thầy Tô Lâm Viễn Khoa (giáo viên trường THPT Gia Định) chia sẻ: "Các em sẽ chọn môn là lợi thế của bản thân để có được kết quả tốt nhất. Nhưng trước đó nên xem quy định thời gian thi với từng môn thi. Tránh lựa chọn các môn thi thời gian quá gần nhau, tạo ra áp lực không tốt cho bản thân".
Thầy giáo có biệt tài hát rap của học trò Gia Định
Việc xem xét lịch thi để lựa chọn 2 môn còn lại cũng rất quan trọng để có thể có tâm thế thoải mái nhất khi bước vào phòng thi. Nếu thi các môn trong thời gian gần, liên tiếp rất dễ gây áp lực không cần thiết cho bản thân.
Về vấn đề chọn môn thi, thầy Nguyễn Tùng Lâm (trường THPT Đinh Tiên Hoàng) khuyên các bạn học sinh: "Chọn môn mạnh nhất của mình và hãy nghĩ đến kì thi tốt nghiệp trước kì thi ĐH. Ưu tiên cho kì thi tốt nghiệp đạt kết quả cao vì đó là điều kiện để các em bước vào kì thi ĐH và biết đâu với quy chế tuyển sinh mới, đó còn là lợi thế. Các em hãy chọn môn mạnh nhất với khả năng của bản thân, trước khi nghĩ đến đó có phải là môn khối của mình hay không".
Thầy Nguyễn Tùng Lâm
Không học lệch, bỏ môn
Với việc được chọn môn thi, rất nhiều người đã lo lắng về việc học sinh sẽ học lệch, học tủ và bỏ tất cả các môn mình không dự thi. Thầy Tô Lâm Viễn Khoa chia sẻ về điều này: "Với năm nay, chắc chắn các em sẽ không có cơ hội để học lệch vì thời gian còn lại không nhiều và các em vẫn phải hoàn thành chương trình học. Kết quả học tập trên lớp cũng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả tốt nghiệp".
Thầy Lại Tiến Minh (giáo viên trường TPHT dân lập Lương Thế Vinh) chia sẻ: "Các em đừng nên nghĩ đến việc bỏ môn, không học những môn mình không thi. Làm vậy các em sẽ tự đánh mất lợi thế của chính mình. Học tất cả các môn và sau khi hoàn thành chương trình học trên lớp, vẫn đủ thời gian để các em tập trung ôn thi tốt nghiệp và ĐH".
Học không phải chỉ để thi mà quan trọng là có kiến thức và tạo lợi thế cho mình trước những kì thi sau này. Và "hãy nghĩ đến công sức của thầy cô bỏ ra mỗi giờ lên lớp để có thể học tất cả các môn cho đến khi kết thúc chương trình", thầy Viễn Khoa chia sẻ.
Không quá lo lắng và tạo áp lực cho bản thân
Tự tạo áp lực cho bản thân là điều nên tranh trước kì thi. Nhưng cũng không nên vì vậy mà bỏ bê việc học hoặc quá tự tin dẫn đến việc không ôn luyện kĩ.
Thầy Nguyễn Tùng Lâm: "Các em đừng quá lo lắng, với thời gian còn lại và quy định mới hiện nay, kì thi tốt nghiệp không phải là việc quá khó khăn với tất cả các em. Chỉ cần tập trung ôn luyện cộng thêm kết quả học tập trên lớp tốt, các em hoàn toàn có thể tự tin bước vào phòng thi".
Tỉnh táo khi chọn môn thi, phân thời gian học tập hợp lý và tránh tạo áp lực cho bản thân, đó là những điều các bạn học sinh lớp 12 có thể làm trước khi bước vào kì thi tốt nghiệp. Cùng chúc các bạn sẽ có những "chiến lược" đúng đắn nhất để vượt qua "cửa ải" này với số điểm cao nhất.
Theo TTVN
Thi tốt nghiệp 2014: Công bố môn thi đầu tháng 2 Lãnh đạo Cục Khảo thí&Kiểm định chất lượng cho biết, phương án thi tốt nghiệp có thể công bố đầu tháng 2/1014. Ngày 9/1, Bộ GD - ĐT đã đăng tải toàn bộ dự thảo một số điều chỉnh phương án thi và công nhận tốt nghiệp THPT trong những năm trước mắt trên website của ngành để lấy ý kiến xã hội....