Ngáp là do đâu?
Không ít người thắc mắc vì sao lại ngáp? Vậy ngáp là do đâu?
BS Hoàng Xuân Đại, nguyên chuyên viên cao cấp Bộ Y tế trả lời:
Thông thường, ngáp là biểu hiện của sự thiếu ngủ. Cơ chế để ngáp khá đơn giản. Chúng ta ngủ được là bởi một chất trong não bị ức chế toàn bộ, chất này có tên là melatonin. Khi chất melatonin tiết ra nhưng với một hàm lượng rất nhỏ, không đủ ức chế toàn bộ não bộ mà chỉ ức chế một phần thì sẽ dẫn đến hiện tượng ngáp.
Ngáp là biểu hiện của sự thiếu ngủ
Ở các loài động vật thì một số loài cũng có hiện tượng này, cơ chế cũng giống như vậy. Khi não bộ được nghỉ ngơi đúng cách thì nó sẽ đủ khoẻ để phục vụ cho quá trình tư duy nhận thức hằng ngày. Ngược lại thì chất melatonin sẽ tiết ra một cách “nhỏ giọt” dẫn đến hiện tượng ngáp liên tục.
Video đang HOT
Theo Kiến thức
5 thói quen gây hại cho cơ thể
Có những thói quen gây hại cho cơ thể mà vô tình bạn không biết. Hãy cùng tham khảo đó là những thói quen nào và loại bỏ chúng ngay.
1. Nén khóc
Chức năng cơ bản nhất của nước mắt là đẩy các chất bẩn ra khỏi mắt, làm cho mắt tinh hơn. Thật vậy, nước mắt không chỉ có tác dụng rửa nhãn cầu mắt và mí mắt, mà còn ngăn sự mất nước của niêm mạc mắt. Không có tuyến lệ thì mắt sẽ không được bảo vệ. Nước mắt thực sự có thể loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể, giảm bớt căng thẳng cho mắt.
Ngoài ra, nước mắt có thể loại bỏ một số chất độc bị tích tụ trong cơ thể do căng thẳng, giống như hormone thư giãn lleucine-enkaphalin và prolactin. Do đó, nén khóc sẽ làm tăng stress và góp phần làm bệnh trở nên xấu đi như bệnh huyết áp cao, vấn đề về tim mạch, và tiêu hóa. Vậy nên, bạn đừng cố nén khóc, đó là thói quen gây hại cho cơ thể và không tốt cho sức khỏe đấy.
2. Kiềm chế ngáp
Do sợ bị người khác đánh giá về mình, nhiều người có thói quen kiềm chế cơn ngáp. Tuy nhiên thực tế, ngáp là một hiện tượng sinh lý có một ý nghĩa tích cực, vì thế không nên kiềm chế ngáp. Khi cơ thể mệt mỏi hay buồn ngủ, sẽ gây ra phản ứng ngáp. Đây là tín hiệu bạn cần nghỉ ngơi hoặc chuyển sang môi trường mới.
Ngáp là một hiện tượng sinh lý có một ý nghĩa tích cực, vì thế không nên kiềm chế ngáp.
Ngáp sẽ cung cấp cho phổi một hóa chất gọi là surfactant. Đây là một chất lỏng bôi trơn được bao phủ trong những túi khí nhỏ trong phổi giúp những túi này rộng mở để lấy không khí. Hơn nữa, ngáp làm giãn các cơ, các khớp, làm tăng nhịp tim cho nên ngáp sẽ làm tăng sự tỉnh táo.
3. Nén tiếng thở dài
Có rất nhiều người cho rằng, thở dài là biểu hiện của tiêu cực, bi quan, vì vậy không ít người hay nén tiếng thở dài. Tuy nhiên, xét từ góc độ sinh lý học và tâm lý học, khi gặp vấn đề hóc búa, khó khăn, thở dài lại có lợi cho sức khỏe.
Khi mọi người đang thất vọng, buồn phiền, lo âu, sau khi thở dài tâm lý sẽ cảm thấy tích cực hơn; Khi hoảng hốt, chán nản, thở dài có tác dụng ổn định tinh thần; Khi con người làm việc căng thẳng hay mệt mỏi, thở dài cũng có tác dụng thư giãn.
4. Nhịn hắt hơi
Hắt hơi là tốt chứ không phải là xấu. Nhịn hắt hơi mới là thói quen gây hại cho cơ thể. Hắt hơi không chỉ là một phản xạ tự nhiên có tác dụng "tống khứ" vi trùng và các vật thể lạ có ý định xâm nhập vào cơ thể mà còn mang ý nghĩa quan trọng, đó là cảnh báo sự trong cơ thể đang có các vi khuẩn lạ "trú ngụ".
Hắt hơi không chỉ giúp thông mũi mà còn kích hoạt các cơ quan thụ cảm trong mũi. Lông mũi giống như một "đám lông di chuyển liên tục" đẩy các vật chất có khả năng gây hại cho phổi và thực quản ra khỏi cơ thể, từ đó góp phần bảo vệ phổi và thực quản.
Hắt hơi cũng tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa
5. Chủ quan với việc ngủ ngáy
Ngáy là biểu hiện ngừng thở khi ngủ, bất cứ người nào cũng có thể thỉnh thoảng ngáy. Nhưng, theo tuổi tác, tần suất ngáy càng nhiều hơn. Thông thường, ngáy nhẹ hay ngáy gián đoạn đều không ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, nhưng khi ngáy to hoặc ngáy cả đêm lại là hiện tượng không nên bỏ qua.
Ngáy to có thể do oxy hít vào không đủ làm tổn hại tới sức khỏe. Những người ngáy to thường hay bị đánh thức bởi những cơn ác mộng, đau đầu khi tỉnh dậy, cả ngày mệt mỏi, dễ ngủ gật. Đây không phải là ngáy bình thường mà là một chứng bệnh - hội chứng ngừng thở khi ngủ. Nếu không kịp thời điều trị, để lâu sẽ dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Do đó, nên sớm khám và điều trị. Chủ quan với việc ngáy ngủ của chính mình cũng là một thói quen gây hại cho cơ thể và cần loại bỏ ngay.
Theo Thu Hà (Trí Thức Trẻ)
Bỏ thai nhưng không "kiêng" nổi 10 ngày Bình thường, sau mỗi lần phá bỏ thai, các bác sĩ đều khuyên người phụ nữ cần nghỉ ngơi, kiêng cữ 6 tháng mới nên có thai trở lại. Do một chút bất cẩn, vợ chồng tôi đã trót có thai ngoài ý muốn. Do điều kiện không cho phép nên chúng tôi không thể giữ em bé lại. Sau khi bỏ thai...