Ngành sư phạm hết thời ‘chuột chạy cùng sào’?
Mùa tuyển sinh năm nay nhóm ngành sư phạm hút thí sinh. Một trong số nguyên nhân là do tác động của Nghị định 116/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia những chính sách hỗ trợ của nghị định chỉ là giải pháp tình thế trước mắt. Để hút người giỏi lựa chọn ngành sư phạm – ngành vốn từ nhiều năm nay gặp khó trong công tác tuyển sinh, các trường sư phạm không thể đứng yên.
Chính sách đãi ngộ chỉ là giải pháp trước mắt
Trong số 265 mã ngành tuyển sinh có điểm chuẩn tăng 5 điểm trở lên của mùa tuyển sinh năm 2021, nhóm ngành sư phạm vươn lên bất ngờ ở vị trí thứ hai với 64 ngành.
Nhiều chuyên gia đã chỉ ra một trong số nguyên nhân là do chính sách hỗ trợ tiền học phí và chi phí sinh họat hằng tháng cho sinh viên sư phạm của Nghị định 116/2020/NĐ-CP của Chính phủ, bắt đầu được áp dụng từ năm nay. TS Trần Thị Hà Giang, Trưởng khoa Sư phạm, Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội nhận định, đây là chính sách tác động mạnh tới sự lựa chọn của nhiều thí sinh, đặc biệt là các thí sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Trong số 265 mã ngành tuyển sinh có điểm chuẩn tăng 5 điểm trở lên của mùa tuyển sinh năm 2021, nhóm ngành sư phạm vươn lên bất ngờ ở vị trí thứ hai với 64 ngành.
Nhìn lại những mùa tuyển sinh trước, đã có thời điểm “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”, thậm chí một số trường sư phạm phải tuyển “vớt” nhóm “cùng sao” mà vẫn không đủ người học. Vì vậy, theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ GDĐT Hoàng Minh Sơn, năm nay mức điểm chuẩn một số nhóm ngành trong đó có ngành sư phạm tăng mạnh là tín hiệu đáng mừng cho thấy xu hướng chọn ngành, chọn nghề của thí sinh hiện nay đã được cân nhắc kỹ.
Kết quả này cũng thể hiện, nghề làm thầy đã được nhiều người quan tâm hơn. Tuy nhiên, GS. TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, chính sách hỗ trợ tiền học phí và chi phí sinh họat hằng tháng cho sinh viên sư phạm chỉ là giải pháp tình thế.
Theo Nghị định 116/2020/NĐ-CP, sinh viên sư phạm được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi theo học; được hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường. Đây là sự đầu tư không nhỏ, cho thấy sự quan tâm hàng đầu của Nhà nước đối với ngành sư phạm. Song GS. TS Phạm Tất Dong nêu quan điểm: “Dùng vật chất để thu hút người học lựa chọn nghề giáo không phải là chính sách mới và chỉ là giải pháp trước mắt. Để khuyến khích người tài lựa chọn ngành sư phạm cần phải có những giải pháp tổng thể hơn”.
Bên cạnh chính sách đãi ngộ, TS Trần Thị Hà Giang cũng cho rằng, uy tín đào tạo của chính cơ sở đào tạo là một trong những yếu tố quyết định thu hút người học đến với ngành sư phạm.
Số liệu thống kê của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội cho thấy, năm 2020 có khoảng 3.000 nguyện vọng đăng ký vào 8 ngành đào tạo giáo viên của trường, trong khi năm 2021 tăng mạnh là 7.000 nguyện vọng. Bên cạnh chính sách đãi ngộ, TS Trần Thị Hà Giang cũng cho rằng, uy tín đào tạo của chính cơ sở đào tạo là một trong những yếu tố quyết định thu hút người học đến với ngành sư phạm.
Video đang HOT
Thầy giỏi, trò mới giỏi
Trao đổi với phóng viên, TS Cao Bá Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 cho rằng, muốn người tài quan tâm, lựa chọn ngành sư phạm nhiều hơn đòi hỏi các trường không ngừng đổi mới để nâng cao chất lượng đào tạo. Trong đó, cần có chiến lược, chính sách rõ ràng để đầu tư, phát triển đội ngũ giảng viên. Đồng thời đổi mới, phát triển chương trình đào tạo, nội dung chương trình phải tiếp cận được với các chương trình giáo dục của những nước tiên tiến, đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay.
TS Cao Bá Cường cho biết, ngay sau khi chương tình giáo dục phổ thông 2018 được ban hành, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã rà soát, sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình đào tạo theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Ngoài ra, trường đã xây dựng một số chương trình đào tạo mới, nhằm cung cấp cho các địa phương đội ngũ giáo viên đáp ứng giảng dạy những môn học mới ở trường phổ thông như ngành Sư phạm Công nghệ. Thời gian tới, nhà trường dự kiến mở thêm các ngành sư phạm: Khoa học tự nhiên và Lịch sử – Địa lý.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tăng cường công tác tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh.
Theo tìm hiểu, để đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018, một số trường đại học đã mở thêm ngành đào tạo các môn tích hợp. Tại Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội), trường đã xây dựng chương trình đào tạo chính quy dạy các môn mới, tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, bậc THCS (môn Lịch sử và Địa lý và môn Khoa học Tự nhiên).
Cùng với đó, theo GS.TS Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, một trong những nội dung đổi mới mà nhà trường chú trọng từ khóa 2020 là tăng mạnh thời gian và yêu cầu về rèn nghề sư phạm. Từ năm thứ hai, kéo dài đến gần hết năm thứ 4, sinh viên không chỉ kiến tập mà còn phải thực hành rèn nghề với nhiều yêu cầu về hoạt động và sản phẩm.
Song hành với đó là rèn luyện đạo đức nhà giáo. Nếu như trước đây, nội dung này chỉ có một học phần, gói gọn trong một học kỳ thì nay nhà trường thiết kế theo dạng học qua trải nghiệm và thực hiện các hoạt động, sản phẩm theo yêu cầu. Các nội dung này được thực hiện trong cả 8 học kỳ và liên tục có các đánh giá. GS. TS Nguyễn Quý Thanh cho biết: “Đây mới thực sự là quá trình rèn nghề”.
Chất lượng của các trường sư phạm có vai trò rất lớn trong việc quyết định chất lượng nguồn nhân lực của đất nước. Nói như GS. TS Phạm Tất Dong, thầy giỏi trò mới giỏi. Giáo sinh phải có tình yêu với giáo dục, coi nghề giáo là hình mẫu để học tốt, rèn luyện đạo đức tốt và để truyền tải được điều đó nhà trường phải là cái nôi đào tạo lý tưởng đối với người học.
Tín hiệu tốt đối với ngành sư phạm
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT, Phó chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam nhìn nhận, ngành sư phạm nhiều năm qua phải cạnh tranh khốc liệt với nhiều ngành, nhất là một số ngành “hot”. Điều này ít nhiều chi phối lựa chọn ngành nghề của thí sinh, nhất là thí sinh giỏi, dù Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ đối với sinh viên sư phạm. Điểm chuẩn ngành sư phạm tăng mạnh cho thấy người tài đã quan tâm hơn tới nghề làm thầy. Chất lượng đầu vào tốt hơn sẽ là tín hiệu tốt đối với ngành sư phạm.
Những nỗi lo "đính kèm" với đặt hàng, đấu thầu giáo viên
Không ít chuyên gia giáo dục đang băn khoăn về chất lượng khi cho phép đặt hàng, đấu thầu đào tạo giáo viên.
Thận trọng nếu không hậu quả rất lớn
Những ngày qua, dư luận xôn xao trước nội dung đặt hàng, đấu thầu đào tạo giáo viên theo nhu cầu xã hội. Không ít chuyên gia giáo dục cũng tỏ rõ những băn khoăn liên quan đến chất lượng giáo viên được đào tạo trong giai đoạn tới.
Cụ thể, nội dung này được đề cập tại hội nghị Triển khai Nghị định 116/2020/NĐ-CP về đào tạo giáo viên theo nhu cầu địa phương do bộ GD&ĐT chủ trì kết nối với ba đầu cầu Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Theo dự thảo hướng dẫn của bộ GD&ĐT, UBND tỉnh/thành là cơ quan có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng giáo viên mới, lập dự toán và bố trí kinh phí, thực hiện giao nhiệm vụ đào tạo đối với các cơ sở đào tạo trực thuộc (nếu có), đặt hàng (hoặc đấu thầu) đào tạo giáo viên với các cơ sở đào tạo giáo viên khác để đáp ứng nhu cầu sử dụng giáo viên của địa phương. Địa phương xây dựng kế hoạch, tổ chức tuyển dụng và sử dụng giáo viên.
Vấn đề đấu thầu đào tạo giáo viên đang được dư luận đặc biệt quan tâm.
Các bộ/ngành có cơ sở đào tạo giáo viên chủ trì và phối hợp với bộ GD&ĐT trong việc chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở đào tạo trực thuộc lập dự toán và bố trí kinh phí cho việc đào tạo giáo viên của cơ sở đào tạo trực thuộc và thực hiện các nội dung khác theo quy định tại Nghị định số 116.
Các cơ sở đào tạo giáo viên nhận nhiệm vụ đào tạo giáo viên trên cơ sở được giao nhiệm vụ, hoặc được đặt hàng (có thể thông qua hình thức đấu thầu), theo chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm được Bộ thông báo. Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức để các cơ sở đào tạo giáo viên xây dựng phần mềm dùng chung nhằm hỗ trợ các địa phương và các cơ sở đào tạo giáo viên điều phối cung - cầu.
Hội nghị Triển khai Nghị định 116/2020/NĐ-CP về đào tạo giáo viên theo nhu cầu địa phương do bộ GD&ĐT chủ trì kết nối với ba đầu cầu Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Phát biểu ngay tại hội nghị, GS.TS Nguyễn Văn Minh (Hiệu trưởng trường đại học Sư phạm Hà Nội) đã bày tỏ một số lo ngại: "Trước kia đào tạo giáo viên sử dụng cơ chế giao nhiệm vụ, còn bây giờ theo cơ chế đặt hàng, đấu thầu, việc này nếu làm phải từng bước, thận trọng nếu không hậu quả là rất lớn. Ví như có thể dẫn đến chuyện một trường đại học vốn để đào tạo giáo viên nhưng chỉ tập trung để đi đấu thầu, như vậy khó tập trung cho chuyên môn đào tạo ra một giáo viên giỏi...".
Ông Nguyễn Văn Hưng, Phó Giám đốc sở GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên cũng băn khoăn: "Làm thế nào để đảm bảo cân bằng cung - cầu giáo viên? Thái Nguyên hiện thiếu hơn 5.000 giáo viên, trong khi biên chế Chính phủ giao thấp hơn nhiều, do đó, rất khó xác định số lượng đặt hàng do biên chế cứng. Bên cạnh đó, hiện địa phương chưa xử lý được nguồn giáo viên bên ngoài. Việc đặt hàng và đấu thầu của tỉnh có thể không đảm bảo".
Cần xây dựng bộ tiêu chuẩn và công khai thực hiện
Trao đổi về nội dung đặt hàng, đấu thầu đào tạo giáo viên, chuyên gia giáo dục Tô Thụy Diễm Quyên (cố vấn giáo dục cấp cao của tập đoàn Microsoft, giảng viên các chương trình đổi mới giáo dục của bộ GD&ĐT) chỉ ra: "Nếu như cho phép đặt hàng, đấu thầu, thì việc đầu tiên, bộ GD&ĐT phải xây dựng được một tiêu chuẩn cho các đơn vị tham gia đấu thầu. Tiêu chuẩn đó có thể về giá cả (nằm trên khung nào cho phép hoặc tùy theo năng lực của đơn vị trả phí); tiêu chuẩn đó phải dựa trên kết quả của đơn vị tham gia đấu thầu (đã đào tạo được bao nhiêu giáo viên và chất lượng của đội ngũ đã được đào tạo đó ra sao?)...
Cần đặc biệt lưu ý, đối với tiêu chí đấu thầu, mức phí chỉ được chiếm phần trăm nhỏ thôi, điều quan trọng là đối tác đấu thầu đó đã đào tạo bao nhiêu giáo viên, phải công khai, chứng minh được chỉ số hiệu quả đào tạo, giả sử với những đơn vị đấu thầu đã từng đào tạo thành công thì sẽ được nhân hệ số "tín nhiệm" lên.
Về chỉ số hiệu quả đào tạo giáo viên, cần phải căn cứ vào bộ tiêu chuẩn đánh giá giáo viên, gồm nhiều mức độ đạt được khác nhau. Theo đó, giáo viên được phép tự đánh giá mình, học sinh đánh giá giáo viên, đồng nghiệp đánh giá lẫn nhau, cấp trên đánh giá giáo viên..., phải dựa trên những đánh giá đa chiều đó mới ra được kết quả đánh giá chính xác. Nếu kết quả có độ chênh thì cần đội ngũ chuyên môn bước vào thẩm định, còn nếu độ chênh không đáng kể thì có thể chấp nhận".
"Bên cạnh đó, khi đưa ra một kế hoạch nào đó, phải có một văn bản hướng dẫn chi tiết đi song hành, chứ không phải đợi ra kế hoạch rồi một thời gian sau mới ra văn bản hướng dẫn, như vậy thì không thể thực hiện được. Ngoài ra, văn bản đó cũng sẽ trở thành hành lang pháp lý để các bộ phận, cá nhân đi đúng hướng. Bộ GD&ĐT cũng cần xây dựng được một bộ tiêu chuẩn đánh giá, để đưa vào làm thang đo, xem kết quả thực hiện đã đạt được mức độ nào" - vị chuyên gia giáo dục này phân tích thêm.
Theo chuyên gia giáo dục Tô Thụy Diễm Quyên, cần chuẩn bị kỹ lưỡng nếu muốn triển khai đặt hàng, đấu thầu đào tạo giáo viên mà không để xảy ra hệ lụy tiêu cực.
Một trong những kỳ vọng đối với đặt hàng, đấu thầu đào tạo giáo viên, chính là "làm sao để chúng ta có một hệ thống vận hành trơn tru, cân đối giữa cung - cầu; trong đó, cung là nơi các cơ sở đào tạo giáo viên, cầu chính là các địa phương". Tuy nhiên, theo chuyên gia giáo dục Tô Thụy Diễm Quyên, hai chuyện này hoàn toàn độc lập với nhau: "Tôi cho rằng, việc cho phép đặt hàng, đấu thầu đào tạo giáo viên không thể giải quyết được chuyện thừa thiếu giáo viên.
Có một thực tế như thế này, một giáo viên được đào tạo một cách đàng hoàng tử tế mà tại một số nơi, không có tiền nộp vào là không được tuyển dụng. Có những người phải lo chạy vạy 100-200 triệu đồng để có việc làm, không biết đến bao giờ mới "hồi vốn". Một số địa phương, mặc dù trường học thiếu giáo viên nhưng lại không có biên chế để tuyển dụng, phải thuê giáo viên hợp đồng hoặc thậm chí không có hợp đồng. Điều này xuất phát từ tư duy máy móc, áp giáo dục vào định biên của công chức...
Chính vì vậy, quan trọng là các bộ/ngành phải có sự "chung lưng", đưa ra giải pháp đảm bảo cân đối cung - cầu nhằm giải quyết các hệ luỵ thừa thiếu giáo viên cục bộ và các vấn đề xã hội khác".
Nếu các đơn vị chuyên môn giúp bộ GD&ĐT đào tạo giáo viên thì hợp lý hơn
Trao đổi với PV Người Đưa Tin Pháp luật, GS.TS Phạm Tất Dong (nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương) bày tỏ: "Tôi thấy rất ngạc nhiên và hoàn thành không đồng ý đưa chuyện đấu thầu vào đào tạo giáo viên. Tôi cho rằng điều này là vô nguyên tắc giáo dục, chúng ta vất vả xây dựng hệ thống trường sư phạm, bởi một lẽ, đào tạo sư phạm là một môi trường đặc biệt, cần đứng riêng ra, không phải ai muốn "nhúng tay" vào cũng được. Đào tạo giáo viên thì phải có cơ quan chuyên môn, chứ không thể do địa phương đặt hàng, rồi hình thành các cơ quan gọi thầu... theo một kiểu rất "chợ búa". Chưa kể, hiện nay, còn quá nhiều giáo viên đang thất nghiệp, tại sao không đào tạo lại, huấn luyện lại họ mà lại phải đưa hình thức mới vào đào tạo?
Chúng ta đã có "máy cái" là trường sư phạm chứ không phải "máy con", vốn đã có chuyên môn và kinh nghiệm đào tạo, tại sao lại nghĩ đến đấu thầu? Nếu như vậy thì phải giải tán hệ thống các trường sư phạm, để tồn tại làm gì?
Đáng lẽ, nếu chỉ kêu gọi những viện nghiên cứu, những cơ quan khoa học, có điều kiện, hiểu biết khoa học, sư phạm, đứng ra hỗ trợ bộ GD&ĐT trong việc đào tạo giáo viên thì nghe còn có vẻ thực tế hơn".
Gỡ khó đào tạo giáo viên theo phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng và đấu thầu Theo quy định, các cơ sở đào tạo giáo viên được thực hiện theo phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu hoặc đào tạo theo nhu cầu xã hội... Tuy nhiên, thực tế đang gặp phải nhiêu khó khăn, vướng mắc. Ảnh minh hoạ/internet Tại Hội nghị triển khai Nghị định số 116/2020/NĐ-CP về đào tạo giáo viên theo nhu cầu...