Ngành Sư phạm được ưa chuộng trở lại
Ngược lại với tình trạng “đìu hiu” như mọi năm, năm nay ngành Sư phạm đã có sức hút trở lại vì số lượng hồ sơ đăng ký dự thi tăng hơn so với năm trước. Đây là tín hiệu tốt đối với ngành Sư phạm.
Năm nay, số lượng hồ sơ đăng ký dự thi ngành Sư phạm tăng hẳn so với năm trước. Nghề giáo viên đã có sức hút trở lại!
Lượng hồ sơ ĐKDT tăng!
Điển hình nhất là trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2, năm nay số lượng hồ sơ tăng đột biến lên đến 10.000 bộ, năm trước số lượng hồ sơ chỉ có 7.500 bộ. Trong khi đó chỉ tiêu vào trường là 2.500.
Trao đổi với Dân trí, ông Đinh Văn Dũng, trưởng phòng đào tạo nhà trường cho biết: “Chúng tôi cũng bất ngờ về số lượng hồ sơ tăng như năm nay. Đây là tín hiệu tốt, trường có nhiều cơ hội lựa chọn đầu vào có chất lượng tốt”.
Theo ông Dũng, ngành có số lượng hồ sơ đông nhất vẫn là ngành Mầm non và Tiểu học, do vậy 2 ngành học này thường có điểm chuẩn cao hơn các ngành khác.
Tương tự, trường ĐH Vinh năm nay nhận được 20.100 bộ hồ sơ, trong đó 3.495 bộ đăng ký vào 14 ngành sư phạm, tăng hơn so với năm trước vài trăm bộ.
Video đang HOT
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội năm nay số lượng hồ sơ cũng tăng gần 1.000 so với năm trước với tổng số hồ sơ là 16.300 bộ.
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM năm nay nhận được 18.361 bộ hồ sơ, tăng 500 bộ so với năm 2011.
Ông Nguyễn Hắc Hải, trưởng phòng đào tạo trường ĐH Sư phạm Hà Nội, vui mừng cho biết: “Lượng hồ sơ vào các trường sư phạm tăng đó là thông tin đáng mừng. Ngành Sư phạm đã được “yêu” trở lại”, bởi người thầy luôn được xã hội trân trọng. Niềm vui này có thể bắt nguồn từ Bộ GD-ĐT bổ sung chế độ chính sách thâm niên cho giáo viên”.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Xuân Bình, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Vinh cho biết: “Số lượng hồ sơ của ngành Sư phạm tăng, đây là điều đáng mừng. Trong những buổi tư vấn tuyển sinh ở các tỉnh, tôi thấy thí sinh và xã hội vẫn dành “tình yêu” cho ngành Sư phạm rất nhiều. Tuy nhiên, điều thí sinh băn khoăn nhất vẫn là việc làm sau khi ra trường, tiền lương…”.
Quan tâm đến chất lượng đầu vào
Số lượng hồ sơ ĐKDT vào các ngành Sư phạm tăng cho thấy đã có sự thay đổi nhận thức của thí sinh và xã hội bởi vài năm qua ngành Sư phạm mặc dù được ưu đãi nhiều nhưng số lượng thí sinh đăng ký vào ít, đặc biệt không thu hút được thí sinh giỏi dẫn đến chất lượng đầu vào rất thấp. Bên cạnh đó, nhiều năm qua, điểm chuẩn nhiều ngành chỉ bằng điểm sàn của Bộ GD-ĐT nên ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên tương lai.
Với quyết tâm nâng cao chất lượng đầu vào ngành Sư phạm, Trường ĐH Vinh đã ra hẳn Nghị quyết về vấn đề này. Ông Nguyễn Xuân Bình, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Vinh cho hay, với ngành Sư phạm, quan trọng nhất là chất lượng đầu vào nhưng nhiều năm qua thí sinh giỏi ít thi vào ngành Sư phạm, đó là điều đáng phải quan tâm suy nghĩ. Có sinh viên giỏi thì mới có đội ngũ giáo viên giỏi. Chính vì lẽ đó, trường ĐH Vinh đã ra Nghị quyết là nâng cao chất lượng đầu vào với ngành Sư phạm. Do vậy, từ năm trước với các ngành sư phạm, ĐH Vinh lấy ở mức thấp nhất 15 điểm trở lên, có ngành chấp nhận thiếu hụt ít chỉ tiêu nhưng để đảm bảo chất lượng đầu vào.
Ông Nguyễn Hắc Hải, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng: “Với trường ĐH Sư phạm Hà Nội, chất lượng vẫn đặt lên hàng đầu nên dù số lượng hồ sơ thí sinh đăng ký dự thi tăng hay giảm thì hàng năm điểm chuẩn vẫn giữ ổn định phổ biến từ 15 -20 điểm”.
Còn ông Tạ Quang Lâm, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cho biết: “Trăn trở lớn nhất của chúng tôi là cơ hội việc làm sau khi ra trường của sinh viên. Khi các em ra trường, có được bố trí nơi dạy phù hợp với điều kiện gia đình không, lương có được đảm bảo cuộc sống không? … Nếu cải thiện được tình trạng này thì ngành sư phạm mới có sức hút. Hiện nay, việc miễn giảm học phí với sinh viên Sư phạm chỉ phù hợp với nhiều sinh viên thuộc vùng khó khăn, nhà nghèo chứ chưa tạo được đòn bẩy cho ngành Sư phạm”.
Góp ý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, GS.TSKH Vũ Ngọc Hải, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, cho rằng: Nhà giáo là trung tâm và trụ cột của bất cứ nền giáo dục nào, nhà trường nào. Do vậy, cần tập trung đầu tư phát triển các trường Sư phạm trọng điểm, các trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật và các khoa Sư phạm kỹ thuật tại các trường đại học. Xây dựng, ban hành và thực hiện các chính sách ưu đãi, nhất là chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ tạo động lực, các cho các nhà giáo, cán bộ nghiên cứu và quản lý giáo dục. Cần có chính sách đặc biệt nhằm thu hút các nhà giáo, nhà khoa học có uy tín và kinh nghiệm trong và ngoài nước tích thực tham gia quản lý, giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Có chính sách học bổng đặc biệt để thu hút học sinh giỏi vào học ngành Sư phạm.
Hồng Hạnh
Theo dân trí
Đào tạo giáo viên: Thừa và yếu
Sự phát triển các trường sư phạm không được định hướng bởi một quy hoạch tổng thể và thật sự xuất phát từ nhu cầu nhân lực giáo dục.
Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc các trường sư phạm được Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 27/8, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển nhận định: Những năm qua, quy mô đào tạo khối ngành sư phạm tăng nhưng không được giám sát chặt chẽ về chất lượng.
Tốt nghiệp loại khá vẫn thất nghiệp
Tính đến nay, cả nước có 133 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục gồm 14 trường ĐH sư phạm (4.400 giảng viên), 49 trường ĐH có khoa/ngành sư phạm, 39 trường CĐ sư phạm (4.462 giảng viên), 24 trường CĐ có khoa/ngành sư phạm, 3 trường trung cấp sư phạm và 4 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục.
Ông Nguyễn Vinh Hiển chỉ rõ, sự phát triển này phần lớn do nhu cầu nội tại của các trường chứ không phải được định hướng bởi một quy hoạch tổng thể và thật sự xuất phát từ nghiên cứu, khảo sát nhu cầu nhân lực giáo dục xét cả ở tầm địa phương và cả nước.
Các thí sinh thi vào Đại học Sư phạm TPHCM.
Theo ông Phạm Minh Hùng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Vinh, tình trạng sinh viên sư phạm tốt nghiệp không kiếm được việc làm phổ biến ở tất cả các địa phương. Có giáo viên 10 năm đi dạy vẫn không được vào biên chế. Bà Đoàn Thị Minh Công, Phó Giám đốc sở GD-ĐT Hải Dương, cho biết ở Hải Dương, sinh viên sư phạm ra trường rất thừa, nhiều người tốt nghiệp loại khá vẫn không tìm được việc làm. Ông Phạm Minh Hùng cho biết thêm, do giáo viên có thu nhập thấp so với mặt bằng chung nên học sinh giỏi không chọn thi ngành sư phạm, chất lượng đào tạo thấp.
Liên kết với trường phổ thông
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, trong phần phát biểu của mình tại buổi trực tuyến đã nhất trí cao với đề xuất của nhiều đại biểu về mô hình gắn đào tạo ở trường sư phạm với trường phổ thông. Phó Thủ tướng cho rằng nếu doanh nghiệp là các vệ tinh đào tạo của khối kinh tế thì các trường phổ thông là vệ tinh của các trường sư phạm.
Thống nhất quan điểm này, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho rằng phải làm sao để các trường phổ thông không chỉ là nơi kiến tập, thực tập mà là nơi sinh viên sư phạm thử nghiệm cuộc sống của mình. Bộ trưởng chỉ đạo, các trường, khoa sư phạm phải làm việc với các trường phổ thông, điều này không phải là sức ép, là gánh nặng mà nó giúp các trường phổ thông tăng thêm cả nguồn lực cũng như tri thức cho trường mình. Trước hết, hai trường ĐH sư phạm trọng điểm là ĐH Sư phạm Hà Nội và ĐH Sư phạm TPHCM cần phối hợp với hai sở GD-ĐT để bàn về cơ chế, giải pháp thích hợp.
Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo, vào tháng 10 - 2011, Bộ GD-ĐT phải ban hành quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, trên cơ sở này, sẽ thực hiện quy hoạch cho từng địa phương. Cần đẩy mạnh đổi mới phương pháp, chương trình đào tạo cũng như đổi mới công nghệ của các trường sư phạm. Bên cạnh việc xây dựng đề án hiện đại hóa công nghệ đào tạo ở các trường sư phạm, cần hình thành hội đồng hiệu trưởng của các trường. Hội đồng này sẽ ngồi lại với nhau để xây dựng một chương trình giáo dục thích hợp, tránh để các trường lâm vào tình trạng "giật mình" với những phương pháp mới.
Theo Dân Trí
"Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm?" Các trường ĐH có đào tạo sư phạm lâu đời hay các trường ĐH có khoa sư phạm đang rơi vào "thảm cảnh" phải vét sinh viên ở mức điểm sàn mới hy vọng tuyển đủ. Có chuyên gia giáo dục lo ngại về chất lượng giáo viên tương lai, về khả năng tư duy của họ khi trúng tuyển đại học với...