Ngành nào xét tuyển bằng hình thức phỏng vấn?
Một số trường như: ĐH Bách khoa TP.HCM, ĐH Ngân hàng TP.HCM áp dụng phương thức xét tuyển thông qua phỏng vấn trong năm 2021.
Trường ĐH Bách khoa TP.HCM vừa công bố 6 phương thức tuyển sinh năm 2021Trường ĐH Bách khoa TPHCM vừa công bố 6 phương thức tuyển sinh năm 2021
PGS.TS Bùi Hoài Thắng- Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách Khoa TPHCM cho biết: Phương thức này áp dụng cho tuyển sinh chương trình Chất lượng cao (học bằng tiếng Anh), đối với các thí sinh chuyển tiếp nước ngoài.
Mục đích của phỏng vấn là để xác định rõ năng lực học ngành mà thí sinh dự tuyển, lộ trình và kế hoạch chuyển tiếp nước ngoài, tính chín chắn và khả năng chuyển tiếp, năng lực tài chính, …
Các ngành có tuyển sinh bằng phương thức này đang tạm thời giới hạn ở các ngành trường đang có hợp tác với các trường trên thế giới như ngành: Công nghệ Thông tin (nhóm ngành); Kỹ thuật Điện – Điện tử; Kỹ thuật Cơ Điện tử; Kỹ thuật Xây dựng; Kỹ thuật Dầu khí; Kỹ thuật Hóa học; Kỹ thuật Hóa Dược (chuyên ngành); Kỹ thuật Môi trường; Quản trị Kinh doanh (chuyên ngành); Công nghệ Thực phẩm/ Khoa học Thực phẩm.
Về lưu ý cho các thí sinh nếu chọn phương thức phỏng vấn của trường, PGS.TS Bùi Hoài Thắng cho biết: Nhà trường sẽ công bố chi tiết cách thức nộp hồ sơ sau, trên website tuyển sinh của trường.
Cơ bản là thí sinh cần nộp hồ sơ dự tuyển kèm các minh chứng về năng lực học tập (học bạ, chứng chỉ tiếng Anh, …), bài luận nêu rõ mục tiêu học ngành mà thí sinh dự tuyển, lộ trình và kế hoạch chuyển tiếp nước ngoài, thuyết phục về khả năng chuyển tiếp, minh chứng về năng lực tài chính, …
PGS TS Bùi Hoài Thắng cho biết: Trường sẽ lập hội đồng chuyên môn để phỏng vấn nhằm xác định ứng viên phù hợp. Thí sinh cũng nên chuẩn bị sẵn tinh thần phỏng vấn để buổi phỏng vấn thành công.
Video đang HOT
Một số ngành của ĐH Bách khoa TP.HCM sẽ được xét tuyển bằng phỏng vấn (Ảnh: ĐH Bách khoa TP.H.CM)
Hội đồng Tuyển sinh Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM cũng công bố Đề án tuyển sinh đại học chính quy và đại học liên kết quốc tế dự kiến năm 2021.
Năm 2021, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM tiếp tục tuyển sinh hệ đại học chính quy với 7 ngành đào tạo: Tài chính Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Kinh tế quốc tế, Hệ thống thông tin quản lý, Luật Kinh tế và Ngôn ngữ Anh. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh là 3280, bao gồm 3 chương trình đào tạo:
Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 vẫn là phương thức tuyển sinh chủ yếu, chiếm khoảng gần 80% chỉ tiêu, áp dụng cho 1925 chỉ tiêu Chương trình ĐHCQ chuẩn, 570 chỉ tiêu Chương trình ĐHCQ chất lượng cao, 80 chỉ tiêu Chương trình ĐHCQ Quốc tế song bằng.
Các phương thức mới được áp dụng trong năm 2020 vẫn tiếp tục được duy trì và tăng lên so với năm trước:
Phương thức ưu tiên xét tuyển và xét học bạ theo quy chế tuyển sinh của Trường chiếm khoảng 12% tổng chỉ tiêu tuyển sinh, bao gồm: 290 chỉ tiêu Chương trình ĐHCQ chất lượng cao và 85 chỉ tiêu Chương trình ĐHCQ Quốc tế song bằng.
Phương thức xét kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức chiếm khoảng 8% chỉ tiêu chuyển sinh áp dụng cho 240 chỉ tiêu Chương trình ĐHCQ chuẩn và 90 chỉ tiêu Chương trình ĐHCQ chất lượng cao.
Riêng chương trình liên kết quốc tế áp dụng phương thức xét kết quả học tập THPT kết hợp phỏng vấn.
Tuyển sinh bằng hình thức phỏng vấn: Cơ hội để đánh giá toàn diện thí sinh
Xu thế tự chủ tuyển sinh thời gian qua đã giúp các trường ĐH có cơ hội đa dạng hóa các hình thức tuyển sinh, nâng chất lượng đầu vào.
Hình thức phỏng vấn để tuyển sinh đã và đang trở thành một xu hướng được nhiều trường ĐH lựa chọn từ vài năm trở lại đây.
Tuyển sinh bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp đang là xu thế của các trường ĐH.
Đơn cử như ĐH Bách khoa TP Hồ Chí Minh vừa cho hay, mùa tuyển sinh 2021 lần đầu tiên nhà trường sẽ tuyển sinh bằng phỏng vấn. Đây là 1 trong 6 phương thức tuyển sinh năm 2021 của trường.
Cụ thể, các phương thức gồm: Xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GDĐT: 1-5% tổng chỉ tiêu; Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh: 15-25% tổng chỉ tiêu; Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021: 30-60% tổng chỉ tiêu; Xét tuyển theo kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh năm 2021: 30-70% tổng chỉ tiêu; Xét tuyển thí sinh có chứng chỉ tuyển sinh quốc tế hoặc thí sinh người nước ngoài: 1-5% tổng chỉ tiêu; Xét tuyển bằng hình thức phỏng vấn: 1-5% tổng chỉ tiêu.
Cùng với đó, năm 2021 trường ĐH Ngân hàng TP Hồ Chí Minh cho biết cũng tuyển sinh bằng hình thức phỏng vấn. Theo đề án tuyển sinh ĐH chính quy và ĐH liên kết quốc tế dự kiến năm 2021. Trong số 5 phương thức tuyển sinh, thì chương trình liên kết quốc tế sẽ áp dụng phương thức xét kết quả học tập THPT kết hợp phỏng vấn.
Theo Đề án tuyển sinh năm 2021, ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ sử dụng 3 phương thức xét tuyển: Xét tuyển tài năng; Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021; Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi đánh giá tư duy (tổ chức thi riêng) với khoảng 7000 chỉ tiêu.
Trong đó, ở phương thức xét tuyển tài năng, ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ tiến hành xét hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn dành cho thí sinh có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11, 12 đạt 8.0 trở lên và đáp ứng những điều kiện như thí sinh thuộc hệ chuyên (gồm chuyên Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin học, Tiếng Anh) của các trường THPT chuyên trên toàn quốc; thí sinh được chọn tham dự Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia hoặc đạt giải Nhất, Nhì, Ba cấp tỉnh/thành phố các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin học, Tiếng Anh bậc THPT; thí sinh được chọn tham dự cuộc thi KHKT cấp quốc gia do Bộ GDĐT tổ chức; thí sinh tham dự Vòng thi tháng/quý/năm cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia của Đài truyền hình Việt Nam; thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS 6.0 trở lên (đăng ký xét tuyển vào ngành Ngôn ngữ Anh và Kinh tế quản lý)...
Có thể thấy, tuyển sinh ĐH bằng hình thức phỏng vấn vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Tuy nhiên, hình thức này đang thu hút sự quan tâm của đông đảo học sinh. Mùa tuyển sinh 2020, nhiều trường ĐH đã áp dụng phương thức phỏng vấn để tuyển sinh như trường ĐH Văn Lang tuyển sinh bằng hình thức xét tuyển bài thi vẽ kết hợp với phỏng vấn áp dụng cho kỳ thi năng khiếu.
Trường USTH (ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội - Đại học Việt Pháp) tổ chức 5 đợt tuyển sinh trực tiếp thông qua phỏng vấn, trong đó có 4 đợt trước kỳ thi THPT quốc gia. 80% chỉ tiêu tuyển sinh hệ ĐH của trường đã được dành cho hình thức tuyển sinh bằng phỏng vấn...
Trước đó, từ năm 2014, đã có một số trường ĐH đi tiên phong tuyển sinh bằng phỏng vấn trực tiếp. Trong đó phải kể tới ĐH Phan Châu Trinh, trong số 5 tiêu chí trúng tuyển của trường có kết quả phỏng vấn trực tiếp của hội đồng tuyển sinh về kiến thức tổng hợp, thái độ, kỹ năng, hành vi, sở thích... của thí sinh.
Ngoài ra, trường vẫn dựa vào kết quả của kỳ thi ba chung, điểm tốt nghiệp, tổng kết 3 năm học THPT và kiểm tra về khả năng tư duy của thí sinh. ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh cũng tổ chức thi tuyển kết hợp xét tuyển và tổ chức phỏng vấn bổ sung đối với các ngành sư phạm kỹ thuật. Hay ĐH Nông Lâm Bắc Giang, ngoài việc xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi chung, trường còn lựa chọn thí sinh bằng cách căn cứ vào kết quả THPT kết hợp với phỏng vấn trực tiếp.
Theo nhận định của các chuyên gia tuyển sinh, kết quả phỏng vấn sẽ đánh giá năng lực tư duy, thái độ, kỹ năng, sở thích, năng khiếu... để bổ sung mức độ chính xác trong khả năng, thái độ và thiên hướng nghề nghiệp theo ngành đăng ký dự thi của thí sinh.
Nhận định về ưu điểm của hình thức phỏng vấn tuyển sinh, GS Etienne Saur - Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH, Đại học Việt Pháp) cho biết: Động lực đã được chứng minh là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến thành công trong học tập và công việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên.
Việc gặp gỡ và trao đổi với thí sinh trong buổi phỏng vấn sẽ giúp Hội đồng đánh giá toàn diện thí sinh, về kiến thức, các kỹ năng như giao tiếp, tư duy cũng như động lực học tập, bên cạnh kết quả điểm số thể hiện trong hồ sơ ứng tuyển. Qua đó, nhà trường cũng nắm được tâm tư, nguyện vọng và kế hoạch phát triển của sinh viên để có thể đồng hành, hỗ trợ các em tốt hơn trong quá trình học tập sau này.
Trước thềm mùa tuyển sinh 2021, nhiều học sinh THPT cho biết các em không thấy ngại ngần khi được thử sức mình trong những buổi phỏng vấn trực tiếp với Hội đồng tuyển sinh các nhà trường. Ngược lại, đây chính là phương thức, cũng là cơ hội mà người học chủ động lựa chọn để tận dụng thế mạnh tự thân cũng như đam mê trước ngành/nghề mình chọn lựa. Bởi khác với bài thi trên giấy, phỏng vấn cho phép thí sinh bộc lộ hết tiềm năng và khả năng của mỗi người.
Nhiều trường thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM tự chủ, học phí sẽ tăng? Năm 2021, ĐH Quốc gia TP.HCM có thêm 3 trường ĐH thành viên thực hiện đề án đổi mới cơ chế hoạt động, chuyển sang giai đoạn tự chủ. Mô hình hoạt động này sẽ tác động đến học phí và tuyển sinh các trường ra sao? Sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM trong giờ nghiên cứu khoa học - ẢNH: HÀ...