Ngành học thiết yếu lại thiếu học viên
Covid-19 càng cho thấy rõ vai trò của lực lượng y tế công cộng trong phòng, chống dịch bệnh. Thế nhưng, năm 2020, có bốn trường không tham gia tuyển sinh ngành này nữa vì những năm trước… không tuyển sinh được.
Tình trạng các ngành học thiết yếu nhưng lại thiếu học viên đang xảy ra tại nhiều trường đại học.
Cần có các phương pháp giảng dạy sinh động, cuốn hút sinh viên nhằm tăng hiệu quả đào tạo.
1/Thí sinh cả nước vừa hoàn thành thủ tục đăng ký thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) năm 2021. Số liệu về đăng ký nguyện vọng xét tuyển cho thấy sự phân hóa mạnh mẽ giữa các ngành nghề được thí sinh lựa chọn. Trong tổng số 24 nhóm ngành tuyển sinh năm nay, năm nhóm ngành có tỷ lệ lựa chọn ít là: Khoa học tự nhiên; Nông lâm nghiệp và thủy sản, Dịch vụ xã hội, Khoa học sự sống, Môi trường và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, đây lại là những ngành truyền thống trong kinh tế của Việt Nam và đang cần một đội ngũ nhân lực chất lượng.
PGS, TS Nguyễn Thanh Hà, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Y tế Công cộng cho biết: “Tại trường, tỷ lệ sinh viên (SV) nhập học trên chỉ tiêu tuyển sinh chỉ chiếm khoảng 40 – 60%. Trong năm 2020, đã có bốn trường ĐH không tham gia tuyển sinh Ngành Y tế công cộng nữa vì những năm học trước, họ không tuyển sinh được”. Thực tế, cơ hội việc làm rất rộng mở đối với SV khi học ngành này. Bởi lẽ, cả nước có tới 63 trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) ở các tỉnh thành, hơn 500 huyện đều có trung tâm y tế, hơn 1.000 tổ chức phi chính phủ (NGO) hoạt động trong lĩnh vực y tế công cộng và rất cần những nhân lực được đầu tư bài bản.
Video đang HOT
Nhìn đợt bão lũ năm 2020 tại miền trung, theo các chuyên gia, nếu có dự báo trước của các nhà khoa học địa chất về vấn đề sạt lở thì sẽ có thể giảm rất nhiều những thiệt hại về người và tài sản. Trong khi hiện nay đang rất thiếu người theo học các nhóm ngành như Địa chất, Hải dương, Môi trường – những ngành liên quan tới biến đổi khí hậu ở Việt Nam hoặc trên thế giới. Tại Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, mỗi năm có khoảng 200 chỉ tiêu cho ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường và 250 chỉ tiêu cho ngành Quản lý tài nguyên, nhưng hiện mỗi ngành đã phải giảm đi 100 chỉ tiêu vì không tuyển đủ.
Nhóm ngành Công tác xã hội (Công tác xã hội, Giới và Phát triển, chuyên ngành Tham vấn – Trị liệu) cũng đang rất thiếu nhân lực. SV học xong sẽ dễ dàng có việc làm trong các cơ quan chuyên trách Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp; có thể là chuyên viên làm việc độc lập tại các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, hoặc cán bộ hoạch định chính sách xã hội; chuyên viên, nghiên cứu viên trong các cơ quan của ngành lao động – thương binh và xã hội… Tuy nhiên, ngành học vẫn không thu hút thí sinh.
2/TS Lê Đông Phương, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Giáo dục ĐH nhận xét: Ngành khoa học cơ bản của nước ta hiện nay đang bị sao nhãng, từ người học đến các nhà quản lý và thiếu đầu tư phù hợp. Bởi các em vào học nhưng tương lai chưa rõ ràng. Mặt khác, còn do việc đào tạo chưa phù hợp yêu cầu thực tế. Chẳng hạn, các trường không cập nhật kịp thời về máy móc thiết bị, kỹ năng sử dụng thiết bị… nên SV ra trường chưa thể hội nhập được ngay. Bản thân các ngành học này cũng hơi khô khan, bó hẹp, chủ yếu đi vào chuyên môn, nên cần phải có những phương pháp giảng dạy sinh động, cuốn hút SV.
Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ các em học sinh khi lựa chọn nghề nghiệp lại chỉ quan tâm đến: “Nghề nghiệp này có dễ xin việc làm hay không, có thu nhập cao hay không, được làm việc ở thành phố hay không… Ít người chú ý tới nội dung, ý nghĩa và giá trị xã hội của nghề nghiệp cũng như sự phù hợp của nghề nghiệp với xu hướng, nguyện vọng, sở trường của bản thân”, TS Phương phân tích. Chính vì thế, nhiều học sinh chấp nhận từ bỏ lĩnh vực nghề nghiệp mà mình yêu thích để lựa chọn một ngành học khác để dễ xin được việc hơn, thu nhập cao hơn, công việc nhàn hơn.
Theo GS, TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo, ĐHQG Hà Nội, các trường bắt buộc phải thay đổi, nhất là đẩy mạnh kết nối với các doanh nghiệp trong quá trình đào tạo để thu hút người học. Các trường ĐH không chỉ cung cấp kiến thức khoa học cơ bản mà một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo ĐH chính là mang đến cơ hội việc làm cho SV. Còn PGS, TS Lê Thị Trinh, Trưởng khoa Môi trường, Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội góp ý: Phải thay đổi triệt để chương trình đào tạo, theo hướng liên ngành, tích hợp những môn học ở các lĩnh vực khác nhau để các em khi ra trường không chỉ làm được đúng mỗi một ngành như tên được đào tạo”. Để tạo sức hút cho thí sinh, PGS, TS Lê Thị Trinh cho rằng, cần một chiến lược nhân lực tầm quốc gia, nêu rõ nhu cầu, mức thu nhập có thể đạt được của từng nhóm ngành cũng như công tác tuyên truyền hướng nghiệp để giảm bớt độ vênh về ngành nghề đào tạo trong tuyển sinh như hiện nay.
Nữ thủ khoa và câu chuyện trượt ĐH chưa bao giờ là kết thúc
Từng trượt ĐH đến 2 lần nhưng cô gái Nguyễn Hải Vân (23 tuổi) đã không ngừng nỗ lực trong học tập để trở thành thủ khoa đầu ra của ngành y tế công cộng trường ĐH Y tế công cộng.
Đứng lên từ "thất bại"
Sinh ra trong gia đình có truyền thống ngành y nên từ nhỏ Hải Vân đã mong mước sau này nối nghiệp gia đình. Thấu hiểu những vất vả của ngành y nên bố mẹ Vân khuyên cô lựa chọn ngành sư phạm, phù hợp với nữ nhi hơn. Thế nhưng Vân vẫn quyết tâm lựa chọn chuyên ngành y đa khoa, ĐH Y Hà Nội. Cô còn vạch ra hẳn một kế hoạch dài hơi cho con đường mình đã chọn. Có điều, hai lần cố gắng thi vào ĐH Y Hà Nội, Hải Vân vẫn không đậu. Khi ấy, bầu trời hy vọng của Vân dường như sụp đổ. Mọi thứ cô vẽ ra về một tương lai sáng lạn bị vỡ vụn. Chính những lúc "thất bại" ấy, Hải Vân lựa chọn đứng lên để bắt đầu lại. Cô chọn chuyên ngành y tế công cộng của trường ĐH Y tế công cộng. Sau chặng hành trình theo đuổi 4 năm ĐH tại ngôi trường này, cô nàng thầm cảm ơn những vấp ngã đầu đời vì nhờ có nó cô mới mạnh mẽ vượt qua những thử thách trong cuộc sống. Cũng chính ngôi trường thân yêu này đã giúp Vân có được hướng đi cho riêng mình.
Trong quá trình học tập. Hải Vân luôn cố gắng thể hiện bản thân. Với Hải Vân, việc học luôn quan trọng hàng đầu. Học chuyên ngành về y tức là học những vấn đề liên quan đến tính mạng con người nên Hải Vân không cho phép mình lơ là, dù chỉ là điều nhỏ nhất.
Bên cạnh những ngày lên giảng đường học tập, Hải Vân tích cực tham gia các đề tài nghiên cứu vừa để hiểu sâu về các vấn đề, vừa có thêm nhiều trải nghiệm thực tế, kinh nghiệm phục vụ cho quá trình làm việc sau này. Tại trường ĐH, Hải Vân nghiên cứu đề tài về thuốc lá, sức khỏe vị thành niên được đăng trên tạp chí khoa học. Đây là các đề tài Vân tham gia trong chương trình đào tạo nghiên cứu viên trẻ của trường. Bên cạnh đó, em nghiên cứu về lĩnh vực tâm lý vốn là sở thích từ nhỏ. Hai đề tài nổi bật về tâm lý của Hải Vân là "Nghiên cứu thực trạng tham gia vào công nghiệp thương mại tình dục của nhóm thanh niên tại Hà Nội" và "Ảnh hưởng của hình ảnh người LBBTQ trên báo, trang tin điện tử và facebook đến sự tự áp lực thay đổi bản thân của người trẻ LGBTQ".
Ngoài ra, Hải Vân còn là điều tra viên của nghiên cứu "Kiến thức, thái độ, hành vi về ảnh hưởng của nắng nóng tới các nhóm dễ bị tổn thương ở Hà Nội thực hiện bởi Hội chữ thập đỏ Đức và Việt Nam. Hải Vân chia sẻ, quá trình tham gia các hoạt động ngoại khóa, cô có quan tâm đặc biệt đến nhóm người yếu thế trong xã hội. Khi tiếp xúc và tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến họ, Hải Vân hiểu ra những khó khăn, vất vả, góc khuất đằng sau của họ, từ đó muốn làm điều ý nghĩa, giúp xã hội đồng cảm hơn với họ.
Nữ thủ khoa Hải Vân của trường ĐH Y tế công cộng. Ảnh: An nhiên
Ước mơ cống hiến
Sau nhiều nỗ lực, trái ngọt đã đến với cô nàng tài năng này. Với kết quả 8,22/10, Hải Vân trở thành thủ khoa của chuyên ngành y tế công cộng, trường ĐH Y tế công cộng. "Hành trình tìm kiếm con đường đi cho mình sẽ cần rất nhiều sự nỗ lực, thử sức và trải nghiệm chứ không đơn giản như mọi người nghĩ. Nếu người trẻ chọn sai ngành, hay đang mất phương hướng thì nên cứ dấn thân, có đi thì mới biết là nó phù hợp hay không", Hải Vân chia sẻ.
Dự định của Hải Vân trong thời gian tới là theo học chương trình thạc sĩ ngành tâm lý học lâm sàng theo hướng thực hành của trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn. Từ chuyên ngành y tế công cộng rẽ lối sang chuyên ngành tâm lý, Hải Vân càng có nhiều thuận lợi bởi nhờ chuyên ngành mình theo đuổi suốt 4 năm ĐH đã giúp cô hiểu hơn về ngành y, thỏa mãn sở thích cá nhân và còn giúp cô có cơ duyên đến với ngành tâm lý. Đó chính là hành trang vững chắc đối với một người trẻ như Hải Vân trên con đường thực hiện những hoài bão, ước mơ.
Hiện tại Hải Vân đang tham gia quản lý một diễn đàn mạng xã hội về nâng cao sức khỏe tâm lý cho cộng đồng. Cô hiện là thành viên nhóm NextGEN Hà Nội - Tổ chức hoạt động vì quyền của người LGBTQ Hà Nội thuộc Viện iSEE. Hải Vân cũng là tình nguyện viên của tổ chức Vietnam and Friends chuyên hỗ trợ chương trình chạy với người khiếm thị; Tiếp xúc, giao tiếp, tìm hiểu về một phần cuộc sống của người khiếm thị nói riêng và người khuyết tật nói chung qua lăng kính của họ (học chữ nổi, sử dụng gậy chỉ đường...). Cô cũng là thành viên của nhóm nghiên cứu "Thực trạng tham gia công nghiệp thương mại tình dục của nhóm thanh niên tại Hà Nội" trong chương trình UNESCO Youth-led Research.
Theo Hải Vân, danh hiệu thủ khoa sẽ góp phần tạo dựng uy tín và niềm tin của mọi người đối với cô nhưng sự nỗ lực, cố gắng không ngừng sẽ giúp danh hiệu ấy tỏa sáng hơn. Nữ thủ khoa cũng quyết tâm sẽ theo đuổi ngành tâm lý một cách chỉn chu để sau này sẽ có thêm nhiều cống hiến cho xã hội.
6 ngành học được ưa chuộng trong tương lai Mức sống, nhu cầu việc làm thay đổi khiến nhiều ngành học trở thành xu hướng trong tương lai. Một số ngành tạo cơ hội việc làm cao với mức lương trên 70.000 USD/năm tại Mỹ. 1. Điều dưỡng: Khi nhu cầu chăm sóc sức khỏe tăng cao, Điều dưỡng sẽ trở thành một trong những ngành học thu hút nhất. Ngoài chuyên...