Ngành Giáo dục nỗ lực vượt qua thách thức
Năm học 2020-2021 là năm đầu tiên, cùng với cả nước, thành phố Hồ Chí Minh triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 với khối lớp 1.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, sĩ số học sinh tăng cao, cơ sở vật chất trường lớp còn khó khăn, thành phố Hồ Chí Minh đã nỗ lực đương đầu, vượt qua thách thức và gặt hái được những thành công bước đầu…
Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương luôn phải chịu sức ép sĩ số học sinh/ lớp đầu cấp, do dân số đông, lượng người nhập cư lớn. Để bảo đảm cho học sinh lớp 1 được học 2 buổi/ngày; sĩ số không quá 35 em/lớp… là thách thức rất lớn đối với nhiều quận, huyện trong việc hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực học sinh theo Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018.
Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh cho biết, các địa phương như thành phố Thủ Đức và các quận, huyện đã rất nỗ lực mở rộng hệ thống trường lớp, cơ sở vật chất, dành phòng học để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, nâng cao tỷ lệ học sinh lớp 1 học 2 buổi/ngày. Trong 50 dự án được đưa vào sử dụng năm 2020 thì có tới 28 dự án trường tiểu học với 429 phòng học, tăng thêm 240 phòng so với năm 2019. Tổng kinh phí sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị năm 2020 ở khối tiểu học là hơn 183 tỷ đồng.
Video đang HOT
Nhờ sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền địa phương và ngành Giáo dục, năm học 2020-2021, thành phố Hồ Chí Minh có 554 trường tiểu học với 75,8% học sinh được học 2 buổi/ngày. Riêng với lớp 1, tỷ lệ học 2 buổi/ngày đạt 82,6%. Đặc biệt, ở một số quận, huyện như: 8, 11, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình, Hóc Môn, Củ Chi, tỷ lệ này đạt 100%.
Phó Giám đốc phụ trách Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Hiếu cho biết: “Một số “điểm nóng” như quận 12 tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày chỉ là 27,7%, nhưng tỷ lệ học sinh lớp 1 học 2 buổi/ngày đạt tới 40,4%. Tại quận Tân Phú, tỷ lệ chung toàn quận là 27,1%, tỷ lệ lớp 1 là 36,7%…”.
Nhiều cách làm sáng tạo nhằm tăng tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày đã được một số quận, huyện thực hiện bằng cách thiết kế dạy trên 6 buổi/tuần, tăng cường các hoạt động ngoại khóa, giáo dục kỹ năng sống, dạy ngoại ngữ, tin học cho học sinh… Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tân Phú Trần Trọng Khiêm thông tin, quận nâng tỷ lệ học sinh lớp 1 học 2 buổi/ngày bằng cách triển khai thí điểm mô hình dạy học trực tuyến ở buổi thứ 2.
Về triển khai Chương trình sách giáo khoa mới, từ đầu năm học đã có nhiều phụ huynh lo ngại chương trình mới cho lớp 1 “nặng” hơn chương trình cũ, nhưng giáo viên và học sinh các trường tiểu học đã nhanh chóng bắt nhịp chương trình. Những khó khăn ban đầu trong quá trình triển khai của cả thầy và trò đã được tháo gỡ kịp thời tạo những chuyển biến tích cực trong chất lượng dạy và học. Chương trình sách giáo khoa mới đã bước đầu “thổi làn gió” tích cực vào công tác dạy – học của các nhà trường. Những tiết học của học sinh lớp 1 trở nên sôi động hơn với nhiều hoạt động giáo dục được thầy cô tổ chức nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh… Kết thúc năm học 2020-2021, hơn 98% học sinh lớp 1 toàn thành phố đã đạt được yêu cầu đề ra của chương trình.
Chị Trương Mỹ Hạnh, ở phường Võ Thị Sáu, quận 3 có con học lớp 1 Trường Tiểu học Trần Quốc Thảo nhận xét: “Tôi rất mừng là các cháu được học đều các môn, nhất là cách dạy và học mới với môn tiếng Việt giúp các con đọc thông, viết thạo hơn. Ngoài ra, các con còn được tăng cường các môn học trải nghiệm thực tế, từ đó hiểu biết hơn về cuộc sống xung quanh”. Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo, tính chung toàn thành phố, tỷ lệ học sinh lớp 1 được học ngoại ngữ, tin học ở mức rất cao, lần lượt là 97,6% và 68,2%.
Phó Giám đốc phụ trách Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Hiếu cho biết, thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục đương đầu với thách thức, chuẩn bị mọi điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, công tác truyền thông, phối kết hợp chặt chẽ hơn nữa với phụ huynh học sinh triển khai tốt Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 với khối lớp 2 và lớp 6 trong năm học 2021-2022.
TP HCM: Lùi lịch tuyển sinh đầu cấp, ngày 16-8 khảo sát vào lớp 6 Trường chuyên Trần Đại Nghĩa
Ngoài đề xuất các phương án tuyển sinh lớp 10, Sở GD-ĐT TP HCM cũng đề xuất lùi thời gian tuyển sinh các lớp đầu cấp, và đề xuất thời gian khảo sát vào lớp 6 Trường chuyên Trần Đại Nghĩa vào ngày 16-8.
Theo Sở GD-ĐT TP HCM, căn cứ vào thực tế công tác tuyển sinh vào các lớp đầu cấp tại TP HCM, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, sở này đã có tờ trình Chủ tịch UBND TP về sửa đổi, bổ sung quyết định về ban hành kế hoạch huy động trẻ ra lớp và tuyển sinh các lớp đầu cấp.
Học sinh tại TP HCM.
Theo đó, Sở GD-ĐT TP HCM đề xuất, điều chỉnh thời gian thực hiện công tác huy động trẻ ra lớp và tuyển sinh lớp 1, lớp 6 kết thúc trước 10-8.
Đối với các quận huyện có triển khai tuyển sinh trực tuyến: thực hiện theo lịch của Quyết định 977/QĐ-UBND hoặc theo lịch điều chỉnh phù hợp. Các quận huyện chủ động triển khai việc tuyển sinh trực tuyến, điều chỉnh lịch, ra Quyết định sửa đổi, bổ sung và gửi về Sở GD-ĐT, Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục trước ngày 25-7.
Đối với tuyển sinh của các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, GDTXvà các trường ngoài công lập: Đề xuất lùi thời gian tuyển sinh đến 31-8.
Đặc biệt, đối với tuyển sinh vào lớp 6 Trường chuyên Trần Đại Nghĩa, Sở GD-ĐT TP HCM đề xuất tổ chức vào sáng hoặc chiều ngày 16-8-2021 (chung ngày với thi tuyển sinh lớp 10) để đảm bảo tuyển chọn được các học sinh có năng lực phù hợp.
Việc tổ chức thi chung 1 ngày sẽ thuận lợi do tập trung nhân sự ra đề, in sao chung với tuyển sinh lớp 10, coi thi, chấm thi cùng mốc thời gian ở 2 điểm chấm khác nhau cũng sẽ giảm thời gian tổ chức.
Tuyển sinh đầu cấp an toàn, thuận lợi Sau 24h ngày 20-7, Cổng thông tin tuyển sinh của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (http://tsdaucap.hanoi.gov.vn) khép lại, khi hết thời gian tuyển sinh trực tuyến vào các lớp đầu cấp (gồm trẻ 5 tuổi, học sinh vào lớp 1 và lớp 6) năm học 2021-2022. Tỷ lệ tuyển sinh trung bình của các quận, huyện, thị xã đạt hơn...