Ngành Giáo dục nỗ lực vượt khó
Năm 2020, cũng như cả nước, ngành Giáo dục Quảng Ninh phải đối mặt với những diễn biến phức tạp về dịch bệnh, khiến học sinh phải nghỉ học kéo dài trong thời gian 3 tháng ngoài kỳ nghỉ hè.
Kế hoạch năm học 2019-2020 bị thay đổi. Tuy nhiên, ngành Giáo dục tỉnh Quảng Ninh luôn giữ tâm thế chủ động, vượt lên mọi khó khăn, thách thức, xây dựng, thực hiện linh hoạt nhiều phương án dạy học thiết thực.
Giáo viên Trường THPT Hòn Gai dạy trực tuyến tại nhà. Ảnh chụp tháng 4/2020.
Nhìn lại học kỳ II, năm học 2019-2020 (thời điểm đầu năm 2020), có thể thấy, Sở GD&ĐT đã rất chủ động, linh hoạt và quyết liệt trong công tác phòng dịch. Lãnh đạo Sở GD&ĐT đã kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh có những quyết định quan trọng trong thời điểm dịch bùng phát nhằm đưa ra những kế hoạch đúng đắn giúp cán bộ, giáo viên, phụ huynh và học sinh yên tâm, tin tưởng. Hơn 3 tháng học sinh dừng đến trường, kéo dài từ ngày 26/1 tới 4/5/2020, nhiều hình thức dạy và học đã được triển khai tại các nhà trường.
Bà Nguyễn Thị Thúy, Giám đốc Sở GD&ĐT, cho biết: Với phương châm “Tạm dừng đến trường nhưng không ngừng việc học”, ngành Giáo dục đã triển khai phương án học trực tuyến, dạy học trên truyền hình, phát phiếu bài tập tại nhà… nhằm bảo đảm an toàn cho học sinh, vừa giúp các em củng cố kiến thức cũ, đồng thời học bài mới theo chương trình học kỳ II. Dù không thể thay thế hình thức học truyền thống, nhưng các hình thức dạy học này đã mang lại những hiệu quả không thể phủ nhận.
Với những thôn, bản có 100% đồng bào là người dân tộc thiểu số, khó khăn trong tiếp cận hình thức học trực tuyến, nhiều thầy cô giáo đã tới tận nhà hướng dẫn, giao bài cho từng học sinh. Phương châm “Không học sinh nào bị bỏ lại phía sau” cũng giúp ngành GD&ĐT Quảng Ninh thành công trong việc áp dụng các hình thức học khác nhau khi học sinh không thể đến trường trong học kỳ II, năm học 2019-2020.
Dù là năm học có nhiều biến cố và thách thức, song với sự quyết tâm cao ngành Giáo dục Quảng Ninh vẫn gặt hái được nhiều thành công và trái ngọt. Toàn tỉnh có 53 giải học sinh giỏi quốc gia với 1 giải nhất, 7 giải nhì, 21 giải ba, 24 giải khuyến khích.
Video đang HOT
Giáo viên Trường Tiểu học Lê Hồng Phong, TP Hạ Long, vệ sinh lớp học để đón học sinh quay trở lại trường đầu tháng 5/2020.
Nhiều em tham dự các sân chơi KHKT cấp quốc gia cũng giành được giải cao. Điển hình là dự án: “Thay đổi hành vi của học sinh THPT trên địa bàn TP Hạ Long về việc ứng xử với rác thải nhựa trong nền kinh tế tuần hoàn hướng tới lối sống xanh: của 2 học sinh Trường THPT Hòn Gai là Nguyễn Hà My, Nguyễn Bá Toàn.
Đặc biệt tỉnh còn có em Nguyễn Vũ Khánh Linh, Trường THPT Chuyên Hạ Long, đã hoàn thành chương trình đại học ngành công nghệ thông tin tại FUNIX – và sẽ trở thành một trong những kỹ sư công nghệ thông tin trẻ nhất Việt Nam…
Bước sang học kỳ I, năm học 2020-2021, Quảng Ninh tiếp tục đối mặt với những thách thức mới khi Chương trình GDPT mới được triển khai đối với 27.000 học sinh lớp 1.
Ở các điểm trường lẻ việc thực hiện còn nhiều khó khăn khi điều kiện về cơ sở vật chất không bằng ở các điểm trường chính. Đội ngũ giáo viên chưa thực sự đồng đều giữa các vùng, miền; nguồn tuyển giáo viên tiếng Anh, Tin học cũng gặp nhiều khó khăn…
Giáo viên Trường Tiểu học thị trấn Ba Chẽ nghiên cứu SGK lớp 1 mới.
Trước những khó khăn này, ngành GD&ĐT tỉnh đã tích cực rà soát để tham mưu, chỉ đạo thực hiện việc đưa học sinh ở các điểm trường lẻ về học ở điểm trường chính; tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ, trong đó quan tâm đến các vùng còn gặp khó khăn; phối hợp với các địa phương xây dựng kế hoạch tuyển dụng giáo viên, nhất là giáo viên day Tiêng Anh, Tin học.
Tiết học của cô và trò Trường Tiểu học Hạ Long, TP Hạ Long.
Sở cũng chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương trong tỉnh bố trí giáo viên dạy lớp 1 cho tất cả các trường học. 100% giáo viên dạy lớp 1 được bồi dưỡng về thực hiện chương trình, sách giáo khoa GDPT mới theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Năm 2020 có thể coi là một năm đặc biệt, là phép thử đối với ngành Giáo dục Quảng Ninh trong việc ứng biến linh hoạt trước những biến động lớn mang tính khách quan. Vượt qua tất cả, ngành Giáo dục tỉnh đã có những giải pháp kịp thời, hợp lý, thu được nhiều kết quả tích cực trong công tác dạy và học.
Để sách giáo khoa xứng tầm sự nghiệp đổi mới giáo dục
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể ban hành đã hiện thực hóa quan điểm đổi mới giáo dục cho những năm tới. Trong khi đó, sách giáo khoa (SGK) là một phương án dạy học dựa trên chương trình chuẩn quốc gia.
Giờ học tiếng Việt của học sinh lớp 1 Trường tiểu học Trới, TP Hạ Long (Quảng Ninh). Ảnh: HOÀI MINH
Sách giáo khoa là cụ thể hóa mục tiêu giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh và là bước đột phá, đòn bẩy để phát triển giáo dục nước nhà. SGK mới có cấu trúc và nội dung không giống như SGK hiện hành.
Đây là SGK dạy học theo định hướng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực học sinh cho nên sách phải viết làm sao cụ thể hóa được mục tiêu của chương trình tổng thể và chương trình môn học một cách khoa học nhất và nghệ thuật sư phạm nhất.
Mặt khác, SGK chỉ là một phương án mở giúp giáo viên thuận lợi trong việc hướng dẫn học sinh trải nghiệm từng đơn vị kiến thức trong bài học. Tuy được chọn một bộ SGK, nhưng mỗi giáo viên vẫn có quyền tham khảo và vận dụng các cách tiếp cận, cách giải quyết một vấn đề kiến thức ở các bộ SGK khác nhau. Đối với học sinh, SGK chỉ là một trong những công cụ giúp các em bày tỏ biểu cảm, cách nghĩ, cách thể hiện khác nhau và rồi cùng nhau thảo luận, hợp tác, chủ động tìm cách sở hữu kiến thức cho chính mình.
Thực tế hiện nay, nhiều nơi vẫn chưa thoát ra quan niệm cũ: SGK là pháp lệnh, cho nên chưa dám mạnh dạn thay đổi hoạt động chuyên môn khi trình độ học sinh và điều kiện hiện có của nhà trường không tương đồng. Có thể nói, để dạy học nhẹ nhàng, hiệu quả, quyền quyết định chủ yếu là ở giáo viên, ở mỗi nhà trường mà không phải là ở SGK.
Nhiều bộ SGK sẽ cho ra cách dạy học khác nhau cũng như phản ánh thực tiễn giáo dục phong phú ở nhiều địa phương, thậm chí mang dấu ấn riêng, đậm chất nghệ thuật sư phạm của nhóm tác giả SGK. Giáo viên sẽ được tự do sáng tạo, trên cơ sở trải nghiệm nhiều bộ SGK khác nhau.
Mặt khác, khi có nhiều bộ SGK, sẽ kích thích giáo viên tự chủ nội dung và phương pháp, tức là thay đổi giáo dục từ dưới lên. Điều đó giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) chỉ đạo sát thực hơn, thực tế hơn với sự đa dạng của địa phương, tức là điều chỉnh cách chỉ đạo đổi mới giáo dục ở cấp Trung ương, hay chính là thay đổi từ trên xuống.
Quá trình biên soạn SGK theo cơ chế xã hội hóa giúp các tác giả và nhà xuất bản hoàn toàn được chủ động, sáng tạo trong tất cả các khâu như: Tự chủ chọn tác giả và xây dựng bản thảo; tự lo kinh phí và từ đó xác định cho mình trách nhiệm lớn hơn. Ngoài ra, nhiều bộ SGK sẽ chống được độc quyền của các nhà xuất bản trong việc in ấn và phát hành SGK, đã tồn tại suốt nhiều năm qua.
Tuy nhiên, quá trình triển khai biên soạn SGK vừa qua bộc lộ những hạn chế cả về nội dung dạy học lẫn sự chỉn chu về mặt sư phạm. Chưa nên vội đưa quá nhiều văn thơ nước ngoài vào SGK tiểu học, nhất là học sinh các lớp 1, 2, 3 là giai đoạn đầu đời của cả một con người.
Mặt khác, cần nhặt hết "sạn" trong SGK. Rõ ràng, SGK tuy là sách xã hội hóa nhưng đã được Nhà nước thẩm định trước khi đưa vào trường học thì phải chuẩn, phải "sạch". Vì vậy, cần chấm dứt tình trạng còn "sạn" trong SGK.
Đáng chú ý, giá SGK quá cao trong khi vẫn có những giải pháp để giá sách giảm xuống như: Đấu thầu rộng rãi công đoạn in sách; giảm đến mức thấp nhất số trang mỗi đầu sách; không cần có SGK ở một số môn học hoặc hoạt động giáo dục (như hoạt động trải nghiệm, giáo dục thể chất) mà chỉ giữ lại sách hướng dẫn dạy cho giáo viên.
Nếu làm được như nêu trên, chắc chắn cặp sách của các em tới trường sẽ nhẹ hơn, đỡ trĩu nặng trên đôi vai trẻ nhỏ. Cùng với đó, việc bán sách tham khảo kèm SGK, theo "bó", rồi môi giới tiếp thị sách tham khảo để nhận phí phát hành là những việc làm phản cảm, cần phê phán và giám sát chặt chẽ hơn nữa theo tinh thần chỉ đạo của Bộ GD và ĐT.
Để thực hiện đổi mới giáo dục thành công cần quyết liệt thay đổi cách làm SGK. Nếu cơ quan quản lý giáo dục, các nhà tổ chức, nhà xuất bản không thay đổi tư duy, tiếp tục duy trì và áp dụng cách nghĩ và phương pháp cũ để làm SGK mới trong cơ chế thị trường thì sẽ là sai lầm và để lại bức xúc trong dư luận xã hội là điều tất yếu.
Xã hội hóa SGK là tốt, là tiến bộ, nhưng dễ gặp phải cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhóm tác giả và các nhà xuất bản. Do đó, Bộ GD và ĐT cần quyết liệt với những chế tài chặt chẽ hơn để ngăn chặn lợi ích nhóm hay tình trạng nể nang khi thẩm định SGK. Khi lựa chọn và quyết định từng thành viên trong nhóm tác giả cũng như các ủy viên của hội đồng thẩm định cần sự chuẩn xác ở nhiều khâu và bảo đảm tính khoa học.
Cần tránh làm SGK theo nhóm kiểu thân quen hay người nhà mà ít chú ý tới sự đóng góp năng lực từng cá nhân cho toàn nhóm, cho chất lượng cả cuốn SGK. Các thành viên trong nhóm tác giả cũng như hội đồng thẩm định SGK phải là sự kết hợp hài hòa của những cá nhân có năng lực chuyên môn sâu, có hiểu biết và trải nghiệm giáo dục phổ thông với những giáo viên giỏi có tầm nhìn, chuyên gia đầu ngành vững vàng, am hiểu sâu sắc tư tưởng đổi mới giáo dục.
Ai cho giáo viên thoát ly sách giáo khoa? Vì thế, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần xây dựng hành lang pháp lý và chính sách đồng bộ thực sự cởi trói cho nhà giáo. Sau khi Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải bài viết "Chương trình mới khó thành công nếu giáo viên vẫn lệ thuộc vào sách giáo khoa" đã thu hút được sự quan...