Ngành Giáo dục nên nhân rộng cách làm của Vũng Tàu sẽ có dạy, học, và thi thật

Theo dõi VGT trên

Việc nâng cao thành tích là tốt nhưng cái xấu là thành tích không được ghi nhận một cách trung thực, phải đề cao giá trị trung thực mới có “học thật thi thật”.

Làm sao để thực hiện được “học thật, thi thật, đánh giá thật” vẫn là một vấn đề nan giải đặt ra cho toàn ngành giáo dục. Cũng giống như căn bệnh ngụy thành tích đã tồn tại suốt hàng chục năm qua, chúng ta “bắt mạch” và biết rằng có bệnh, nhưng lại chưa tìm ra phương thuốc điều trị hiệu quả.

Đây cũng là vấn đề cấp thiết được Thủ tướng Chính phủ đặt ra cho lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, cần phải có giải pháp cụ thể để việc dạy và học đi vào thực chất, nâng cao chất lượng của giáo dục.

Trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Thạc sĩ Huỳnh Văn Tiết, Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn Trường Tiểu học – Trung học cơ sở -Trung học phổ thông Anh Quốc (UKA Bình Thạnh – Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, nếu giáo dục không đi đúng hướng, học sinh không biết được năng lực thật sự của bản thân, không biết mình có thể làm gì, làm tốt hoặc không làm tốt điều gì thì các em sẽ không có động lực học tập. Và chính điều này dẫn đến một xã hội bằng cấp, ảo tưởng, gian dối.

Ngành Giáo dục nên nhân rộng cách làm của Vũng Tàu sẽ có dạy, học, và thi thật - Hình 1

Thạc sĩ Huỳnh Văn Tiết cho rằng, căn bệnh ngụy thành tích đang khiến ngành giáo dục đánh mất niềm tin của xã hội (Ảnh: NVCC)

Thầy Huỳnh Văn Tiết trăn trở: “Căn bệnh ngụy thành tích là vấn đề mà ngành giáo dục hiện nay đang phải đối mặt, nhiều học sinh thậm chí không biết đọc, không biết viết nhưng vẫn được lên lớp, một điều bất thường nhưng lại được xem là chuyện quá đỗi bình thường.

Chính điều này đã đánh mất niềm tin của xã hội với ngành giáo dục khi sự gian dối đang xảy ra ngay trong các nhà trường. Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn, đến bao giờ chúng ta mới có học thật, thi thật, nhân tài thật?”

Theo thầy Tiết, ngành giáo dục cũng đã có những nỗ lực để thay đổi thực trạng này nhưng chưa thực hiện một cách triệt để, chưa có được những kết quả như mong đợi.

Nhà trường vẫn còn bị trói buộc bởi rất nhiều tiêu chí, chỉ tiêu thi đua, thành tích. Trong khi đó, giáo viên còn chịu nhiều áp lực từ phía Ban giám hiệu và cả phụ huynh nên tình trạng “lạm phát” điểm vẫn diễn ra tại nhiều cơ sở giáo dục.

Bên cạnh đó, phụ huynh vẫn chưa thật sự có cái nhìn đúng về việc học và đặc biệt, với một xã hội còn quá coi trọng bằng cấp thì giá trị của thực học vẫn chưa được phát huy.

Câu chuyện học sinh ngồi nhầm lớp hiện nay cũng là chủ đề khiến xã hội đang xôn xao, rất nhiều học sinh vẫn được lên lớp một cách khó hiểu trong khi năng lực thực tế không đạt yêu cầu.

Thời gian qua, vụ việc một học sinh lớp 6 ở Đồng Tháp chưa biết đọc biết viết đã khiến dư luận không khỏi băn khoăn, lo ngại. Và có lẽ, đó không phải là câu chuyện riêng của một ngôi trường mà là tình trạng chung đang diễn ra tại nhiều cơ sở giáo dục.

“Chúng ta phải nhìn thẳng vào những vấn đề đó, nhìn vào những hệ lụy nghiêm trọng của căn bệnh thành tích để hướng đến học thật, thi thật.

Cá nhân tôi đã từng chứng kiến một phụ huynh trách mắng và đánh con mình trước cổng trường khi nghe con chia sẻ có một bài kiểm tra điểm kém.

Hẳn rằng nhiều phụ huynh nghĩ câu chuyện này quá bình thường, nhưng không, đây là một sự việc đau lòng của ngành giáo dục, chúng ta đang mong đợi gì ở những đứa trẻ? Điểm số? Bằng cấp?

Thay vì hỏi con có gặp vấn đề khó khăn nào không, có cần hỗ trợ gì không thì nhiều phụ huynh đã luôn đòi hỏi đứa trẻ phải luôn giỏi và có nhiều thành tích. Những sức ép từ phụ huynh, từ chỉ tiêu thành tích của nhà trường cũng là một phần nguyên nhân của thực trạng học tập không thực chất, và những điểm số mà chúng ta nhìn thấy chưa chắc đã là kết quả thực sự. Vậy điểm số đó có ý nghĩa gì?

Video đang HOT

Tôi cho rằng việc các trường không ngừng nâng cao thành tích là điều tốt, cái xấu ở đây là thành tích không được ghi nhận một cách trung thực, chỉ khi giá trị trung thực được đề cao và thực hiện một cách nghiêm minh thì mới có thể học thật thi thật đánh giá thật”, Thạc sĩ Huỳnh Văn Tiết chia sẻ.

Chính vì vậy, quan tâm và chia sẻ đúng cách, đồng hành cùng con, lắng nghe và giúp con những vấn đề khó khăn trong học tập, giúp con tự tin và học tập tốt là chủ đề mà nhiều bậc phụ huynh cần được hỗ trợ.

Nên chăng là có 1 khóa đào tạo “Cách làm phụ huynh” trước khi bố mẹ có con đi học. Nhà trường cũng có vai trò định hướng và giúp phụ huynh nhận thức đúng vấn đề này.

Theo thầy Huỳnh Văn Tiết, để chữa căn bệnh ngụy thành tích không phải là chuyện một sớm một chiều, bởi đây là quá trình lâu dài, liên tục và bền bỉ. Tuy nhiên, nếu quyết tâm thay đổi một cách mạnh mẽ và đồng bộ thì sẽ có những bước chuyển nhất định.

Song song với việc thay đổi chính sách, quy định, thay đổi phương pháp dạy học, thay đổi thi cử cần có những thay đổi lớn từ nhận thức của phụ huynh và người học về ý nghĩa đích thực của việc học. Có như vậy thì căn bệnh ngụy thành tích mới được chữa trị tận gốc.

“Ngành giáo dục nên nhìn vào câu chuyện của Sở Giáo dục và Đào tạo Bà Rịa – Vũng Tàu khi thực hiện công khai tỉ lệ học sinh yếu kém đi kèm với các giải pháp giúp đỡ các em cải thiện việc học. Việc làm này đã nhận được nhiều sự đồng tình, ủng hộ của xã hội trong thời gian vừa qua.

Mô hình này cần được nhân rộng và triển khai hiệu quả cho toàn ngành vì không phải địa phương nào, trường học nào cũng dám thừa nhận và thể hiện trách nhiệm của mình một cách đúng đắn.

Chính các em học sinh yếu kém ấy mới cần nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của nhà trường và gia đình chứ không phải là các thành tích trống rỗng và thiếu trung thực. Điều này làm rõ thêm tinh thần nhân bản trong giáo dục hiện nay mà Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã đề cập tới”, Thầy Tiết chia sẻ.

Bàn về các vấn đề cấp bách của giáo dục phổ thông, Thạc sĩ Huỳnh Văn Tiết cho rằng, cần giải quyết 3 việc sau:

Thứ nhất là cải thiện thu nhập của giáo viên. Khi giáo viên không còn phải lo đời sống thì chất lượng giáo dục mới thay đổi. Thực trạng hiện nay có rất nhiều giáo viên ngoài việc giảng dạy còn tranh thủ làm thêm nhiều công việc khác như bán hàng online, cò đất, bán bảo hiểm … để kiếm thêm thu nhập.

Thay vì phải tập trung đầu tư chuyên môn, phương pháp, nâng cao chất lượng giảng dạy thì thầy cô đang phải lao vào bài toán kinh tế. Chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục. Vì vậy, chỉ khi đời sống của giáo viên được đảm bảo thì thầy cô mới toàn tâm cho việc dạy, chất lượng giáo dục mới thay đổi.

Thứ hai, cần đổi mới trong công tác đào tạo giáo viên, tăng cường thời lượng thực tập thực tế tại các trường phổ thông cho sinh viên sư phạm.

Hiện nay, hầu hết các sinh viên mới ra trường thường không đáp ứng được yêu cầu công việc tại các cơ sở giáo dục, đặc biệt là ở các trường có yếu tố giáo dục quốc tế. Họ phải qua rất nhiều khóa đào tạo nội bộ hoặc phải chấp nhận dự khuyết một thời gian để rèn luyện tay nghề mới được đứng lớp.

Một số các lý do mà các sinh viên sư phạm mới ra trường không thể đáp ứng được công việc là thiếu các kỹ năng đứng lớp, thiếu kỹ năng xử lý các tình huống sư phạm và kỹ năng đối mặt với áp lực. Tuy nhiên, điều này có thể cải thiện khi sinh viên có thêm nhiều thời gian trải nghiệm thực tế tại nhà trường thay vì chú trọng quá nhiều lý thuyết sách vở.

Thứ ba là cải tiến, thay đổi cách thức kiểm tra, thi cử. Cần giảm bớt các cuộc thi, thi đua phong trào và chữa trị căn bệnh thành tích. Chúng ta không thể để căn bệnh thành tích kéo dài khiến xã hội đánh mất niềm tin ở ngành giáo dục.

Cũng theo thầy Tiết, một trong những giải pháp mang tính chất “đòn bảy” để giải quyết các vấn đề cấp bách hiện nay đó là giao quyền tự chủ cho cơ sở giáo dục phổ thông. Nếu các trường được tự chủ hoàn toàn thì nhà trường mới có điều kiện thay đổi, sáng tạo, phát triển và đi cùng với trách nhiệm để nâng cao chất lượng giáo dục.

Trò chuyện với thầy Hiệu trưởng cho 22 học sinh lưu ban về học thật thi thật

Khi vẫn còn tồn tại những "trói buộc" vào đời sống giáo viên hoặc còn treo lơ lửng một sự đe dọa nào đó thì giáo viên không thể làm một cách thoải mái.

Câu chuyện học sinh "ngồi nhầm lớp" mỗi khi được "khui ra", lại dấy lên trong dư luận không ít băn khoăn về chất lượng giáo dục. Không khó để liệt kê những trường hợp như vậy được báo chí thông tin trong nhiều năm qua, và mới đây nhất, là chuyện một học sinh tại Đồng Tháp lên đến lớp 6 mà đọc không thông, viết không thạo.

Có ý kiến cho rằng, để dẫn đến tình trạng này có nguyên nhân đến từ "bệnh ngụy thành tích" trong giáo dục.

Để "bắt mạch, kê đơn" cho căn bệnh này, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với người từng khiến dư luận bất ngờ khi cho 22 học sinh ở lại lớp vì không đạt chuẩn - thầy Nguyễn Thái Phong (Hiệu trưởng trường Tiểu học Võ Thị Sáu - quận Hải Châu, Đà Nẵng) để làm sao "học thật, thi thật, nhân tài thật".

Trò chuyện với thầy Hiệu trưởng cho 22 học sinh lưu ban về học thật thi thật - Hình 1

Thầy Nguyễn Thái Phong (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Võ Thị Sáu - quận Hải Châu, Đà Nẵng). (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Phóng viên: Thưa thầy Nguyễn Thái Phong, theo thầy, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp như học sinh lên đến lớp 6, không biết đọc, viết... vẫn còn tồn tại ở một số địa phương?

Thầy Nguyễn Thái Phong: Năm 2019, đã một bài báo viết về trường tiểu học Võ Thị Sáu, đó là năm đầu tiên tôi "gây sốc thiên hạ" khi quyết định cho 22 học sinh ở lại lớp. Và trong thời gian suốt từ đó đến nay, năm nào trường tiểu học Võ Thị Sáu cũng có số lượng học sinh lưu ban xấp xỉ 20.

Thực tế, để một học sinh ở lại lớp cực kỳ khó! Sau 3 tháng đầu tiên giáo viên vừa dạy vừa quan sát để đánh giá học sinh, phát hiện những học sinh tiếp thu chậm hơn các bạn khác, là khoảng thời gian liên tục trong 6 tháng sau đó, nhà trường và phụ huynh có sự trao đổi, đánh giá thường xuyên, xem học sinh đó tiến bộ hay không, còn mặt nào khiếm khuyết, để tìm cách khắc phục.

Không thể có chuyện nhà trường trong cả năm học, không làm gì mà cuối năm lại cho học sinh ở lại lớp. Đến khi kết quả kỳ thi cuối học kỳ II mà học sinh không đạt, thì vẫn còn 2 cơ hội nữa: Sau khoảng một tuần được giáo viên thêm, học sinh sẽ thi lại lần 2, nếu tiếp tục không đạt thì giáo viên phải có trách nhiệm kèm cặp thêm trong hè, đến tháng 8, nếu làm tiếp một bài thi nữa mà vẫn không đạt thì mới để học sinh đó ở lại lớp.

Thế nhưng, vì sao có những trường hợp, học sinh lên đến lớp 6 mà vẫn không thể đọc thông, viết thạo?

Tôi xin khẳng định, đó là sự thiếu trách nhiệm! Một mặt, giáo viên phản ánh đến nhà trường về chất lượng của học sinh không chính xác, họ không đặt quyền lợi của trẻ trong vấn đề dạy học, mà chỉ đặt vấn đề thành tích dạy học.

Bên cạnh đó, bệnh thành tích hiện nay vẫn còn tồn tại khá nặng nề trong các nhà trường. Thậm chí, ở một số tỉnh thành, tôi thấy có một con số rất "vô duyên", đó là chỉ được phép có 0,5% học sinh ở lại lớp.

Trên thực tế, không có một văn bản nào chỉ đạo bao nhiêu học sinh được quyền lên lớp hay ở lại lớp.

Vậy mà không hiểu vì sao, từ cấp trên lại chỉ đạo xuống cấp trường, cho ra một con số như vậy? Đó cũng là một áp lực đặt lên cho lãnh đạo nhà trường, rồi lại đè nặng lên giáo viên.

Giáo viên biết là học sinh này yếu nhưng nếu để học sinh đó ở lại lớp thì sẽ nhiêu khê cho nhà trường và nhiêu khê cho chính giáo viên.

Đặc biệt, đối với những giáo viên hợp đồng, không có trong biên chế, áp lực này đe dọa đến công việc của họ bất cứ lúc nào.

Trò chuyện với thầy Hiệu trưởng cho 22 học sinh lưu ban về học thật thi thật - Hình 2

Tồn tại tình trạng học sinh dù đọc không thông, viết không thạo vẫn được lên lớp. (Ảnh: Ngân Chi)

Phóng viên: Vừa rồi, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có chỉ đạo tổ chức dạy phụ đạo cho học sinh lớp 1 chưa đạt kỹ năng đọc, viết, tính toán ở học kỳ I trên địa bàn.

Đây có phải một trong những giải pháp ngăn chặn tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp không, thưa thầy?

Thầy Nguyễn Thái Phong: Trước hết, đối với tình trạng 9,4% học sinh lớp 1 chưa đạt yêu cầu kỹ năng tại Bà Rịa - Vũng Tàu, cũng có nhiều nguyên nhân.

Có thể kể đến, về trình độ giáo viên đối với chương trình mới, có một số thay đổi, giáo viên trong bao nhiêu năm nay (nhất là đối với giáo viên dạy ở các trường công lập) có một sự ì nhất định, đó cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng chất lượng sa sút.

Tuy nhiên, số lượng này cũng không nhiều, vì năm nay, phải chọn đội ngũ giáo viên kỳ cựu nhất, nhiệt tình, năng nổ, thực sự sâu sát đến trẻ... để tham gia dạy lớp 1.

Bên cạnh đó, không phải đứa trẻ nào cũng có năng lực tiếp thu như nhau. Đối với một lớp có sĩ số khoảng 30-40 học sinh, có thể có khoảng 5-7 em chậm phát triển trí tuệ so với độ tuổi, và sẽ có thể có khoảng 2-3 em phải ở lại lớp, cần có thêm một năm học để tiếp thu lại.

Vì thế, việc tổ chức dạy phụ đạo cho học sinh ở thời điểm này cũng chỉ là sự bổ khuyết cho phương pháp, để 3-4 em học sinh "bắt kịp" các bạn cùng lớp (hoặc nhiều học sinh hơn cần bổ sung kiến thức hơn, tùy theo địa phương, cơ sở).

Thường thì ngay trong tháng đầu tiên nhận lớp, giáo viên phải liên tục quan sát, đánh giá học sinh, xem phản ứng của học sinh, năng lực tiếp thu như thế nào?

Đối với những học sinh tiếp thu chậm, thì tối đa là đến tháng thứ 3, giáo viên đã phải gửi cảnh báo đến phụ huynh, chứ không phải chờ đến cuối năm mới đưa ra những phương pháp, như tổ chức phụ đạo, rồi nhiều nơi còn bắt cả ban giám hiệu xuống dạy... Điều đó không ổn, vì chỉ là sự đã rồi, không thể kịp được!

Phóng viên: Với kinh nghiệm giảng dạy và quản lý nhiều năm, thầy có giải pháp nào khắc phục việc học sinh "ngồi nhầm lớp"?

Thầy Nguyễn Thái Phong: Nhắc đến giải pháp, hiện tại, chúng ta đã có rất nhiều các văn bản chỉ đạo, nhưng nếu không thay đổi được "lối mòn" tư duy thì cũng khó hiệu quả.

Vì vậy, chúng ta phải minh bạch hóa, công khai đánh giá. Chẳng hạn, nếu học sinh từ lớp dưới được đẩy lên lớp trên nhưng sau một tháng không đạt yêu cầu thì giáo viên lớp trên phải có trách nhiệm báo cáo ban giám hiệu để trước mắt giải quyết nội bộ. Nếu nhà trường vẫn muốn giấu giếm, muốn "dấm dúi" cho "qua cầu" thì tức là sẽ không bao giờ thay đổi được.

Khi học sinh lên bậc Trung học cơ sở, tức là đã được đánh giá Hoàn thành bậc Tiểu học, nhưng nếu học sinh đó không đạt những yêu cầu tối thiểu thì cần phản ánh tình trạng này lên phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc các cơ quan bảo vệ quyền lợi của trẻ. Nếu chúng ta làm thông được 2 khâu này thì vấn đề học sinh ngồi nhầm lớp và những sắp xếp thuộc diện bệnh thành tích sẽ giảm.

Thứ hai, phải loại bỏ những chỉ tiêu thành tích, những con số như số lượng học sinh lên lớp trong một lớp chiếm bao nhiêu phần trăm so với toàn trường... Phải loại bỏ những điều này ra khỏi thành tích của giáo viên, thì giáo viên mới mạnh dạn cho học sinh ở lại lớp hoặc đánh giá đúng thực chất năng lực của học sinh.

Khi vẫn còn tồn tại những "trói buộc" vào đời sống giáo viên hoặc còn treo lơ lửng một sự đe dọa nào đó thì giáo viên không thể làm một cách thoải mái, nhất là khi gặp một Hiệu trưởng ham thành tích.

Hơn nữa, Hiệu trưởng phải đồng hành với giáo viên, không thể để giáo viên "thân cô, thế cô" được. Như khi học sinh tại trường tiểu học Võ Thị Sáu nếu có em nào học yếu, giáo viên trao đổi với phụ huynh mà một thời gian sau vẫn không cải thiện được thì bản thân tôi là Hiệu trưởng sẽ phải trực tiếp mời phụ huynh, để trao đổi cụ thể và chuẩn bị sẵn cho họ tinh thần rằng con có thể sẽ phải ở lại lớp.

Phóng viên: T rân trọng cảm ơn thầy!

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Kinh hoàng clip xe máy chở đôi nam nữ "lao như tên bắn" vào nhà sàn, dân mạng đổ dồn sự chú ý vào tình trạng của cô gáiKinh hoàng clip xe máy chở đôi nam nữ "lao như tên bắn" vào nhà sàn, dân mạng đổ dồn sự chú ý vào tình trạng của cô gái00:17Điều đẹp nhất hôm nay khiến hơn 1 triệu người Việt phải dừng lại!Điều đẹp nhất hôm nay khiến hơn 1 triệu người Việt phải dừng lại!00:23Phản ứng của bé gái bán hàng rong khi được khách cho tiền khiến dân mạng khen hết lời: Quá hiểu chuyện và tinh tế!Phản ứng của bé gái bán hàng rong khi được khách cho tiền khiến dân mạng khen hết lời: Quá hiểu chuyện và tinh tế!01:09Điều bất ngờ ập đến với Lọ Lem trong biệt thự, tất cả đủ wow rồi đó!Điều bất ngờ ập đến với Lọ Lem trong biệt thự, tất cả đủ wow rồi đó!00:35Tiểu thư Doãn Hải My bị toxic khắp cõi mạng sau video bắt trend hát tiếng Anh hút 24 triệu views chỉ vì lý do nàyTiểu thư Doãn Hải My bị toxic khắp cõi mạng sau video bắt trend hát tiếng Anh hút 24 triệu views chỉ vì lý do này00:27Đoạn clip 1 phút 30 giây khiến nửa triệu người dừng chân: Điểm 10 là chưa đủ!Đoạn clip 1 phút 30 giây khiến nửa triệu người dừng chân: Điểm 10 là chưa đủ!01:30Video kinh hoàng ghi lại khoảnh khắc mái hộp đêm bị sập khiến ít nhất 184 người thiệt mạng: Người sống sót cho biết "Giống như một cơn sóng thần"Video kinh hoàng ghi lại khoảnh khắc mái hộp đêm bị sập khiến ít nhất 184 người thiệt mạng: Người sống sót cho biết "Giống như một cơn sóng thần"01:00Clip: Người phụ nữ lưng trần, chạy xe máy như diễn xiếc giữa phố Sài GònClip: Người phụ nữ lưng trần, chạy xe máy như diễn xiếc giữa phố Sài Gòn00:28Người phụ nữ đang nấu ăn bất ngờ ngã gục, chỉ vài chục giây ngắn ngủi khiến nhiều người nhận ra đột quỵ đáng sợ thế nàoNgười phụ nữ đang nấu ăn bất ngờ ngã gục, chỉ vài chục giây ngắn ngủi khiến nhiều người nhận ra đột quỵ đáng sợ thế nào00:11Nghe cái cách em bé này nói chuyện, đầy người lớn phải thốt lên "trời ơi con còn trưởng thành hơn cả cô chú nữa"Nghe cái cách em bé này nói chuyện, đầy người lớn phải thốt lên "trời ơi con còn trưởng thành hơn cả cô chú nữa"01:09Cười chảy nước mắt clip bố mặc váy dạy "công dung ngôn hạnh" cho con gái, thông minh, hiệu quả khối mẹ phải chào thuaCười chảy nước mắt clip bố mặc váy dạy "công dung ngôn hạnh" cho con gái, thông minh, hiệu quả khối mẹ phải chào thua00:52

Tin đang nóng

Xót xa: Chồng bị điện giật, vợ bầu và bà ngoại lao vào cứu, tất cả đều tử vongXót xa: Chồng bị điện giật, vợ bầu và bà ngoại lao vào cứu, tất cả đều tử vong
14:08:45 16/04/2025
Mẹ ở Hải Dương hoang mang phát hiện nuôi con bằng sữa giả, đã uống 30 hộp, giá không hề rẻMẹ ở Hải Dương hoang mang phát hiện nuôi con bằng sữa giả, đã uống 30 hộp, giá không hề rẻ
14:11:44 16/04/2025
Nhân viên quán nhậu bị đâm tử vong ở Long AnNhân viên quán nhậu bị đâm tử vong ở Long An
12:52:58 16/04/2025
Shipper bị khách đánh nhập viện khi giao đơn hàng gần 7 triệu đồng ở Quảng Ninh: Hé lộ nguồn cơnShipper bị khách đánh nhập viện khi giao đơn hàng gần 7 triệu đồng ở Quảng Ninh: Hé lộ nguồn cơn
11:02:50 16/04/2025
HOT: Tóm dính nam ca sĩ hạng A hẹn hò vũ công xinh đẹp nhất showbiz, công khai ôm từ đằng sauHOT: Tóm dính nam ca sĩ hạng A hẹn hò vũ công xinh đẹp nhất showbiz, công khai ôm từ đằng sau
13:35:47 16/04/2025
Con gái Lý Hải bỗng bị đặt lên bàn cân so sánh với 1 "Hoa hậu nhí", nhiều người can: Để yên cho các cháu lớn!Con gái Lý Hải bỗng bị đặt lên bàn cân so sánh với 1 "Hoa hậu nhí", nhiều người can: Để yên cho các cháu lớn!
13:14:19 16/04/2025
3 nghệ sĩ rời phố thị về Thạch Thất sống an yên tại nhà vườn rộng lớn, có nữ NSND mới 43 tuổi3 nghệ sĩ rời phố thị về Thạch Thất sống an yên tại nhà vườn rộng lớn, có nữ NSND mới 43 tuổi
13:48:30 16/04/2025
TikToker quen mặt quảng cáo sữa không rõ nguồn gốc bị "bế" lên VTV: Tự đặt "dấu chấm hết" khi đang nổi tiếng?TikToker quen mặt quảng cáo sữa không rõ nguồn gốc bị "bế" lên VTV: Tự đặt "dấu chấm hết" khi đang nổi tiếng?
12:56:34 16/04/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Hôm nay nấu gì: Cơm tối đủ chất, ngon miệng, hợp gu chị em mê nấu nướng

Hôm nay nấu gì: Cơm tối đủ chất, ngon miệng, hợp gu chị em mê nấu nướng

Ẩm thực

16:49:17 16/04/2025
Các món ăn không khó làm, chỉ cần một chút tỉ mỉ, một chút yêu bếp đảm bảo cả nhà sẽ có một mâm cơm thơm ngon và hấp dẫn.
Nữ thần 18 tuổi đẹp như Hoa hậu còn học giỏi xuất chúng, nhìn điểm thi đại học mà ai cũng choáng

Nữ thần 18 tuổi đẹp như Hoa hậu còn học giỏi xuất chúng, nhìn điểm thi đại học mà ai cũng choáng

Hậu trường phim

16:43:17 16/04/2025
Ngày 15/4, Sina đưa tin nữ diễn viên trẻ sinh năm 2007 Hoàng Dương Điền Điềm đã trải qua kỳ thi nghệ thuật tại Học viện Điện ảnh Bắc Kinh với thành tích xuất sắc.
Chấn động: 1 nam ca sĩ lộ file ghi âm ngoại tình với trợ lý ngay sinh nhật của bạn gái diễn viên

Chấn động: 1 nam ca sĩ lộ file ghi âm ngoại tình với trợ lý ngay sinh nhật của bạn gái diễn viên

Sao châu á

16:39:17 16/04/2025
Tono thú nhận phản bội bạn gái nữ thần yêu 8 năm. Lời xin lỗi của anh gửi đến Nychaa gây phẫn nộ lớn trong dư luận Thái Lan
Emi Martinez bị chê tệ hại

Emi Martinez bị chê tệ hại

Sao thể thao

16:37:59 16/04/2025
Thủ thành Emi Martinez của Aston Villa đã bị chỉ trích nặng nề vì sai lầm đắt giá trong trận đấu sống còn vừa qua gặp PSG tại Champions League.
Đánh giá sàn giao dịch XS.com Broker 2025: Uy tín hay lừa đảo?

Đánh giá sàn giao dịch XS.com Broker 2025: Uy tín hay lừa đảo?

Thế giới số

16:36:20 16/04/2025
XS.com nổi lên như một đối thủ đáng gờm, mang đến hệ sinh thái giao dịch toàn diện cùng vô số công cụ hỗ trợ đắc lực
MC Quyền Linh lập vi bằng, thông báo rõ ràng về hình ảnh quảng cáo 2 nhãn hiệu sữa

MC Quyền Linh lập vi bằng, thông báo rõ ràng về hình ảnh quảng cáo 2 nhãn hiệu sữa

Sao việt

16:34:55 16/04/2025
MC Quyền Linh cho biết đang tiến hành các bước để nhờ cơ quan chức năng can thiệp, bảo vệ hình ảnh cá nhân trước những thông tin sai lệch lan truyền trên MXH.
Có 1 sự thật về sân khấu solo của Lisa và Jennie tại Coachella, vậy mới thấy 6 năm trước BLACKPINK đẳng cấp cỡ nào!

Có 1 sự thật về sân khấu solo của Lisa và Jennie tại Coachella, vậy mới thấy 6 năm trước BLACKPINK đẳng cấp cỡ nào!

Nhạc quốc tế

16:31:34 16/04/2025
Dù chỉ biểu diễn ở sân khấu phụ của Coachella 2025, nhưng Jennie và Lisa vẫn là những cái tên có màn trình diễn thu hút truyền thông nhất.
Liệu pháp khẩn cấp cho Kylian Mbappe

Liệu pháp khẩn cấp cho Kylian Mbappe

Trắc nghiệm

16:04:10 16/04/2025
Ancelotti và Perez của Real Madrid đều đã nói chuyện trực tiếp với siêu sao người Pháp. Tất cả đều muốn vực dậy tinh thần của Kylian Mbappe sau khi hứng bão chỉ trích từ pha phạm lỗi thô bạo ở trận gặp Alaves cuối tuần trước.
Ngày 6/5, xét xử cựu Phó Vụ trưởng Bộ Công thương trong vụ án nhận hối lộ mua biệt thự Vườn Đào

Ngày 6/5, xét xử cựu Phó Vụ trưởng Bộ Công thương trong vụ án nhận hối lộ mua biệt thự Vườn Đào

Pháp luật

15:57:39 16/04/2025
Theo cáo trạng, bị cáo Nguyễn Lộc An đã yêu cầu Công ty Bách Khoa Việt và Công ty Long Hưng phải đưa tiền cho mình "mua nhà to hơn" và đổi lại được cấp phép kinh doanh xăng dầu.
Truy tìm người nước ngoài rời khỏi hiện trường vụ TNGT sau khi tự té ngã

Truy tìm người nước ngoài rời khỏi hiện trường vụ TNGT sau khi tự té ngã

Tin nổi bật

15:37:33 16/04/2025
Người nước ngoài tự ngã xe khi đang lưu thông được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Tuy nhiên người này đã rời khỏi bệnh viện, bỏ lại xe máy, có dấu hiệu không hợp tác xử lý vụ việc nên Phòng CSGT phát thông báo truy tìm...
OPPO Find N5 đọ dáng Samsung Galaxy Z Fold6: Chọn điện thoại gập nào?

OPPO Find N5 đọ dáng Samsung Galaxy Z Fold6: Chọn điện thoại gập nào?

Đồ 2-tek

15:34:40 16/04/2025
OPPO Find N5 và Samsung Galaxy Z Fold6 là hai mẫu smartphone màn hình gập cao cấp nhất đang được bán ra tại thị trường Việt Nam.