Ngành giáo dục Hà Nội nói tăng học phí là phù hợp thu nhập của người dân
Theo đó học sinh từ mầm non đến trung học phổ thông công lập ở thành thị đến nông thông có thể đóng học phí 155.000 đồng, tăng 45.000 đồng so với năm trước.
Ông Nguyễn Viết Cẩn cho rằng, đề xuất tăng học phí các các cấp năm học 2018-2019 là phù hợp với thu nhập của người dân và so với các tỉnh lân cận Hà Nội còn thấp. Ảnh: Vũ Phương
Ngày 29/5, ông Trần Xuân Hà- Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đã chủ trì buổi giao ban báo chí Thành ủy thường kỳ. Buổi giao bao có sự tham gia của đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hà Nội.
Đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo đã thống báo kết quả năm học 2017-2018 và công tác chuẩn bị cho năm học 2018-2019.
Vấn đề được nhiều nhà báo quan tâm là đề xuất tăng học phí các cấp của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.
Ông Nguyễn Viết Cẩn – Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính (Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội) cho lý giải: “Việc tăng học phí, Sở giáo dục và sở tài chính đã có báo cáo tờ trình năm học 2018-2019.
Đề xuất tăng học phí dựa trên 3 nguyên tắc. Thứ nhất, phù hợp với đời sống, thu nhập của người dân trên địa bàn.
So với các tỉnh lân cận, Thành phố Hà Nội còn thấp chứ không phải cao. Mức học phí đề xuất hiện nay không vượt quá 2% thu nhập của người dân.
Hơn nữa, đề xuất trên theo nghị quyết 01 của Hội đồng nhân dân thành phố, lộ trình học phí phải đạt mức trần của nghị định 86.
Video đang HOT
Liên Sở Giáo dục – Sở Tài chính có đề xuất mức học phí năm nay các trường thành trị 155 ngàn đồng/học sinh/tháng (tăng 45.000 đồng so với năm học trước), 75 ngàn đồng/tháng đối với học sinh nông thôn (tăng 20 ngàn đồng), 19 ngàn đồng/tháng đối với học sinh miền núi (tăng 5 ngàn đồng)”.
Ông Nguyễn Viết Cẩn cũng nhấn mạnh: “Tăng học phí này các trường không phải được giữ lại, 40% dành cho cải cách tiền lương, 60% nộp lại ngân sách thành phố.
Ngành Giáo dục cũng đang đề nghị Thành phố đầu tư lại số tiền học phí đóng tăng đầu tư lại cho giáo dục. Mức tăng học phí này tính ra cũng mới đạt 11%, phần còn lại vẫn là tiền ngân sách”.
Theo lộ trình, học phí hàng năm chương trình giáo dục đại trà cấp mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên công lập của Hà Nội được điều chỉnh tăng dần.
Đến năm học 2020 -2021, mức thu học phí của Hà Nội sẽ bằng mức cao nhất trong khung học phí quy định tại Nghị định 86 (năm 2015) đối với vùng thành thị là 300.000 đồng và nông thôn là 120.000 đồng. Học phí các xã miền núi của thành phố bằng 50% mức cao nhất trong khung, là 30.000 đồng.
Theo dự thảo, số tăng thu học phí được dùng để cải cách tiền lương và chi cho sự nghiệp giáo dục hàng năm.
Ông Nguyễn Viết Cẩn cũng thông tin nội dung được phụ huynh và xã hội quan tâm là vấn đề nhà vệ sinh bẩn trong học đường.
Ông Nguyễn Viết Cẩn thừa nhận: “Trong giờ ra chơi, nhiều học sinh cùng đi vệ sinh một thời điểm. Điều này ít nhiều gây ra mùi hôi.
Cùng với đó, các thiết bị sẽ bị xuống cấp, vì vậy, nhà vệ sinh có mùi hôi, chưa đảm bảo yêu cầu là có thực.
Về vấn đề này Sở đã chỉ đạo các trường phải có giải pháp và khắc phục ngay. Sửa chữa nhỏ thì các trường chủ động sửa chữa và phân công nhân công, lao công, hay xã hội hóa để đảm bảo nhà vệ sinh sạch sẽ.
Tiếp theo là nhận thức, phân công lao động đối với học sinh lớn để đảm bảo nhà vệ sinh sạch sẽ.
Giao ban đối với các đơn vị trực thuộc, trong hè là nhiệm vụ trọng tâm cải tạo nhà vệ sinh, trước hết nguồn kinh phí của trường”
Theo Giaoduc.net
Dự thảo sửa đổi Luật Giáo dục: Sinh viên sư phạm ra làm đúng ngành sẽ được xóa khoản vay học phí
Học sinh, sinh viên sư phạm được vay tín dụng sư phạm để đóng học phí và chi trả sinh hoạt phí trong toàn khóa học. Sau khi tốt nghiệp, nếu công tác trong ngành giáo dục đủ thời gian theo quy định thì được xóa khoản vay này.
Đó là nội dung sửa đổi của Luật Giáo dục đối với chính sách miễn học phí cho học sinh, sinh viên sư phạm để đưa ra Quốc hội thảo luận trong kỳ họp tới.
Bộ GD&ĐT cho biết, hiện nay, do nhu cầu của thị trường lao động đã có sự thay đổi, số sinh viên sư phạm trên cả nước ra trường chưa có việc làm hoặc làm không đúng ngành sư phạm còn nhiều, có tình trạng đi làm trái ngành, nghề gây lãng phí rất lớn nguồn nhân lực đầu tư cho giáo dục.
Vì vậy, dự thảo không quy định miễn học phí đối với học sinh, sinh viên sư phạm mà thay bằng chính sách vay tín dụng sư phạm: học sinh, sinh viên sư phạm được vay tín dụng sư phạm để đóng học phí và chi trả sinh hoạt phí trong toàn khóa học, được hưởng các chính sách học bổng khuyến khích học tập, các chế độ miễn, giảm học phí và trợ cấp xã hội quy định.
Sau khi tốt nghiệp, nếu công tác trong ngành giáo dục đủ thời gian theo quy định sẽ không phải trả khoản vay tín dụng sư phạm.
Sinh viên sư phạm được vay tín dụng để đóng học phí. Nếu ra trường làm đúng ngành sẽ được xóa khoản vay này
Bộ GD&ĐT cho hay, chính sách mới này mang lại một số ưu điểm: Học sinh, sinh viên được vay tín dụng để nộp đủ mức học phí và có đủ chi phí sinh hoạt để yên tâm theo học, sau này ra trường làm đúng nghề sư phạm được xóa khoản vay; như vậy nếu sau khi ra trường làm trong ngành sư phạm thì sinh viên vẫn không phải chi trả khoản học phí.
Đối với trường sư phạm, học sinh, sinh viên đóng học phí đầy đủ cho nhà trường theo mức thu, trường có nguồn thu trực tiếp để chủ động trang trải chi phí.
Theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Nhà nước sẽ thực hiện hỗ trợ đúng đối tượng, không còn tình trạng hỗ trợ kinh phí cho những người được đào tạo sư phạm nhưng ra trường đi làm ngành nghề khác, làm chính sách hỗ trợ không hiệu quả.
Các trường được tự xây dựng mức học phí
Trong dự thảo Luật Giáo dục cũng đã sửa đổi quy định về mức học phí hiện nay. Theo đó, cho phép các cơ sở giáo dục ngoài công lập được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí đảm bảo bù đắp chi phí.
Các cơ sở giáo dục công lập được cung cấp dịch vụ giáo dục chất lượng cao và chủ động xây dựng mức thu học phí tương xứng.
Đồng thời, để hạn chế tình trạng các cơ sở giáo dục ngoài công lập, mô hình chất lượng cao tăng học phí tùy tiện, Dự thảo bổ sung quy định yêu cầu các cơ sở giáo dục này phải thực hiện công khai chi phí đào tạo, mức thu học phí và lộ trình thu học phí cho cả khóa học, cấp học.
Bộ GD&ĐT cho biết, trước đây học phí là một loại phí thuộc ngân sách nhà nước, cơ chế thu, quản lý, sử dụng học phí thực hiện theo Pháp lệnh phí và lệ phí, theo đó học phí phải được ghi thu, ghi chi ngân sách nhà nước và phải nộp vào kho bạc nhà nước để theo dõi, quản lý theo quy định.
Tuy nhiên, năm 2015 Quốc hội đã ban hành Luật phí, lệ phí, trong đó bỏ học phí ra ngoài danh mục phí, lệ phí do nhà nước quản lý, và coi học phí là giá dịch vụ giáo dục và đào tạo.
Theo đó, học phí thuộc phạm vi điều chỉnh bởi Luật Giá, và cơ chế thu, quản lý sử dụng học phí được chuyển sang cơ chế giá dịch vụ theo quy định của Luật Giá và được tính đúng tính đủ. Vì vậy, cần phải sửa đổi quy định về học phí cho phù hợp với Luật Giá.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Thay miễn học phí bằng vay tín dụng Thay vì miễn học phí, học sinh, sinh viên sư phạm được vay tín dụng để đóng học phí và chi trả sinh hoạt phí. Sau khi tốt nghiệp, nếu công tác trong ngành Giáo dục đủ thời gian theo quy định sẽ không phải trả khoản vay này... Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi...