Ngành giáo dục cần giảm áp lực cho giáo viên mầm non
Với áp lực làm việc liên tục từ 8-10 tiếng mỗi ngày, số lượng học sinh luôn vượt quá quy định, áp lực về thành tích của nhà trường mà mức lương chỉ ở mức trung bình so với sự phát triển của xã hội khiến nhiều giáo viên rơi vào khủng hoảng, có những biểu hiện tiêu cực.
Áp lực của giáo viên mầm non không chỉ với công việc mà còn với gia đình và xã hôị.
Thời gian qua, các cô giáo mầm non đang chịu áp lực rất lớn từ xã hội mà không phải ai cũng thấu hiểu được nỗi vất vả của những nguời mẹ thứ hai này. Những áp lực đó vô hình tạo nên những căng thẳng, stress khiến nhiều giáo viên vì quá sức chịu đựng phải nghỉ việc. Dù có cố gắng hết sức mình nhưng đôi lúc giáo viên mầm non vẫn phải gặp những áp lực vô hình từ phía phụ huynh, nhà trường và đôi khi là từ chính gia đình của mình.
Áp lực chồng áp lực đối với giáo viên mầm non
Những hành vi được xem là mất đạo đức nghề nghiệp, làm mất lòng tin của các bậc cha mẹ đã tạo áp lực lớn lên các giáo viên, đôi khi bởi chính sự chỉ trích từ gia đình và xã hội.
Cô Phạm Thị Oanh – giáo viên trường mầm non Anh Quốc, quận Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ: “Với đặc thù của giáo viên mầm non, một ngày đến lớp khoảng 8-10 tiếng thì các cô phải dạy cho trẻ học chữ, học hát, múa, đi dã ngoại, thậm chí khi các trẻ em ốm cũng phải sát sao, chăm sóc như một y tá. Việc chăm sóc giấc ngủ, bữa ăn của các con đều phải hết sức cẩn thận, thường chúng tôi đến lớp từ 7 giờ sáng và khi các phụ huynh đón hết trẻ là tới 5 – 6 giờ chiều mới tan làm. Với thời gian làm việc liên tục nhưng hàng tháng chỉ nhận về từ 4 – 5 triệu đồng/tháng khiến chúng tôi cũng khó khăn trong việc chi tiêu ở gia đình.”
Video đang HOT
Một buổi lên lớp của giáo viên mầm non.
Còn với cô giáo Lê Thị Huyền – trường mầm non Dịch Vọng, quận Cầu Giấy cho rằng bản thân cô với nhiều năm đi dạy trẻ mầm non cũng đã “thấm đủ” những nỗi khổ không tên của giáo viên. Từ việc chăm bẵm trẻ, vệ sinh cho các cháu, lau sàn, dọn đồ chơi, đặc biệt đối với các cháu nghịch ngợm lại khiến các cô càng vất vả hơn.
“Ở nhà bố mẹ chỉ có 1-2 cháu đôi khi còn thấy mệt mỏi, nhưng ở lớp các cô có tới 50 – 60 cháu. Lớp được 3 – 4 cô đôi khi xoay xở không kịp khi các cháu đến giờ ăn hoặc đi vệ sinh. Nếu các cháu có hư cũng không thể trách phạt, mà chỉ có thể nói chuyện với các cháu. Còn phụ huynh thì lúc nào cũng nghĩ giao con đến cho các cô thì các cô chăm sóc, nhưng khi con hư cũng không được trách phạt, thậm chí các cáu có đùa nghịch nhau không may xây xước lại nói ngược lại giáo viên, nghi ngờ giáo viên đánh con mình. Điều đó làm chúng tôi rất băn khoăn và ái ngại.” – cô Huyền tâm sự.
Thời gian qua, dư luận xã hội quan tâm đến câu chuyện thừa thiếu giáo viên của ngành sư phạm. Trong khi hàng ngàn cử nhân sư phạm ra trường thất nghiệp, thì ở nhiều địa phương lại thiếu hàng ngàn giáo viên mầm non và tiểu học. Do thiếu giáo viên, mọi áp lực đổ lên những người đang công tác, khiến các cô bị quá tải công việc, dẫn đến chán nản, bỏ nghề là điều không thể tránh khỏi.
Giảm áp lực cho giáo viên: Khó nhưng vẫn phải làm
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, một lớp có 35 trẻ sẽ có 2 giáo viên phụ trách, nếu áp lực về sĩ số gia tăng nhà trường sẽ phải tăng cường giáo viên để phụ trách lớp.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Hà Nội cho biết hiện nay về cơ bản vẫn chưa có cơ chế, chính sách để bảo vệ giáo viên trước các vấn đề của xã hội, thậm chí là bảo vệ giáo viên trước chính áp lực của phụ huynh. “Nếu giáo viên có sai trong phương pháp giáo dục thì xin lỗi phụ huynh, sửa sai theo nhiều cách. Tuy nhiên, nếu phụ huynh sai thì hiện tại vẫn chưa có cơ chế bảo vệ giáo viên vì giáo viên phải chịu nhiều áp lực từ nhà trường tới phụ huynh, tới xã hội, gia đình, đặc biệt là các giáo viên nữ. Chính vì thế, việc nâng cao trình độ cũng như thu nhập cho giáo viên là điều cần thiết trong sự phát triển xã hội ngày nay, dù khó khăn nhưng vẫn phải thực hiện” – ông Lâm chia sẻ.
Cũng trao đổi về vấn đề này, thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho biết: “Những vụ bạo hành trẻ mầm non vừa qua, khi tìm hiểu ra thì là nhân viên cấp dưỡng đứng lớp hoặc giáo viên được đào tạo sư phạm nghệ thuật. Đuổi việc họ sau khi xảy ra sự cố thực ra chỉ là giải quyết phần ngọn, không phải là giải pháp căn cơ. Chính vì vậy, ngành GD-ĐT các địa phương phải thực hiện tốt khâu tuyển dụng, đẩy mạnh công tác dân chủ trong trường học, bồi dưỡng đạo đức nhà giáo cũng như kỹ năng xử lý các tình huống sư phạm”.
Ngành giáo dục cần có những giải pháp phù hợp giảm áp lực cho giáo viên để họ không vì thành tích, không vì chuẩn, không vì hạng, mà dạy thật, tổng kết đánh giá thật. Đó phải là những tấm gương trung thực, đào tạo ra những học trò trung thực, biết liêm sỉ, biết xấu hổ mới là điều xã hội cần nhất hiện nay.
Bài và ảnh: Viên Thị Hiền
Theo motthegioi
Ý kiến phụ huynh: Mất niềm tin với học tiếng Anh liên kết
Cho con học ngoại ngữ là một nhu cầu tất yếu của phụ huynh bởi trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay chỉ cần giỏi ngoại ngữ thì cơ hội việc làm rất rộng mở. Với suy nghĩ đó nhiều gia đình, phụ huynh đã đầu tư cho con học ngoại ngữ từ rất sớm.
Ảnh minh họa
Ngoài mạng lưới trung tâm ngoại ngữ dày đặc ở các thành phố lớn hiện nay, các nhà trường cũng đã hợp tác, liên kết với các trung tâm ngoại ngữ để dạy cho học sinh ngay tại trường. Từ mẫu giáo, tiểu học đến THCS đều có các chương trình dạy ngoại ngữ theo hình thức liên kết như vậy.
Có thể thấy, mô hình này cũng mang lại một số tiện ích cho học sinh và phụ huynh. Thay vì phải "đau đầu" lựa chọn một trung tâm ngoại ngữ có uy tín thì phụ huynh có thể an tâm bởi các trung tâm ngoại ngữ liên kết với nhà trường đã được các cấp có thẩm quyền thẩm định. Con học ngoại ngữ tại trường cũng giúp phụ huynh tiết kiệm được khoảng thời gian đưa đi đón về. Tuy nhiên, ngoài một số thuận lợi trên, việc học ngoại ngữ cụ thể là tiếng Anh liên kết trong các nhà trường, nhất là ở bậc Tiểu học hiện nay chưa thực sự hiệu quả.
Theo quy định thì học sinh sẽ bắt đầu được học tiếng Anh chính thức trong chương trình giáo dục từ năm lớp 3 nhưng việc học ngoại ngữ thực tế đã diễn ra ngay từ bậc mẫu giáo đến các lớp 1, 2 bậc Tiểu học. Đầu năm học, nhà trường thường thông báo phụ huynh nào có nhu cầu cho con học ngoại ngữ thì đăng ký với giáo viên chủ nhiệm vì đây là học tự nguyện, không bắt buộc. Song, dù muốn hay không thì hầu hết phụ huynh vẫn phải đăng ký cho con học ngoại ngữ. Lý do là bởi thời gian học ngoại ngữ được xếp đan xen vào giữa các buổi học chính khóa. Nếu các con không đăng ký học thì chúng sẽ đi đâu, làm gì, ai quản lý con trong thời gian đó.
Việc bố trí thời gian học ngoại ngữ tự nguyện đan xen vào giữa các tiết học chính khóa chẳng khác gì "đánh đố" phụ huynh. Vì có phụ huynh đã cho con đi học từ trước ở các trung tâm bên ngoài nên không có nhu cầu học ở trường. Có phụ huynh cho rằng con vừa vào lớp 1 thì ưu tiên nhất vẫn là học chữ nên chưa vội học ngoại ngữ... Có phụ huynh lại sợ việc học ngoại ngữ sớm sẽ tăng thêm áp lực cho con, dẫn đến việc học chữ không hiệu quả.
Bản thân tôi cũng từng ở trong hoàn cảnh đó, không muốn cho con học ngoại ngữ để tập trung vào việc học chữ. Nhưng vì cô giáo chủ nhiệm lớp mong muốn 100% phụ huynh đăng ký cho con học để thuận lợi cho việc quản lý học sinh của cô nên tôi cũng đăng ký cho con học. Theo lời cô, khi học ngoại ngữ học sinh sẽ đến học ở phòng học riêng, những bạn không học ở lại lớp thì cô giáo phải trông coi. Các bạn đi học mà chỉ một vài bạn ở lại lớp với nhau cũng sẽ buồn, ảnh hưởng đến tâm lý học tập. Cô động viên phụ huynh rằng học phí hàng tháng cũng không cao nên bố mẹ cố gắng cho con học, vừa tốt cho con lại vừa tạo điều kiện thuận lợi cho cô giáo.
Chính vì vậy, hết phân vân khi đăng ký học cho con xong phụ huynh sẽ lại tiếp tục phải đắn đo xem chất lượng dạy rao sao. Như ở trường con tôi đang học, với chương trình liên kết là Dyned, thì tôi hoàn toàn không được cung cấp gì về nội dung chương trình học, phương pháp dạy học của trung tâm. Chỉ biết mỗi tuần con được học 2 tiết và có một cuốn giáo trình hỗ trợ. Con không bao giờ có phiếu bài tập môn tiếng Anh về nhà nên bố mẹ càng không biết con học hành ra sao.
Kiểm tra, hỏi han xem con học được gì ở lớp thì con cũng ấp a ấp úng, nhớ nhớ quên quên, gần như không "gặt hái" được gì. Một số phụ huynh khác cũng chia sẻ: Con học tiếng Anh mà như không học vì hỏi gì cũng không biết. Chị hàng xóm nhà tôi vừa cho con học tiếng Anh ở trường vừa cho con đi học ở trung tâm. Chị bảo rằng: "Học ở trường theo phong trào thôi, cho con đi học ở trung tâm mới biết rõ con học gì, trình độ như nào em ạ"!
Hết năm học lớp 1, tôi cũng không nhận được thông báo đánh giá hay nhận xét về tình hình học tập môn tiếng Anh của con. Mặc dù xác định cho con học "cho biết", để làm quen dần với ngoại ngữ nhưng việc "mập mờ" về chương trình giảng dạy và đánh giá hiệu quả học tập của trung tâm ngoại ngữ khiến tôi cảm thấy sự đầu tư của mình không mang lại hiệu quả.
Thế nhưng, cũng vì ý niệm học theo "phong trào", vì sợ con bị lẻ loi một mình trong những tiết học tiếng Anh, sợ việc con không học tiếng Anh sẽ gây phiền hà cho cô giáo chủ nhiệm. Khi con lên lớp 2 tôi tiếp tục "tự nguyện" đăng ký học tiếp tiếng Anh liên kết với hy vọng con lớn hơn thì sẽ tiếp thu bài học tốt hơn, hiệu quả học tập cũng sẽ cải thiện hơn.
Thiết nghĩ, nếu việc học ngoại ngữ đã phổ biến và trở thành một môn học nằm trong thời khóa biểu của các nhà trường thì tại sao ngành giáo dục không đưa ngoại ngữ vào chương trình học chính khóa ngay từ lớp 1. Như vậy sẽ không còn tình trạng học ngoại ngữ liên kết gắn mác tự nguyện mà như "ép buộc" làm khó phụ huynh, chất lượng học ngoại ngữ cũng được quản lý tốt hơn.
Đỗ Quyên
Theo Dân trí
Không giảm sĩ số, trẻ vẫn phải học chữ trước Đến khi con chính thức bước vào lớp 1, nhiều phụ huynh hốt hoảng vì không cho con học chữ trước. Lớp học quá đông, cô giáo không thể nào quan tâm để chỉ dạy, uốn nắn cho từng học sinh để có thể giúp trẻ hào hứng với con chữ đầu đời. Không học trước thì học thêm! Giữ vững lập trường...