Ngành đường sắt nỗ lực vượt khó
Dịch Covid-19 bùng phát trở lại, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) vừa quyết định tăng tốc triển khai những quyết sách để có dòng tiền duy trì hoạt động như tăng cường chạy tàu hàng, tàu thuê nguyên chuyến,… đã phải “phanh gấp”.
VNR cũng đang chịu thiệt hại tác động kép của dịch bệnh kéo dài và ảnh hưởng của việc thi công cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt bắc – nam.
Ngành đường sắt triển khai các biện pháp khử trùng, phòng ngừa dịch Covid-19 trên các đoàn tàu.
Tranh thủ tăng doanh thu
Video đang HOT
Theo lãnh đạo VNR, do ảnh hưởng dịch Covid-19, từ tháng 2 đến tháng 5 vừa qua, VNR đã giảm khai thác 2.886 chuyến tàu so cùng kỳ; sau khi dịch bệnh tạm thời lắng xuống, tỷ lệ chiếm chỗ trên các đoàn tàu cũng mới chỉ đạt khoảng 56%. Số lượt hành khách lên tàu chỉ đạt chưa đầy 30% so cùng kỳ; doanh thu vận tải tháng 6 của các công ty vận tải chỉ đạt 44% so cùng kỳ và sáu tháng đạt 69,4% so với cùng kỳ. Sáu tháng, hoạt động vận tải của ngành đường sắt lỗ hơn 450 tỷ đồng. Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội Nguyễn Viết Hiệp cho hay, tháng 6 vừa qua, mặc dù đã phục hồi một phần vận tải khách sau giãn cách xã hội nhưng doanh thu vận tải khách của công ty chỉ đạt dưới 25% so với cùng kỳ, còn tính cả sáu tháng chỉ khoảng 50%. Chính vì vậy, tháng 7, tháng 8, thời điểm học sinh kết thúc năm học được VNR xác định là “thời gian vàng” để tranh thủ hút khách du lịch, gỡ doanh thu. Ngay từ tháng 6, cùng các chính sách ưu đãi, “bán buôn” tàu cho các doanh nghiệp thuê nguyên đoàn, công ty đã thực hiện nhiều chính sách giảm giá linh hoạt cho từng mác tàu, thời gian đi tàu từ 15 – 50%. Đầu tháng 7 vừa qua, ga Hà Nội đã đưa đoàn khách du lịch lên đến 300 người, kín chỗ tàu du lịch đi Quảng Bình. Đây là hình thức cho thuê nguyên đoàn tàu do Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội phối hợp Câu lạc bộ (CLB) Lữ hành UNESCO Hà Nội tổ chức, khởi động cho chương trình kích cầu du lịch nội địa “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”. Với hình thức này, giá vé ưu đãi và các chính sách khác, nhìn thấy ngay doanh thu sau khi ký hợp đồng, không cần lo phải bán vé cho khách lẻ hay lo tàu không kín chỗ. “Những đoàn tàu thuê nguyên chuyến rất hiệu quả, nhưng giai đoạn này, VNR chưa tính đến lời lãi mà mong muốn qua các dịch vụ, thu hút khách quay trở lại với ngành đường sắt, chỉ cần bảo đảm hòa vốn để có dòng tiền duy trì hoạt động”, Chủ tịch Hội đồng thành viên VNR Vũ Anh Minh khẳng định. Theo Giám đốc Công ty cổ phần Du lịch quốc tế MTV Vietnam Travel – thành viên CLB Lữ hành UNESCO Hà Nội Đoàn Ngọc Tùng, sau gần một tháng triển khai sản phẩm “liên minh” CLB Lữ hành UNESCO Hà Nội – Đường sắt, đã có gần 2.000 khách đặt vé, kín chỗ năm chuyến theo hình thức thuê cả đoàn tàu trong tháng 7.
Chủ tịch VNR Vũ Anh Minh phân tích, các tuyến đường ngắn, trung bình như Hà Nội – Quảng Bình, Hà Nội – Lào Cai, Sài Gòn – Nha Trang, VNR vẫn còn lợi thế so với các loại hình vận tải khác. Ngành đường sắt đã lên phương án lựa chọn giờ chạy, chất lượng tàu, dịch vụ tập trung vào khách nội địa để duy trì sản lượng. Với phân khúc ngày càng hạn hẹp, đường sắt đang có xu hướng giảm dần tàu khách tuyến dài do không hiệu quả, dành quỹ đường cho vận tải hàng hóa nhiều hơn để hút khách hàng, tập trung phân khúc vận tải hàng hóa đường dài, khối lượng lớn, các nguyên liệu hàng hóa đặc biệt như xi-măng, xăng dầu, quặng sắt, than và tuyến hàng hóa sang Trung Quốc đồng thời tìm kiếm khách hàng mới,… Ngành đường sắt xây dựng các đôi tàu vận tải hàng hóa nhanh, đoàn tàu làm ra hiệu quả kinh doanh lớn sẽ được thay đổi thứ tự ưu tiên giờ tàu chạy nhằm giảm thời gian vận chuyển, tăng sức kéo. Tuy nhiên, hệ thống kho bãi trải dài dọc tuyến đường sắt, khả năng gom hàng và chi phí bốc xếp còn cao sẽ là rào cản cần VNR tập trung giải quyết.
Tập trung vực lại sản xuất, ổn định đời sống người lao động
Sau khi tạm lắng một thời gian ngắn, dịch Covid-19 đang bùng phát trở lại với mức độ phức tạp và căng thẳng hơn trước. Đồng thời, VNR lại vấp tiếp dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt bắc – nam, ảnh hưởng biểu đồ chạy tàu cho nên gặp “khó khăn kép”. Việc thi công dự án trên sẽ giảm năng lực tàu thông qua toàn tuyến bắc – nam, ước tính giảm khoảng 30% so hiện nay. Cụ thể, đường sắt có năng lực thông qua 17 đôi tàu/ngày đêm, nhưng khi thi công toàn tuyến với khoảng 52 điểm chạy chậm, tại những vị trí yết hầu, chỉ thông qua được khoảng 11,4 đôi tàu/ngày đêm. “VNR sẽ phối hợp chủ đầu tư triển khai dự án nhanh nhất vì hệ thống hạ tầng đường sắt chính là vấn đề sát sườn nhất. Dự kiến, cuối tháng 6 năm sau sẽ hoàn thành dự án nhưng thực tế hiện nay cho thấy chắc chắn không đạt. Nếu kéo dài thêm sáu tháng, ngành đường sắt sẽ mất doanh thu khoảng 1.000 tỷ đồng, còn chậm một năm sẽ lên 2.000 tỷ đồng”, ông Minh bày tỏ lo lắng. Việc phong tỏa khu gian từ bốn đến sáu giờ để thi công làm kéo dài hành trình chạy tàu, làm giảm nhu cầu lựa chọn sử dụng phương tiện đường sắt trong nửa cuối năm nay. Với sự cạnh tranh gay gắt của các loại hình vận tải, đặc biệt là hàng không, các hãng đua nhau giảm giá, tăng chuyến; trong khi hệ thống hạ tầng đường sắt ngày càng xuống cấp, chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu thì lượng hành khách đi tàu hỏa ngày càng giảm là điều dễ hiểu.
Tình hình khá căng thẳng hiện nay cho thấy, dù có nỗ lực đến mấy, ngành đường sắt cũng phải mất bốn đến 5 năm mới khôi phục phần nào. Doanh nghiệp chậm phục hồi sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách cho nên Nhà nước cần xem xét, thiết lập các gói hỗ trợ sau dịch, có tính toán các chính sách đặc thù đối với ngành đường sắt. VNR đã đề xuất Chính phủ miễn giảm nộp phí sử dụng kết cấu hạ tầng năm 2020 và miễn nộp 20% tiền thu cho thuê sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt năm 2020; cho gia hạn thêm ba năm việc thực hiện niên hạn phương tiện đường sắt theo lộ trình để giảm áp lực chi phí đầu tư đầu máy, toa xe mới thay thế. Để đầu tư thay thế số đầu máy, toa xe hết niên hạn sử dụng, VNR cần khoảng 7.000 tỷ đồng trong khi không tạo ra doanh thu mới từ nguồn đầu tư này. Đây là một khó khăn lớn bởi năm 2020, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt chịu tác động liên tiếp của dịch bệnh. Trong bối cảnh ngành đường sắt bị thiệt hại nặng nề, VNR mong được các cơ quan quản lý nhà nước, các cấp chính quyền và Chính phủ có biện pháp hỗ trợ thiết thực, giúp doanh nghiệp tập trung vực lại sản xuất, ổn định đời sống người lao động.
Covid-19 cản đường nhân viên kiểm dịch, trái cây Việt Nam không thể xuất sang Mỹ
Để xuất khẩu sang thị trường Mỹ, trái cây Việt Nam bắt buộc phải qua khâu kiểm dịch của kiểm dịch viên. Thế nhưng, do ảnh hưởng của Covid-19, công việc này không có nhân viên thực hiện.
Theo Công ty TNHH Chiếu xạ Toàn Phát (có trụ sở tại tỉnh Long An), đang không có kiểm dịch viên thực hiện khâu kiểm dịch đầu vào cho trái cây xuất khẩu sang Mỹ .
Nhãn - loại trái cây được xuất khẩu sang Mỹ.
Công ty này cho hay, từ tháng 3, khi dịch Covid-19 bùng phát trên thế giới, Mỹ đã yêu cầu nhân viên bản xứ phải quay về nước, trong đó, có nhân viên của Cơ quan kiểm dịch động thực vật Mỹ ( APHIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).
"Chỉ hai ngày sau khi quy định được đưa ra, nhân viên của APHIS đã phải quay về Mỹ. Sau khi nhân viên APHIS về nước, việc kiểm dịch trái cây xuất khẩu sang Mỹ đã bị ách tắc" - ông Vương Hiếu - Giám đốc Công ty TNHH Chiếu xạ Toàn Phát nói.
Lúc bấy giờ, theo ông Hiếu, chuyện kiểm dịch trái cây xuất khẩu sang Mỹ được xử lý thông qua việc đưa nhân viên là người Việt Nam (không phải là nhân viên đảm trách công việc chính là kiểm dịch - PV) của văn phòng APHIS tại Việt Nam (trụ sở ở TP. Hà Nội) để nhận ủy quyền vào TPHCM thực hiện kiểm dịch tạm thời cho trái cây xuất khẩu sang Mỹ.
Tuy nhiên, theo ông Hiếu, hiện các nhân viên nhận ủy quyền thực hiện kiểm dịch tạm thời đã bận làm công việc chính của họ. Do đó, họ không thể thực hiện tiếp việc kiểm dịch, kéo theo việc trái cây xuất khẩu sang thị trường Mỹ có nguy cơ bị đình trệ.
Cũng theo ông Hiếu, phía Việt Nam đã có đề nghị phía Mỹ cho nhân viên kiểm dịch của APHIS qua tiếp tục thực hiện công việc kiểm dịch.
"Tuy nhiên, có hai vấn đề Việt Nam chưa giải quyết được. Một là nơi cách ly phải đạt chuẩn theo yêu cầu của phía Mỹ đưa ra. Hai là nhân viên của họ không đi chung chuyến bay đưa du học sinh Việt Nam từ Mỹ về nước vì họ lo ngại bị lây dịch bệnh" - ông Hiếu cho biết.
Theo ông Hiếu, phía Mỹ sẵn sàng đưa nhân viên kiểm dịch sang nhưng điều kiện đưa ra là phải đáp ứng hai yêu cầu nêu trên của thị trường nhập khẩu.
Trước sự việc nêu trên, các doanh nghiệp xuất khẩu dự báo hoạt động xuất trái cây Việt Nam sang Mỹ có thể tiếp tục gặp khó đến cuối năm 2020.
"Chia lửa" với tuyến đầu chống dịch Ngay khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại, tất cả các cơ sở đoàn, hội từ trung ương tới địa phương trên cả nước nhanh chóng huy động mọi nguồn lực, vận dụng sức trẻ, tinh thần xung kích để kịp thời hỗ trợ các y, bác sĩ, cán bộ, chiến sĩ ở tuyến đầu chống dịch, góp phần tích cực bảo vệ...