Ngành đồ uống thế giới tổn thất nặng nề do virus corona
Các hãng đồ uống như Coca-Cola, Carlsberg, Diageo, Starbucks… đều đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch virus corona…
Đối với các tập đoàn hàng đầu thế giới, dịch viêm phổi cấp co virus corona mới (Covid-19) bùng phát ở Trung Quốc nhấn chìm dần những hy vọng về tăng trưởng doanh số cao ở thị trường này trong năm nay.Hãng bia Corona Extra “dở khóc dở cười” vì dịch: Chẳng liên quan cũng bị réo tên, người Việt tìm kiếm nhiều nhất, bỗng nhiên được marketing miễn phí
Đặc biệt, các hãng đồ uống như Coca-Cola, Carlsberg, Diageo, Starbucks… đều đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch virus corona khiến các câu lạc bộ, quán bar, nhà hàng… tại Trung Quốc hầu hết vẫn đang đóng cửa từ nhiều ngày nay.
Được biết, thị trường Trung Quốc chiếm 10% tổng doanh số trên toàn cầu của Coca-Cola; tập đoàn Diageo đã từng có doanh số tại Trung Quốc tăng 24% trong vòng 6 tháng tính tới 31/12/2019; Carlsberg có 25 nhà máy bia trên khắp Trung Quốc; Starbucks có 4.300 đại lý trên toàn Trung Quốc – nhiều thứ 2 trên thế giới ngoài thị trường Mỹ (nhưng đã phải đóng cửa 2000 đại lý trong dịch virus corona này)…
Đối với những ‘gã khổng lồ’ bia phương Tây – những tập đoàn đã gắn chiến lược phát triển đầy tham vọng của mình với thói quen uống bia của người Trung Quốc, chi phí tăng nhanh bắt đầu gây lo ngại lớn.
Ngày 4/2 vừa qua, hãng sản xuất bia Carlsberg của Đan Mạch – có 20 nhãn hiệu khác nhau như Carlsberg Smootho Beer, Kronenbourg, Broonklyn, Tuborg, Grimbergen, Chongquing… – cho biết doanh số bán bia ở Trung Quốc, nơi có rất nhiều quán bar và nhà hàng, đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch corona bùng phát.
Video đang HOT
AB InBev và Carlsberg cùng với nhiều công ty quốc tế khác đã bị gián đoạn sản xuất bởi virus corona – dịch bệnh đã lây lan đến trên 40 nghìn người ở Trung Quốc và làm cho hơn 900 người tử vong (tính đến hết ngày 9/2). Carlsberg là nhà sản xuất bia lớn thứ ba thế giới, hãng hiện có một nhà máy bia ở Huệ Châu, Quảng Đông (Trung Quốc) – đã đóng cửa kéo dài nhiều tuần do Tết và dịch bệnh.
Apple, Facebook và Ford Motor Co. và một số công ty Mỹ khác đã cấm nhân viên đến và đi từ Trung Quốc để giảm nguy cơ lan rộng loại virus này, trong khi Google vẫn đang đóng cửa các văn phòng của mình ở Trung Quốc lục địa.
Trung Quốc là thị trường bia lớn nhất thế giới, lớn hơn cả Mỹ và Bazil (thị trường lớn thứ 2 và 3) cộng lại. Đáng chú ý là thị trường bia Trung Quốc vẫn đang tăng trưởng nhanh với tiềm năng khổng lồ.
Tuy nhiên, kể từ khi virus corona bùng phát hồi cuối tháng 1/2020 đến ngày 4/2 (tức là chỉ sau chưa đầy một tuần), giá cổ phiếu của Carlsberg và AB InBev giảm lần lượt 4,4% và 3,9%.
Đối với Carlsberg, việc các chuỗi sản xuất bia và các quán bar, nhà hàng ở Trung Quốc đóng cửa chắc chắn sẽ có tác động tiêu cực lớn tới doanh thu. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, giám đốc điều hành của hãng, Cees ‘t Hart, chưa đưa ra dự đoán gì. Theo ông, mức độ ảnh hưởng sẽ phụ thuộc vào thời gian kéo dài và độ lan rộng của dịch bệnh này.
Từ năm 2019, Carlsberg đã chú trọng đặc biệt tới thị trường Trung Quốc hơn so với nhiều hãng bia phương Tây khác, khi mà người dân Mỹ và Châu Âu ngày càng giảm uống bia vì ý thức về sức khỏe. Bên cạnh đó, hãng cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gia tăng từ các loại đồ uống có gas ở thị trường Mỹ. Hãng bia Đan Mạch này cho biết doanh thu năm 2019 tại Trung Quốc đã tăng 19% nhờ nhu cầu bia gia tăng ở Trung Quốc, nhất là bia chất lượng cao, và sự mở rộng thị trường từ các khu vực miền Tây Trung Quốc sang các thành phố lớn ở miền Đông. Trong khi đó doanh thu của họ ở cả Tây và Đông Âu đều giảm. Tính chung trên toàn cầu, doanh thu của Carlsberg năm 2019 tăng 5%, trong đó lợi nhuận tăng 24%.
Tháng 10 năm ngoái, AB InBe – hãng sản xuất ra các thương hiệu bia Budweiser, Corona và Stella Artois, đã khiến các nhà đầu tư sững sờ khi tiết lộ doanh số thấp ở Trung Quốc và Hàn Quốc và hạ mục tiêu lợi nhuận trong năm, khiến cổ phiếu của hãng ngay sau đó giảm 10%. Mặc dù hãng này khi đó đánh giá thị trường bia Trung Quốc sa sút sẽ chỉ là tạm thời, song nhà đầu tư đã theo dõi sát sao xem doanh số của hãng này sẽ như thế nào, hoạt động trong quý 4/2019 sẽ ra sao để biết nhiều hơn về triển vọng của năm 2020.
Các nhà đầu tư cũng đang chờ đợi báo cáo của hãng bia Hà Lan Heineken, sẽ công bố vào ngày 12/2, về ảnh hưởng của dịch corona tại trung Quốc. Tiếp sau đó sẽ là báo cáo của hãng AB InBev sẽ công bố ngày 27/2.
Theo Tri Trức Trẻ
Giá tỏi liên tục tăng sốc do bùng nổ virus corona
Trung Quốc chiếm khoảng 90% tổng lượng tỏi nhập khẩu của Indonesia. Quốc gia này hiện đang tìm cách kêu gọi nguồn cung thay thế từ Thái Lan và Lào khi giá tỏi liên tục tăng cao.
Indonesia đang vật lộn với vấn đề giá tỏi tăng quá cao khi virus corona lây lan nhanh chóng, gây lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung ở Trung Quốc. Vấn đề này xảy ra do Trung Quốc chiếm khoảng 80% nguồn cung cấp tỏi cho toàn thế giới, trong khi 90% nhu cầu sử dụng tỏi của Indonesia phụ thuộc vào quốc gia này. Những lo ngại rằng virus corona có thể dẫn đến việc dừng các đơn hàng đã khiến giá tỏi tăng gần 70% chỉ sau một tuần.
Hiệp hội thương nhân Indonesia (IMTA) cho biết trong vòng vài tuần qua, giá bán lẻ tỏi ở nhiều nơi tại Indonesia đã tăng hơn gấp đôi lên mức 80.000 rupiah/kg (136.000 đồng).
Giá tỏi tăng mạnh do ảnh hưởng của dịch corona (Nguồn: Bloomberg)
Abdullah Mansuri, người đứng đầu Hiệp hội thương nhân thị trường Indonesia, cho biết: "Virus corona đã ảnh hưởng đến tâm lý thị trường, khiến người bán đột ngột tăng giá. Điều này xảy ra do chúng tôi phụ thuộc quá nhiều vào việc nhập khẩu từ một quốc gia duy nhất".
Tỏi có thể không phải là mặt hàng không gây nhiều chú ý trên các thị trường thế giới nhưng nó là gia vị không thể thiếu trong hầu như mọi món ăn ở Indonesia, từ nước sốt cay sambal cho đến món cơm chiên nổi tiếng nasi goring.
Để bình ổn thị trường, Bộ Nông nghiệp Indonesia đã trích xuất 20 tấn tỏi từ kho dự trữ để bán với giá 30.000 rupiah (51.000 đồng)/kg. Hôm 10-2, Bộ Nông nghiệp Indonesia đã đề xuất chính phủ nhập 103.000 tấn tỏi để hạ nhiệt giá tỏi trong nước.
Ông Moeldoko, Chánh văn phòng Phủ tống Tổng Indonesia, thông báo chính phủ sẽ cấp giấy phép nhập khẩu tỏi từ các nước khác ngoài Trung Quốc trong tuần này để dừng lại đà tăng giá tỏi trong nước.
Cũng do lo ngại nguồn cung gián đoạn từ Trung Quốc, giá tỏi, hành và gừng ở Bangladesh đều cùng tăng mạnh trong những tuần qua. Chỉ trong một tháng qua, giá tỏi nhập khẩu ở Bangladesh đã tăng 38% lên mức từ 180-220 taka (49.000-60.000 đồng)/kg. Ngoài ra, giá nhập khẩu hành, ớt khô, gừng cũng tăng đáng kể. Chẳng hạn, giá gừng tăng thêm 40-50 taka (11.000-14.000 đồng) mỗi kg.
Hôm 10-2, ông Tipu Munshi, Bộ trưởng Thương mại Bangladesh, cho biết Bangladesh sẽ tìm kiếm các nguồn cung tỏi và gừng từ các thị trường khác trong trường hợp dịch corona này kéo dài. Bangladesh tiêu thụ 600.000 tấn tỏi mỗi năm nhưng chỉ tự sản xuất được 450.000 tấn. Số tỏi còn lại được nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc.
Theo Dân Việt
Tôm hùm rớt giá thảm, từ tiền triệu giảm hơn nửa vẫn không có người mua Hàng nghìn tấn tôm hùm đang vào vụ khai thác đang đứng trước nguy cơ không có đầu ra và rớt giá sâu. Hiện giá tôm hùm chỉ còn khoảng 1,2 triệu đồng/kg, tôm hùm baby 600.000 đồng/kg nhưng không có người mua. Hàng loạt mặt hàng lâm thủy sản của Việt Nam đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh viêm...