Ngành dệt may nắm bắt cơ hội xuất khẩu khẩu trang
Ngày 4/5, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo trực tuyến về xuất khẩu dệt may trong bối cảnh dịch COVID-19, đồng thời giải đáp các quy định về xuất khẩu khẩu trang và thiết bị y tế vào Liên minh châu Âu (EU) và Hoa Kỳ.
Công nhân Xí nghiệp may 1, Công ty Cổ phần May Chiến Thắng sản xuất khẩu trang vải dệt kim kháng khuẩn. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam cho biết, dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may. Kim ngạch xuất khẩu dệt may 4 tháng đầu năm 2020 đạt 10,64 tỷ USD, giảm 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo ông Trương Văn Cẩm mức giảm này chưa phản ánh hết thực tế thiếu đơn hàng xuất khẩu của ngành. Con số giảm mạnh phải chờ đến tháng 5 và tháng 6, khi lượng đơn hàng bị hủy, hoãn đều nằm trong khoảng thời gian này.
Trước tình trạng doanh nghiệp dệt may thiếu đơn hàng, công nhân không có việc làm, áp lực trả lương cho người lao động đè nặng, Hiệp hội Dệt May Việt Nam đã gửi các văn bản kiến nghị đến Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng các Bộ, ngành liên quan đề nghị có các giải pháp tích cực hỗ trợ cho doanh nghiệp.
Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cũng khẳng định, với tác động của dịch COVID-19, nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam gặp khó khăn; trong đó, có các doanh nghiệp dệt may. Nhưng các doanh nghiệp dệt may đã nhanh chóng nắm bắt tình hình, chuyển sang sản xuất khẩu trang vải, khẩu trang vải kháng khuẩn để đáp ứng nhu cầu trong nước và chuyển sang xuất khẩu, qua đó góp phần đem lại thu nhập, giảm bớt thiệt hại do dịch bệnh gây ra.
Video đang HOT
Từ đầu năm đến ngày 19/4, tổng lượng khẩu trang đã xuất khẩu là 415,7 triệu chiếc, trị giá 63,19 triệu USD. Các thị trường xuất khẩu chính là Nhật, Hàn Quốc, Đức, Mỹ, Hong Kong (Trung Quốc), Singapore…
Mới đây, với việc Chính phủ ban hành Nghị quyết 60/NQ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2020, khẩu trang các loại, bao gồm cả khẩu trang vải và khẩu trang y tế, đã được tự do xuất khẩu. Đây là cơ hội để doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này.
Tuy nhiên, khẩu trang, cũng như các thiết bị phòng hộ cá nhân (PPE) khác đều là những mặt hàng liên quan đến sức khỏe, an toàn của người sử dụng. Do vậy, các nước nhập khẩu thường có những tiêu chuẩn về chất lượng đối với các mặt hàng này. Đặc biệt, đối với các thị trường như EU và Hoa Kỳ, các tiêu chuẩn này là bắt buộc. Nếu không có các chứng chỉ phù hợp, hàng hóa có thể bị khó khăn khi nhập khẩu, thậm chí bị trả lại.
Thời gian vừa qua, nhiều doanh nghiệp đã lúng túng khi muốn xin cấp chứng nhận CE và FDA là những tiêu chuẩn phổ biến ở EU và Hoa Kỳ. Tại hội thảo, các chuyên gia trong ngành giới thiệu những khái niệm cơ bản, thông tin về quy trình và các bước thực hiện, về tổ chức đánh giá sự phù hợp có thẩm quyền trong việc cấp chứng nhận CE và FDA.
Theo các chuyên gia, tiêu chuẩn FDA chính là những quy định nghiêm ngặt, khắt khe của Cục quản lý Thực phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA). Tiêu chuẩn FDA chính là những kết luận đưa ra, giám sát mức độ an toàn cho những sản phẩm nằm trong danh mục quản lý của mình và lưu hành trên thị trường Hoa Kỳ. FDA cũng giám sát độ an toàn của tất cả các sản phẩm từ nhà sản xuất muốn đưa sản phẩm vào thị trường Hoa Kỳ. Nếu không có giấy chứng nhận FDA và tuân thủ quy định của FDA thì sản phẩm đó sẽ không được lưu hành tại thị trường Hoa Kỳ.
Trả lời các thắc mắc của doanh nghiệp về tiêu chuẩn CE để xuất khẩu khẩu trang sang EU, các chuyên gia giải thích, khi một sản phẩm có dấu CE có nghĩa là sản phẩm đó đáp ứng được các yêu cầu về an toàn, sức khoẻ và bảo vệ môi trường của EU. Thông qua việc gắn dấu CE lên sản phẩm, nhà sản xuất tuyên bố dựa trên trách nhiệm của họ về sản phẩm đó đáp ứng mọi yêu cầu về mặt pháp lý để có được tiêu chuẩn CE Marking.
Tuy nhiên, không phải tất cả các sản phẩm phải có dấu CE. Dấu CE chỉ bắt buộc đối với các sản phẩm có thông số kỹ thuật của EU. Một số sản phẩm phải tuân theo nhiều yêu cầu của EU cùng một lúc. Nếu doanh nghiệp xuất khẩu khẩu trang thường thì không cần nhãn CE, nếu xuất khẩu khẩu trang kháng khuẩn, khẩu trang y tế thì cần nhãn CE.
CE viết tắt của Conformité Européenne, có nghĩa là tiêu chuẩn châu Âu. CE Marking là tên chính thức của CE. Một sản phẩm nếu gắn nhãn CE đồng nghĩa với việc nó có thể lưu thông tự do trong thị trường châu Âu, được pháp luật của Liên minh châu Âu công nhận.
Việt Nam đã xuất khẩu hơn 415 triệu chiếc khẩu trang
Trong 4 tháng qua, Việt Nam đã xuất khẩu 415 triệu chiếc khẩu trang vải cho hàng chục nước trên thế giới.
Tổng cục Hải quan vừa có báo cáo về kết quả xuất nhập khẩu các loại nguyên liệu, hàng hoá trong tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2020. Trong đó có riêng một mục về tình hình xuất khẩu khẩu trang cho các nước có nhu cầu phòng chống dịch COVID-19.
Theo báo cáo được công bố, trong tháng 4 (số liệu mới được thống kê tới ngày 19/4), tổng lượng khẩu trang mà các doanh nghiệp đã xuất khẩu là 88,19 triệu chiếc, trị giá 34 triệu USD.
Trong đó, theo khai báo hải quan thì chủ yếu là khẩu trang vải, vải chống bụi mịn, khẩu trang vải 100% cotton, khẩu trang 2 lớp vải cotton.
Về loại hình khẩu trang thì khoảng 36,88 triệu chiếc là sản xuất theo kiểu gia công; còn xuất kinh doanh, xuất khẩu không nhằm mục đích thương mại (biếu, tặng) là khoảng 51,30 triệu chiếc.
Các hồ sơ khai báo cho biết, khẩu trang của các doanh nghiệp Việt Nam đang được xuất đi một số thị trường lớn như Nhật Bản 32,7 triệu chiếc; Hàn Quốc 17,1 triệu chiếc; Đức 11,1 triệu chiếc; Mỹ 10,4 triệu chiếc; Hồng Kông (Trung Quốc) 4,1 triệu chiếc; Singapore 1,8 triệu chiếc; Ba Lan 1,5 triệu chiếc; Australia 1,5 triệu chiếc; Trung Quốc 1,5 triệu chiếc; Lào 1,2 triệu chiếc; Nam Phi 1,1 triệu chiếc...
Nếu tính luỹ tiến từ ngày 1/1 đến nay thì tổng lượng khẩu trang xuất khẩu của Việt Nam là 415,7 triệu chiếc, trị giá 63,19 triệu USD.
Liên quan tới việc xuất khẩu khẩu trang, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 60/NQ-CP về việc xuất khẩu khẩu trang y tế trong giai đoạn phòng, chống dịch COVID-19.
Cụ thể, Chính phủ quyết nghị bỏ quy định áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu đối với mặt hàng khẩu trang y tế theo quy định tại Nghị quyết số 20/NQ-CP ngày 28/2/2020 của Chính phủ.
Căn cứ diễn biến của dịch bệnh và nhu cầu sử dụng khẩu trang y tế trong nước, Bộ Y tế báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định các biện pháp quản lý phù hợp để đảm bảo cung ứng đủ cho nhu cầu phòng chống dịch bệnh trong nước theo quy định. Các doanh nghiệp khi xuất khẩu chịu trách nhiệm về chất lượng khẩu trang y tế và cam kết bán cho cơ sở y tế khi có yêu cầu.
Trước đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 20/NQ-CP về việc áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu đối với mặt hàng khẩu trang y tế trong giai đoạn phòng, chống dịch COVID-19. Nghị quyết nêu rõ, Bộ Y tế áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu đối với mặt hàng khẩu trang y tế trong giai đoạn phòng, chống dịch COVID-19 và chỉ cho phép xuất khẩu với mục đích viện trợ, hỗ trợ quốc tế do Chính phủ Việt Nam thực hiện (tối đa 25% sản lượng cho xuất khẩu, 75% sản lượng dành cho công tác phòng, chống dịch bệnh trong nước).
Khẩu trang tồn kho, Bộ Công Thương đề xuất tháo gỡ Theo Bộ Công thương, năng lực sản xuất khẩu trang vải của ngành dệt may lên tới 11 triệu chiếc/ngày và đang tồn kho lên tới 20 triệu chiếc. Cùng với đó, năng lực sản xuất khẩu trang y tế là hàng chục triệu chiếc/ngày nhưng việc xuất khẩu gặp khó khăn. Bộ Công Thương kiến nghị tháo gỡ vướng mắc trong xuất...