Ngành bán dẫn đang phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu
Ngành công nghiệp bán dẫn hiện vẫn được hưởng lợi từ thương mại tự do, nhưng tình trạng khan hiếm gần đây cho thấy sự bất ổn trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Mỹ (SIA), John Neuffer, đã đưa ra nhận định tại Diễn đàn Phát triển Trung Quốc rằng ngành công nghiệp chip hiện tại phụ thuộc rất lớn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Thực tế, không một quốc gia nào hoàn toàn có thể tự động hóa các chuỗi cung ứng chip, thay vì việc hạn chế xuất khẩu công nghệ, cần tăng cường đầu tư vào nghiên cứu cơ bản để thúc đẩy sự đổi mới trong ngành bán dẫn.
Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Mỹ đại diện cho hơn 98% các công ty trong ngành công nghiệp bán dẫn tại xứ cờ hoa. Hiện chất bán dẫn là ngành có khối lượng thương mại toàn cầu lớn thứ hai sau xăng dầu và là ngành thực sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu hóa.
“Ngành công nghiệp bán dẫn gánh một trách nhiệm nặng nề. Cho dù đó là các ngành truyền thống như năng lượng, giao thông vận tải và chăm sóc y tế hay các ngành mới nổi như AI, mạng không dây và công nghệ lượng tử, tất cả đều dựa rất nhiều vào sự phát triển của chất bán dẫn”, John Neuffer nhận định, “Chúng ta không thể chịu đựng sự phá hủy hay thất bại của chuỗi cung ứng toàn cầu, và chúng ta nên tìm kiếm sự hợp tác nhiều hơn”.
Năm 2020, thương mại trong ngành bán dẫn toàn cầu đã phá kỷ lục, với doanh thu tăng 6,8% lên 440 tỷ USD. Theo dự báo của SIA, tăng trưởng doanh số bán dẫn toàn cầu sẽ đạt 8,4% vào năm 2021. Trong đó, chỉ tính riêng doanh số ngành chip Trung Quốc đã tăng 17,8% lên 819 tỷ NDT trong năm vừa qua. Chính vì vậy, hợp tác quốc tế là cách duy nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng chip.
Ngành công nghiệp bán dẫn được hưởng lợi từ thương mại tự do. Trong đó, Mỹ chịu trách nhiệm chính về nghiên cứu và phát triển chip, Châu Á tiến hành sản xuất wafer bán dẫn, và Trung Quốc tiến hành đóng gói, thử nghiệm chất bán dẫn. “Nếu không có chuỗi cung ứng chuyên sâu và hiệu quả sản xuất cao, thì chúng ta không thể tích hợp hàng chục tỷ bóng bán dẫn trên một con chip”, Neuffer nói.
Nhưng trong những tháng gần đây, nhu cầu toàn cầu về chip đã tăng lên, các đơn đặt hàng liên tục đã làm giảm năng lực sản xuất chip và thậm chí làm tăng giá của tất cả các chip, cũng như giá thành của những linh kiện công nghệ thấp.
Sự thiếu hụt nguồn cung chip toàn cầu đã khiến các vấn đề về chuỗi cung ứng trở thành một trong những chủ đề được quan tâm nhất của ngành công nghiệp lắp ráp. Mặc dù dịch bệnh đã ảnh hưởng đến hoạt động của ngành công nghiệp bán dẫn nhưng khả năng phục hồi của toàn ngành là đáng ghi nhận. Theo Giám đốc điều hành của SIA: “Điều này cũng được hưởng lợi từ bản chất của toàn cầu hóa, cho phép ngành công nghiệp bán dẫn phản ứng nhanh với diễn biến của dịch bệnh”.
John Neuffer tin rằng an ninh quốc gia không nên là cái cớ cho chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch. “Hầu hết các chip không nên gây ra những lo ngại về an toàn, chúng ta nên giảm thiểu các hạn chế đối với xuất khẩu công nghệ, và việc xây dựng chính sách cũng nên cố gắng tránh những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của công nghệ”, ông nói.
Video đang HOT
John Neuffer cũng đưa ra đề xuất về các quy tắc thương mại quốc tế của ngành bán dẫn, ông tin rằng WTO rất quan trọng đối với ngành công nghiệp này. Trong tình hình kinh tế mới, cần tìm kiếm những phương pháp và quy tắc phù hợp để thúc đẩy thương mại. Đồng thời, các chính phủ nên tăng cường đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu cơ bản đảm bảo việc đào tạo nhân tài trong ngành.
Trước đó vào tháng 1, Donald Trump, người có nhiều quyết sách cứng rắn gây ảnh hưởng không nhỏ đến ngành bán dẫn đã thất bại trong chiến dịch tranh cử và rời Nhà Trắng. Dù người kế nhiệm có tiếp tục các chính sách của ông Trump hay không, tình hình chắc chắn sẽ được cải thiện.
Việt Nam sẽ phóng chùm vệ tinh như Starlink của Elon Musk?
Đây là đề xuất mới được đưa ra bởi một nhà mạng nhằm đánh giá hiệu quả mô hình kinh doanh Internet vệ tinh. Nếu hiện thực hóa đề xuất này, Việt Nam sẽ đi theo xu hướng công nghệ chùm vệ tinh của thế giới.
Báo cáo về kinh tế số ASEAN năm 2020 của Google cho thấy, Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế Internet phát triển nhanh thứ 2 tại khu vực ASEAN. Các khu vực thành thị hiện thống trị trên "bản đồ trực tuyến" của Việt Nam, thế nhưng, nông thôn mới là thị trường chủ chốt với mức tăng trưởng được dự báo có thể nhanh gấp đôi so với các thành phố lớn.
Ở thời điểm hiện tại, khoảng 77% khu vực nông thôn ở Việt Nam hiện đã có thể truy cập Internet. Tuy vậy, điều này cũng có nghĩa, khoảng 23% khu vực nông thôn ở Việt Nam vẫn chưa thể tiếp cân với dịch vụ này.
Theo ông Lê Bá Tân - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty mạng lưới Viettel, để giải quyết được vấn đề trên, Việt Nam nên nghiên cứu và thử nghiệm dịch vụ Internet vệ tinh. Đây cũng là cách mà nhiều quốc gia trên thế giới đã làm để tăng độ phủ của Internet tới những khu vực xa xôi như miền núi, hải đảo.
Mô hình vệ tinh MicroDragon - mẫu vệ tinh có khối lượng 50kg do Việt Nam chế tạo từng được phóng thành công vào năm 2019.
Công nghệ chùm vệ tinh: Xu hướng của viễn thông thế giới
Về cơ bản, sau khi được phóng vào vũ trụ, vệ tinh sẽ trở thành một trạm thông tin ngoài trái đất. Nhiệm vụ của vệ tinh là thực hiện thu tín hiệu dưới dạng sóng vô tuyến từ một trạm ở Trái đất, khuếch đại rồi phát trở về Trái đất cho một trạm khác.
Tùy theo độ cao và khu vực hoạt động, người ta chia vệ tinh ra làm nhiều loại khác nhau như vệ tinh quỹ đạo thấp (LEO), vệ tinh quỹ đạo tầm trung (MEO), vệ tinh quỹ đạo tầm cao (HEO), vệ tinh địa tĩnh (GEO),... Các dịch vụ vệ tinh phổ biến hiện nay gồm truyền hình, Internet, định vị, thời tiết, quan sát Trái đất và dùng cho mục đích quân sự.
Ông Lê Bá Tân cho rằng, trong số các công nghệ hiện nay, Việt Nam nên xem xét việc nghiên cứu và phát triển các chùm vệ tinh quỹ đạo thấp (LEO) để cung cấp dịch vụ Internet.
Khác với các loại vệ tinh khác, vệ tinh quỹ đạo thấp thường hoạt động gần Trái đất hơn, với khoảng cách chỉ từ 800-1600km. Tuổi thọ của chúng thường kéo dài trong khoảng từ 5-7 năm, tương đương vệ tinh quỹ đạo tầm trung nhưng chỉ bằng một nửa so với tuổi thọ vệ tinh địa tĩnh.
Những vệ tinh tầm thấp chỉ làm 2 nhiệm vụ chính là quan sát Trái đất từ xa và kết nối Internet. Do quãng đường di chuyển ngắn hơn, vệ tinh quỹ đạo thấp chỉ mất từ 1,5 - 2 tiếng đồng hồ để bay được một vòng quanh Trái đất.
Ông Lê Bá Tân cho rằng Việt Nam nên nghiên cứu và thử nghiệm dịch vụ Internet vệ tinh bằng chùm vệ tinh quỹ đạo thấp.
Sở dĩ công nghệ chùm vệ tinh quỹ đạo thấp nên được ưu tiên lựa chọn bởi ưu điểm về chi phí xây dựng và phóng vệ tinh thấp, khả năng cung cấp dung lượng cao, với tốc độ cao và độ trễ thấp hơn.
Tất nhiên, so với vệ tinh địa tĩnh, các vệ tinh quỹ đạo thấp cũng có nhược điểm như vòng đời ngắn, vấn đề về rác thải vệ tinh và chi phí cho hệ thống gateway cũng như thiết bị của người dùng lớn.
Thực tế cho thấy, số lượng vệ tinh đang được triển khai, đặc biệt là chùm vệ tinh quỹ đạo thấp đã tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Hiện tại, đã có hơn 1.800 vệ tinh hoạt động quanh Trái đất, chủ yếu là vệ tinh quỹ đạo thấp.
Có thể kể tới một số hãng cung cấp chùm vệ tinh quỹ đạo thấp như O3B, OneWeb, Telesat, Starlink, Project Kuiper, Amazon. Trong đó, công ty phát triển chùm vệ tinh Starlink của tỷ phú Elon Musk hiện đã phóng 1.261 vệ tinh LEO và đang có kế hoạch đưa 12.000 vệ tinh loại này lên không gian để phủ sóng Internet toàn cầu.
Vì sao Việt Nam nên nghiên cứu, thử nghiệm Internet vệ tinh?
Một số nước trên thế giới không ủng hộ công nghệ chùm vệ tinh do lo ngại về vấn đề an ninh quốc gia. Trong đó, Nga và Trung Quốc là 2 nước quan ngại sâu sắc nhất về những tác động của công nghệ này. Thậm chí, 2 nước này còn từ chối cấp phép tần số cho SpaceX để cung cấp dịch vụ trên lãnh thổ của mình.
Ở chiều ngược lại, phần lớn các quốc gia vẫn đang theo sát hiện trạng triển khai và quản lý chùm vệ tinh quỹ đạo thấp để đưa ra các chính sách riêng.
Trong số các quốc gia cởi mở với công nghệ chùm vệ tinh, từ năm 2017, Canada đã đưa ra quy định về điều kiện cấp phép kinh doanh dịch vụ Internet của chùm vệ tinh quỹ đạo thấp.
Theo đó, quốc gia này yêu cầu công ty đăng ký dịch vụ phải cam kết lộ trình triển khai trong vòng 7 năm kể từ ngày cấp phép. Những doanh nghiệp này cũng được yêu cầu phải đảm bảo việc cung cấp dịch vụ 24/7 tới mọi nơi trong lãnh thổ Canada.
Mục đích của những quy định trên nhằm ngăn chặn việc đầu cơ gây lãng phí tài nguyên tần số và quỹ đạo vệ tinh. Ngoài ra, Canada cũng đưa ra các ràng buộc nhằm kiểm soát hoạt động của chùm vệ tinh quỹ đạo thấp.
Công ty Starlink của tỷ phú Elon Musk đang có kế hoạch sẽ phóng 12.000 vệ tinh mini nhằm phủ sóng Internet toàn cầu năm 2027.
Với trường hợp của Việt Nam, thách thức khi phát triển công nghệ chùm vệ tinh quỹ đạo thấp là giá thành dịch vụ còn cao (gấp 7,8 lần dịch vụ Internet thông thường). Bên cạnh đó, Việt Nam chưa có quy định về các yêu cầu triển khai hạ tầng. Nhiều doanh nghiệp trong nước chưa đủ tiềm lực để tự nghiên cứu và phát triển dịch vụ. Quan trọng hơn cả, hiện vẫn chưa có nghiên cứu đánh giá tác động của chùm vệ tinh quỹ đạo thấp tới an ninh quốc phòng.
Với diện tích chủ yếu là đồi núi, nhiều hải đảo, nước ta nên phát triển công nghệ chùm vệ tinh nhằm phủ sóng Internet tới những khu vực địa hình bị chia cắt. Đó cũng là lý do mà nhà mạng Viettel mới đây đã đề xuất việc nghiên cứu và thử nghiệm dịch vụ Internet vệ tinh. Hoạt động nghiên cứu và thử nghiệm này nhằm đánh giá chi tiết tính khả thi của mô hình kinh doanh và các ưu điểm cũng như hạn chế của công nghệ.
Theo các chuyên gia, bên cạnh việc giảm chi phí phủ sóng Internet tới vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, công nghệ chùm vệ tinh quỹ đạo thấp còn thúc đẩy sự phát triển của hàng hải và hàng không.
Đây là những ngành kinh tế có tiềm năng và dư địa phát triển lớn ở Việt Nam nhưng vẫn còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận với dịch vụ Internet. Chùm vệ tinh quỹ đạo thấp là giải pháp tiềm năng để tháo gỡ vướng mắc này.
Trung Quốc muốn thành cường quốc lượng tử Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ 14 (2021 - 2025) của Trung Quốc thể hiện rõ tham vọng dẫn đầu và làm chủ công nghệ lượng tử. Được soạn thảo bởi Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC), kế hoạch 5 năm này gồm "các dự án khoa học và công nghệ quốc...