Ngân sách chi cho giáo dục: Cao hay thấp?
Tại hội thảo công bố Báo cáo phân tích ngành Giáo dục Việt Nam năm 2011-2020 vừa được tổ chức, GS.
TS Lê Anh Vinh – Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho biết, mức đầu tư cho giáo dục có xu hướng tăng đều trong từng năm của giai đoạn 2011-2020, trung bình đạt khoảng 17-18%, có năm gần 19%.
Ngành giáo dục cần nhiều nỗ lực cải thiện chất lượng giáo dục. ảnh: Quang Vinh.
Khoảng 50% tỉnh, thành đảm bảo chi thường xuyên cho hoạt động chuyên môn
Theo đánh giá, so với Mỹ (13%), Indonesia (17,5%), Singapore (19,9%) và nhiều quốc gia khác, mức chi ngân sách nhà nước cho giáo dục của Việt Nam không thấp. Trong 10 năm 2011-2020, mức đầu tư cho giáo dục có xu hướng tăng đều, đạt hơn 18% tổng chi ngân sách nhà nước, tương đương 4,9% GDP, cao hơn nhiều nước trong khu vực. Theo Luật giáo dục 2019, ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Ngân sách nhà nước cần dành tối thiểu 20% tổng chi cho giáo dục, đào tạo.
Tính theo tỷ lệ GDP (tổng sản phẩm quốc nội), mức chi tiêu cho giáo dục của Việt Nam tương đương 4,9% GDP, chỉ kém Malaysia (5%), còn cao hơn các nước khác trong ASEAN gồm Campuchia (1,9%), Singapore (2,9%), Lào (3,3%)… “Dù vậy, mức chi cho giáo dục chưa đạt 20% tổng chi ngân sách mà Luật Giáo dục 2019 đã đề ra. Bên cạnh đó, con số phần trăm nghe thì cao, nhưng khi quy về số tuyệt đối thì thấp” – ông Vinh nói.
Trên thực tế, khoảng 50% tỉnh, thành đảm bảo tỷ lệ chi thường xuyên cho hoạt động chuyên môn. Một số địa phương chi cho hoạt động chuyên môn trên 20% như Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên và TPHCM. Ngược lại, những địa phương chỉ đảm bảo tỷ lệ chi cho hoạt động chuyên môn dưới 10% như Hà Giang (4%), Tuyên Quang (3%), Sơn La (9%), Hòa Bình (6%) và Sóc Trăng (6%).
Theo GS.TS Lê Anh Vinh, hệ thống phân quyền quản lý cho địa phương khiến Bộ GDĐT gặp nhiều khó khăn trong quản lý nguồn nhân lực và chi ngân sách nhà nước.
Nỗ lực cải thiện chất lượng giáo dục
Trước đó, trong một báo cáo vào tháng 8/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cũng cho hay, tỷ lệ chi ngân sách cho toàn ngành giáo dục năm 2021 chỉ đạt khoảng 17,3% chi ngân sách cả nước. Con số này chưa đạt tỷ lệ theo quy định. Điều này được Bộ GDĐT coi là một trong những tồn tại, hạn chế của năm học 2020-2021.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, tỷ lệ chi cho con người (chi lương, các khoản theo lương) còn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi thường xuyên tại các trường. Thậm chí, nhiều địa phương chưa bảo đảm tỷ lệ tối thiểu 18% chi chuyên môn theo quy định tại Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg. Điều này gây khó khăn cho công tác bảo đảm chất lượng dạy và học tại các địa phương.
Ngoài ra, Bộ GDĐT nhìn nhận việc mua sắm bổ sung thiết bị theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 còn chậm. Đặc biệt trong tình hình dịch Covid-19 học sinh phải học trực tuyến, tại những nơi có điều kiện kinh tế khó khăn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số, cơ sở vật chất và trang thiết bị, đường truyền internet còn hạn chế, gây ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Cùng với đó, tình trạng thừa, thiếu cục bộ giáo viên mầm non, phổ thông ở một số địa phương vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện chương trình và kế hoạch dạy học. Theo Bộ GDĐT, chất lượng đội ngũ giáo viên không đồng đều, còn khoảng cách lớn giữa các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn và các vùng thuận lợi. Một bộ phận giáo viên chưa theo kịp được yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục; chưa sử dụng thành thạo giải pháp dạy học trực tuyến để quản lý lớp học, tổ chức các hoạt động học tập. Bộ GDĐT cho rằng, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đối với lĩnh vực GDĐT trên địa bàn là hết sức quan trọng, nhất là khi có sự chỉ đạo trực tiếp, sâu sát của bí thư và chủ tịch UBND các tỉnh, thành. Thực tiễn cho thấy, ở đâu và khi nào, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo đối với ngành giáo dục địa phương thì ở đó chất lượng giáo dục được cải thiện rõ rệt, các vấn đề về GDĐT mà nhân dân bức xúc giảm hẳn.
Theo ông Phạm Quang Trung – Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục, mức chi cho giáo dục tại Việt Nam chưa đạt 20% như chỉ tiêu đề ra, nhưng so với tiềm lực của Việt Nam trước kia và cả hiện nay, nhìn chung “chúng ta đang làm khá tốt trong khả năng của mình”.
Tại hội thảo nói trên, GS. TS Lê Anh Vinh phân tích, chúng ta cũng không phủ nhận những tồn tại còn hiện hữu, có thể là về góc độ hệ thống, về chương trình, về nguồn nhân lực, hay về cơ sở hạ tầng… Với chức năng là một cơ quan nghiên cứu khoa học giáo dục phục vụ phát triển chính sách, trong quá trình xây dựng báo cáo, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã huy động mọi nguồn lực để có được những số liệu và minh chứng đầy đủ, xuyên suốt, toàn diện và xác thực nhất làm cơ sở cho những nhận định và phân tích đảm bảo tính khoa học.
Ông Vinh cũng khẳng định, việc xây dựng báo cáo phân tích ngành giáo dục là công việc cần làm sau mỗi 10 năm nỗ lực cải thiện chất lượng ngành giáo dục. Trong những năm gần đây, các con số đã thể hiện trong bản báo cáo cho thấy, Việt Nam đã làm rất tốt trong việc thúc đẩy phổ cập giáo dục, cải thiện các vấn đề về bất bình đẳng trong tiếp cận, cũng như duy trì mặt bằng chất lượng giáo dục ở nhóm cao trên thế giới so với mức thu nhập bình quân đầu người.
Dạy môn tích hợp: Giáo viên Vật lý, Sinh mất bao lâu để nhớ được bảng nguyên tố?
Nếu giáo viên không giỏi chuyên môn, không đủ kiến thức bộ môn sẽ không thể dạy được học sinh giỏi, hệ lụy sẽ vô cùng lớn.
Sau khi chương trình giáo dục phổ thông mới được triển khai ở bậc trung học cơ sở xuất hiện các môn tích hợp trong đó có môn Khoa học tự nhiên (tích hợp môn Vật lý, Hóa học, Sinh học), Lịch sử và Địa lý (tích hợp môn Lịch sử, Địa lý).
Quyết định số 2454/QĐ-BGDĐT và 2455/QĐ-BGDĐT về Chương trình bồi dưỡng giáo viên môn Khoa học tự nhiên, môn Lịch sử và Địa lý ở cấp Trung học cơ sở của Bộ Giáo dục và Đào tạo đều hướng tới việc sau khi đào tạo, bồi dưỡng, giáo viên sẽ đảm nhận được 2, 3 phân môn trên.
Ảnh minh họa - Vtv.vn
Tôi cho rằng có ít giáo viên đủ kiến thức môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý sau đào tạo
Chương trình giáo dục phổ thông mới áp dụng năm 2022-2023 với các lớp 1, 2, 3, 7, 10 và đến năm 2024-2025 sẽ thực hiện toàn bộ ở các cấp học, bậc học.
Hiện nay, ở bậc trung học cơ sở có 2 môn học còn phức tạp, rối rắm trong quá trình thực hiện là môn Khoa học tự nhiên (tích hợp môn Vật lý, Hóa học, Sinh học), Lịch sử và Địa lý (tích hợp môn Lịch sử, Địa lý).
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam cũng đã có nhiều bài viết phản ánh bất cập, rắc rối phát sinh khi tích hợp 2, 3 phân môn thành môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý ở bậc trung học cơ sở như:
""; ""; ""; ""; ""; ""; ""; ""; ""; "";...
Hay ý kiến đề xuất dừng việc tích hợp từ lớp 8, 9 như: ""; "";...
Thực tế, qua 1 năm triển khai việc dạy tích hợp ở lớp 6 gặp vô số bất cập, sắp tới khi thực hiện ở lớp 7 dự báo sẽ còn nhiều bất cập, rối rắm.
Hiện nay, nhiều nơi chưa bồi dưỡng giáo viên dạy môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý nên vẫn dạy theo kiểu 2, 3 thầy cùng một sách, cùng một cột điểm, đánh giá, nhận xét, bài kiểm tra định kỳ thì 2,3 giáo viên cùng chấm 1 bài, cùng nhận xét học sinh,...
Theo quan điểm chương trình mới, theo các hướng dẫn, quyết định bồi dưỡng giáo viên dạy các môn tích hợp sẽ hướng đến 1 giáo viên sẽ dạy cả 2, 3 phân môn trong môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý.
Qua một thời gian triển khai, vấn đề khó nhất khi thực hiện không phải phân công thời khóa biểu, sắp xếp môn giảng dạy, nhận xét mà khó nhất chính là việc sau khi bồi dưỡng sẽ khó có giáo viên đủ kiến thức để giảng dạy cả 2, 3 phân môn, nhất là ở khối lớp 8, 9 có nhiều kiến thức rất khó.
Bởi, giáo viên mất 3 - 4 năm để học 1 môn chuyên ngành, ra giảng dạy có những bài còn chưa được hài lòng, chỉ học thêm 300-540 tiết trong điều kiện vừa dạy vừa học thì khó có thể đáp ứng.
Để giảng dạy được thì giáo viên phải nắm được kiến thức chuyên ngành, chuyên sâu theo nguyên tắc "biết 10 dạy 1".
Với giáo viên hiện nay ở lứa tuổi trên 40 tuổi, hơn 20 năm chỉ giảng dạy một môn, cộng với sức khỏe, trí nhớ suy giảm người viết cho rằng họ sẽ rất khó nắm bắt kiến thức cả 2, 3 phân môn để dạy tốt các môn tích hợp.
Giáo viên lớn tuổi, sức khỏe giảm sút, vừa dạy, vừa tập huấn chương trình mới, vừa thực hiện hàng loạt hồ sơ sổ sách mới,... gặp khó khăn trong việc học bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu 1, 2 phân môn còn lại để dạy được cả 2, 3 phân môn.
Giả sử với 1 giáo viên Vật lý, 20 năm chỉ học tập, giảng dạy Vật lý, kiến thức môn Hóa học, Sinh học đã không còn thì tiếp thu như thế nào với những kiến thức chuyên sâu, chuyên ngành của môn Hóa học, Sinh học để dạy tốt được cả 3 phân môn.
Giáo viên Vật lý, Sinh học trên cần bao nhiêu thời gian để học thuộc được tên các nguyên tố trong Bảng nguyên tố hóa học, hóa trị từng nguyên tố, tên gọi các nguyên tố, hợp chất dưới đây khi sức khỏe, sự tiếp thu đã không còn như trước đây.
Cách đọc mới một số nguyên tố hóa học - ảnh minh họa trên Facebook
Người viết cho rằng, chỉ với những lực lượng giáo viên trẻ mới ra trường được học bài bản môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý có khả năng dạy được ở lớp 6, 7, khi kiến thức nó chủ yếu cơ bản, phổ thông.
Với kiến thức của lớp 8, 9 các môn tích hợp sẽ khó hơn, người viết cho rằng với lực lượng giáo viên đang giảng dạy nhất là những giáo viên trên 40 tuổi, dù tập huấn, bồi dưỡng xong cũng sẽ có một lượng lớn không đủ kiến thức để có thể dạy được 2, 3 phân môn.
Một số giáo viên đã hoàn thành lớp bồi dưỡng giáo viên dạy môn Khoa học tự nhiên cho rằng việc bồi dưỡng không hiệu quả vì chương trình bồi dưỡng thực chất giống giáo trình giảng dạy sinh viên đại học sư phạm, trong khi kiến thức phổ thông của các môn trên giáo viên đã không còn nhớ, khó tiếp thu nên việc bồi dưỡng chủ yếu "cưỡi ngựa xem hoa", đối phó, chủ yếu để lấy được chứng chỉ để hợp thức hóa giảng dạy chứ hiệu quả thì người viết cho rằng rất thấp.
Nên người viết cho rằng, khó khăn nhất của bộ môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý không phải là thời khóa biểu, vào điểm, nhận xét,... mà khó nhất trong thời gian tới là sau khi đào tạo bồi dưỡng sẽ có một số giáo viên không đáp ứng, không đủ kiến thức để giảng dạy được cả 2, 3 phân môn.
Điều này vô cùng nguy hiểm vì nếu giáo viên không giỏi chuyên môn, không đủ kiến thức bộ môn sẽ không thể dạy được học sinh giỏi, hệ lụy sẽ vô cùng lớn.
Theo ý kiến của người viết, Bộ Giáo dục nên nghiên cứu phương án các chuyên đề ở lớp 8, 9 của phân môn nào để giáo viên đó dạy để đảm bảo tính chuyên sâu, khoa học. Nó cũng là cơ sở, tiền đề để các em có lựa chọn môn học, định hướng nghề nghiệp từ lớp 10.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Quyết định bổ sung biên chế của Bộ Chính trị giúp khai thông thực hiện NĐ 116 Việc bổ sung biên chế giáo viên sẽ là yếu tố quan trọng để các địa phương thực hiện quyết liệt hơn việc đặt hàng đào tạo giáo viên theo Nghị định 116. Đầu tháng 8, Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố khẩn trương triển khai công lập cho năm...