Ngân hàng SCB ‘đòi’ toàn bộ tài sản của bà Trương Mỹ Lan để khắc phục hậu quả
Khi phiên xét xử đang diễn ra, Ngân hàng SCB có kiến nghị tòa giao tòa nhà 127 Pasteur và toàn bộ tài sản của bị cáo Trương Mỹ Lan cho SCB toàn quyền sử dụng.
Chiều ngày 28/3, TAND TP.HCM tiếp tục phiên xét xử đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm.Sau khi các luật sư hoàn thành việc bào chữa cho các bị cáo, luật sư Nguyễn Minh Tâm tham gia bảo vệ quyền lợi cho Ngân hàng SCB.
Theo luật sư Tâm, đây là vụ án lớn nhất xảy ra trong lĩnh vực ngân hàng, gây tâm lý bất an cho những người gửi tiền, ảnh hưởng đến uy tín của Ngân hàng SCB, các ngân hàng nói chung.
Quá trình tái cơ cấu, SCB được Ngân hàng Nhà nước giải quyết cho vay các khoản vay đặc biệt, vì vậy SCB phải có trách nhiệm.
Bị cáo Trương Mỹ Lan. Ảnh: Thanh Phương
Với tư cách bị hại, luật sư khẳng định, SCB không có ý kiến gì về tội danh của các bị cáo, SCB quan chỉ tâm là vấn đề thu hồi tài sản, khắc phục tối đa hậu quả của vụ án.
Luật sư Tâm cho hay, ngày 26/3, SCB đã có văn bản kiến nghị HĐXX xử lý đối với tài sản là bất động sản tại 127 Pasteur, giao cho SCB toàn quyền sử dụng.
Theo luật sư Tâm, SCB xác định số thiệt hại do bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm gây ra là hơn 760 nghìn tỷ đồng gồm nợ gốc và nợ lãi của 1.284 khoản vay, tính đến ngày 5/3/2024.
Video đang HOT
Luật sư cho rằng, việc VKS buộc bà Lan và các bị cáo liên đới bồi thường cho SCB số tiền hơn 677.000 tỷ đồng và 84.000 tỷ đồng là phù hợp.
Cho rằng, hậu quả mà bị cáo Lan và các đồng phạm gây ra cho SCB là rất lớn nên SCB đề nghị HĐXX toàn bộ 1.166 mã sản đảm bảo cho các khoản vay gồm bất động sản, cổ phần, cổ phiếu… là vật chứng của vụ án cho SCB toàn quyền sử dụng, khai thác.
Đối với số tiền 1.000 tỷ đồng mà bị cáo Nguyễn Cao Trí giao trả cho bị cáo Lan và 5,2 triệu USD mà bị cáo Lan cho nhân viên hối lộ bị cáo Đỗ Thị Nhàn, luật sư đề nghị không nên tịch thu, nộp ngân sách Nhà nước. Bởi, theo luật sư Tâm, đây là số tiền có nguồn gốc từ SCB nên cần thiết trả lại cho SCB.
Phía SCB cũng đề nghị HĐXX giao toàn bộ tài sản đã kê, biên thu hồi của các bị cáo cho SCB. Bởi, theo luật sư Tâm, do thiệt hại của SCB rất lớn, toàn bộ số tiền này vẫn chưa đủ để khắc phục hậu quả.
Đối với những số tiền, tài sản mà gia đình bị cáo nộp khắc phục hậu quả, luật sư cho rằng giao cho SCB là hợp lý.
Ngoài ra, SCB đề nghị HĐXX tiếp tục phong tỏa, kê biên các tài sản của bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm cùng các tổ chức có liên quan, giao cho SCB để khắc phục hậu quả.
Luật sư cũng đề nghị HĐXX buộc bà Trương Mỹ Lan phải hoàn trả 300 tỷ đồng tiền cọc thuê nhà tại tòa nhà 19 Nguyễn Huệ (quận 1, TP.HCM).
Thuộc cấp của bà Trương Mỹ Lan bật khóc nói: 'Bị cáo quá tin người'
Trước lời khai của bà Trương Mỹ Lan khẳng định các bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ của ngân hàng SCB tự tạo lập các khoản vay, cựu Phó tổng giám đốc SCB bật khóc nói "Bị cáo quá tin người".
Chiều ngày 11/3, phiên xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm tiếp tục với phần xét hỏi của VKS.
Trả lời câu hỏi của đại diện VKS về những lần gặp gỡ với bị cáo Trương Mỹ Lan, bị cáo Trần Thị Mỹ Dung (nguyên Phó Tổng giám đốc Ngân hàng SCB) khai, hầu hết các lần gặp này là để bà Lan trao đổi về việc rút tiền.
Theo lời bà Dung, trong các buổi gặp có cả sự hiện diện của bị cáo Trương Huệ Vân, nhưng bị cáo Vân thường im lặng, không trao đổi gì. Chỉ khi gặp khó khăn về việc giải ngân tiền, bà Trương Mỹ Lan mới chỉ đạo Trương Huệ Vân thành lập công ty "ma" để rút tiền.
Bị cáo Trương Mỹ Lan. Ảnh: Nguyễn Huế
Nguyên Phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB khẳng định, bị cáo không tham gia vào việc thành lập các công ty "ma", mỗi khi bà Lan cần tiền sẽ gặp bị cáo, sau đó bị cáo liên lạc với bị cáo Nguyễn Phương Anh (Phó Tổng giám đốc Công ty Sài Gòn Peninsula) để nhận các thông tin vay.
"Sáng nay bà Trương Mỹ Lan khai, bị cáo và các lãnh đạo, nhân viên ngân hàng tự tạo lập các khoản vay. Bị cáo giải thích thế nào về việc này?", đại diện VSK đặt câu hỏi với bị cáo Dung.
"Bị cáo làm việc với chị Lan từ rất lâu, luôn tin tưởng và trung thành. Sáng nay chị Lan khai như vậy, bị cáo không biết nói gì, chỉ biết nói bị cáo quá tin người. Không chỉ riêng bị cáo, các anh chị em khác đều đặt niềm tin vào chị Lan. Anh Võ Tấn Hoàng Văn từng nói với bị cáo, anh em mình không tài giỏi gì thì tin tưởng vào người chủ tốt mà làm", bị cáo Dung bật khóc nói.
Trước đó, trả lời xét hỏi của đại diện VKS, bị cáo Trương Khánh Hoàng (quyền Tổng Giám đốc ngân hàng SCB) khai, bị cáo biết được bà Trương Mỹ Lan là chủ thực sự của ngân hàng vào khoảng tháng 9/2019 khi bà này dự một cuộc họp với các lãnh đạo SCB.
Bị cáo Trương Huệ Vân trong phiên xét xử chiều 11/3. Ảnh: Nguyễn Huế
Cũng theo lời khai của bị cáo Hoàng, quá trình làm việc, bà Lan là người quyết định cho bổ nhiệm bị cáo vào chức Phó Tổng giám đốc rồi quyền Tổng giám đốc ngân hàng SCB.
Về việc rút tiền ra khỏi SCB, Hoàng khai trước khi Trương Mỹ Lan cần tiền thì sẽ họp với lãnh đạo SCB và chỉ đạo bị cáo là đầu mối để lập hồ sơ, tài sản đảm bảo và số tiền cần giải ngân.
Về cách thức Trương Mỹ Lan chuyển tiền ra nước ngoài, bị cáo Hoàng khai, bản thân là quyền Tổng giám đốc nên bị cáo đã phê duyệt nhiều lệnh chuyển tiền ra nước ngoài để thanh toán mua cổ phần của các công ty nước ngoài và chuyển tiền đặt cọc để mua tài sản ở nước ngoài cho bà Lan. Sau đó, bị cáo cũng chính là người làm thủ tục hủy cọc, không mua tài sản, cổ phần nữa.
Theo bị cáo Hoàng, số tiền chuyển ra nước ngoài là rất lớn. Ngoài ra, bị cáo còn phê duyệt nhiều lệnh chuyển tiền để thanh toán các khoản tiền trong thẻ tín dụng khi Trương Mỹ Lan đi nước ngoài.
Trả lời xét hỏi của đại diện VKS, bị cáo Bùi Anh Dũng (Chủ tịch HĐQT ngân hàng SCB) có khai, bà Trương Mỹ Lan là người quyết định nhân sự cấp cao của ngân hàng SCB, trên sổ sách thì bà Lan chiếm khoảng 4,9% cổ phần nhưng bản thân bị cáo Dũng phỏng đoán bà Lan nắm số lượng lớn cổ phần nhưng không biết là bao nhiêu.
Bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng giám đốc ngân hàng SCB) khai, trước khi vào làm việc cho SCB, không biết bà Trương Mỹ Lan là ai. Cho đến khi được Nguyễn Thị Thu Sương (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB) và bị cáo Đinh Văn Thành (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB) dẫn tới gặp bà Trương Mỹ Lan và được giới thiệu bà Lan là cổ đông lớn của ngân hàng.
Rao bán loạt khoản nợ của Tân Hoàng Minh, trụ sở đi thuê thế chấp vay 300 tỷ Từ hợp đồng thuê trụ sở, Tân Hoàng Minh đã dùng làm tài sản đảm bảo cho ít nhất 4 công ty trong hệ sinh thái vay vốn với tổng dư nợ gần 300 tỷ đồng. Dùng quyền thuê trụ sở thế chấp cho 4 công ty vay 300 tỷ đồng Liên tiếp từ đầu năm 2023 đến nay, Ngân hàng Agribank lần...