Ngăn đông mềm là gì? Tại sao đây là tính năng mà các bà nội trợ của “hội yêu bếp, nghiện nhà” phải lưu ý khi mua tủ lạnh?
Nhờ vào những lợi ích mà mình mang lại, ngăn đông mềm đang dần trở thành một trang bị phải có trên các mẫu tủ lạnh ở thời điểm hiện tại.
Trong khi những chiếc tủ lạnh thế hệ cũ chỉ có 2 khu vực làm lạnh chính là ngăn mát và ngăn đông thì những sản phẩm hiện đại lại được tích hợp thêm một khu vực, gọi là ngăn đông mềm.
Ngăn đông mềm là một trang bị không thể thiếu trên những chiếc tủ lạnh hiện đại
Vậy ngăn đông mềm là gì và nó có tác dụng như thế nào mà lại được nhiều hãng sản xuất trang bị, đồng thời là thứ cần phải có nếu các hãng sản xuất muốn thu hút khách hàng đến với những sản phẩm của mình? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Công nghệ đông mềm là gì?
Cấp đông mềm là phương pháp bảo quản thực phẩm trong thời gian dài, tuy nhiên lại khắc phục được những nhược điểm của phương pháp đông cứng truyền thống trên các tủ lạnh kiểu cũ.
Một miếng thịt được chứa trong ngăn đông mềm (bên trái) và ngăn đá tủ lạnh (bên phải)
Đây được xem là công nghệ cấp đông tiên tiến nhất hiện nay. Nó giúp giữ thực phẩm tươi ngon, không bị hư hỏng, chỉ làm đông nhẹ phần bề mặt. Lớp băng mỏng sẽ được tạo ra để bao bọc toàn bộ bên ngoài thực phẩm, nhờ đó sẽ cách ly thực phẩm với không khí bên ngoài, ngăn chặn sự oxy hóa cũng như sự xâm nhập của vi khuẩn.
Khi chúng ta đưa thực phẩm vào ngăn cấp đông mềm, nước có trong thực phẩm sẽ kết tinh tạo thành những tinh thể băng siêu nhỏ giúp bảo quản, giữ lại dinh dưỡng và sự tươi ngon như lúc đầu mà không cần phải đóng băng toàn bộ. Đặc biệt, thực phẩm để ở ngăn cấp đông mềm chỉ bị đông bề mặt nên bạn có thể sử dụng và chế biến ngay mà không cần rã đông như thông thường.
Video đang HOT
Thời gian bảo quản trong ngăn đông mềm trung bình khoảng 7 ngày (với nhiệt độ -3 độ C), hơn 7 ngày (với nhiệt độ từ -7 đến -21 độ C) hoặc chỉ có thể lưu trữ ăn trong ngày (với tủ -1 độ C). Những mức nhiệt này khác nhau tuỳ vào từng hãng sản xuất.
Ngăn đông mềm có gì mà thần thánh vậy?
Đầu tiên là giúp người dùng tiết kiệm thời gian chế biến. Nếu lấy thực phẩm từ ngăn đá tủ lạnh thông thường, chúng ta cần phải đợi chúng được rã đông. Trong khi thực phẩm được bảo quản trong ngăn đông mềm lại có thể chế biến thực phẩm ngay.
Được bảo quản ở nhiệt độ khoảng -3 độ C, thịt ở ngăn đông mềm gần như có thể được chế biến ngay lập tức
Tiếp theo, nhiệt độ ngăn cấp đông mềm sẽ ngăn cản tối đa sự hoạt động và phát triển của vi sinh vật có trên thực phẩm, trong khi việc rã đông từ ngăn đá vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro về sự tăng sinh của các vi khuẩn, vốn tồn tại sẵn trên bề mặt thực phẩm, đó cũng là lý do vì sao những thực phẩm được rã đông theo cách thông thường hay có mùi hôi khó chịu.
Ngăn đông mềm có nhược điểm gì không?
Có và có tới tận 2 nhược điểm. Việc chỉ đóng băng phần bề mặt thực phẩm làm giảm thời gian bảo quản, thay vì có thể tồn tại vài tuần như khi được giữ lạnh trên ngăn đông “cứng”, những nguyên liệu trong ngăn đông mềm thường chỉ có thể giữ được độ tươi ngon trong tối đa 7 ngày.
Thực phẩm trong ngăn đông mềm thường chỉ có thể bảo quản được trong tối đa 7 ngày
Kế đến là về mặt tài chính. Những chiếc tủ lạnh có ngăn đông mềm thường có giá bán cao hơn những loại thông thường.
Ảnh: Internet
3 loại củ quả càng bảo quản trong tủ lạnh càng nhanh hỏng, thậm chí ăn vào còn có thể gây ngộ độc
Để bảo quản thực phẩm, đặt chúng trong tủ lạnh có lẽ là biện pháp hữu hiệu nhất. Tuy nhiên, 3 loại củ quả này càng được để trong tủ lạnh thì càng nhanh hỏng.
Tủ lạnh là thiết bị điện hầu như nhà nào cũng có, đặc biệt, người ta còn gọi nó là "tủ lạnh đa năng", thực phẩm mua về như rau, củ, quả, thủy sản, thịt... đều có thể bảo quản trong tủ lạnh để dùng được trong thêm vài ngày nữa. Tuy nhiên, điều gì cũng có ngoại lệ của nó.
Không phải tất cả các loại thực phẩm hàng ngày của chúng ta đều có thể được bảo quản trong tủ lạnh. Đặc biệt là 3 loại củ quà này, việc đặt chúng trong tủ lạnh không những đẩy nhanh quá trình thối hỏng mà còn có thể khiến chúng trở thành thuốc độc, một khi ăn vào là các triệu chứng ngộ độc sẽ ập tới.
1. Cà chua
Cà chua có thể chế biến thành các món ăn khác nhau, ăn kèm với những món khác cũng rất ngon với đầy đủ hương vị. Môi trường ưa thích của cà chua là ở nhiệt độ phòng, thấp nhất là 12 độ C. Nếu để cà chua trong nhiệt độ dưới 4 độ C, bảo quản lạnh càng lâu thì nó càng dễ bị "chết cóng", đẩy nhanh quá trình thối hỏng của cà chua.
Đồng thời, việc bảo quản cà chua trong tủ lạnh cũng rất dễ ảnh hưởng đến hương vị của nó, dù vào mùa cà chua có hương vị đậm đà nhất, bạn cũng nên mua về ăn ngay. Nếu mua quá nhiều, bạn có thể bảo quản chúng ở những nơi mát mẻ, thông thoáng.
Đối với cà chua xanh chưa chín, mọi người không nên mua, chúng có khả năng chứa một lượng lớn solanin, tiêu thụ quá nhiều chất này sẽ làm tăng nguy cơ ngộ độc solanin, dẫn đến triệu chứng buồn nôn, nôn, đau bụng, ù tai, thậm chí là viêm dạ dày ruột.
2. Dưa chuột
Dưa chuột và cà chua luôn là sự kết hợp ăn ý khi bạn muốn giảm cân, chúng đều có hàm lượng calo thấp và nhiều nước, hương vị lại đậm đà. Có lẽ cũng vì chúng quá "thân thiết" với nhau nên dưa chuột cũng có đặc tính sợ lạnh giống cà chua.
Dù không bị tê cóng khi để trong tủ lạnh như cà chua nhưng dưa chuột vốn là loại quả ưa tính ấm.
Trong trường hợp bình thường, nếu thời gian bảo quản trong tủ lạnh quá 3 ngày, dưa chuột không chỉ mất đi vị ngon ban đầu mà còn bị mất độ ẩm, bề mặt của nó cũng dễ bị nổi những đốm tương tự như khi ngâm nước.
Lúc này, bạn đừng vội rửa sạch ăn luôn mà hãy cắt dưa chuột trước, bên trong có màu vàng cũng là dấu hiệu cho thấy dưa chuột không thể ăn được nữa. Điều này không chỉ bởi ăn dưa chuột ở tình trạng này không cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể mà nó thậm chí còn làm tăng áp lực đường tiêu hóa.
Vì vậy, cách tốt nhất để bảo quản dưa chuột là bảo quản ở nơi thoáng mát, tốt nhất nên ăn trong vòng 2 ngày.
3. Khoai tây
Nhiều người cho rằng, khoai tây có hạn sử dụng rất lâu, do đó, bảo quản nó trong tủ lạnh có thể ăn được cả tháng. Thực tế không phải vậy, khoai tây không ưa lạnh, nếu để lâu trong tủ lạnh, chúng nhanh chóng bị "xâm chiếm" bởi chất độc solanin do quá trình mọc mầm sinh ra. Lúc này, giá trị dinh dưỡng của khoai tây giảm đi, ăn vào còn có thể bị ngộ độc thực phẩm.
Vì vậy, đối với khoai tây, bạn có thể cho vào túi tối màu và bảo quản ở nơi thoáng mát, không để ở nơi bí khí là cách bảo quản tốt nhất.
2 loại thực phẩm khiến tủ lạnh bốc mùi, bỏ thêm những thứ này thơm tho ngay Hành tây có mùi hắc, bảo quản trong tủ lạnh sẽ khiến các thực phẩm khác bị ám mùi, tủ lạnh vì thế không thơm tho. Từ lâu tủ lạnh được xem là một vật dụng tiện ích không thể thiếu trong việc bảo quản thực phẩm, nước uống. Tuy nhiên bạn có biết không phải loại thực phẩm nào cũng có thể...