Ngăn chặn sự xuống cấp về đạo đức, xây dựng nếp sống văn hóa
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Phiên họp thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào chiều 10/8, nhiều đại biểu đề nghị đưa ra giải pháp để ngăn chặn sự xuống cấp về đạo đức xã hội, văn hóa ứng xử, xây dựng nếp sống văn hóa và bảo tồn, phát triển văn hóa xã hội.
Đại biểu Quốc hội TP. Đà Nẵng Nguyễn Thị Kim Thúy đặt câu hỏi chất vấn. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) cho rằng, vấn đề đáng quan tâm nhất về văn hóa hiện nay là xây dựng nếp sống văn hóa, ngăn chặn sự xuống cấp về đạo đức xã hội. Vấn đề này đã được chỉ ra từ lâu, nhưng chưa được giải quyết.
“Ai cũng hiểu một mình ngành văn hóa không giải quyết được việc này. Nhưng là người đứng đầu ngành văn hóa, Bộ trưởng thấy trách nhiệm đến đâu và có kiến nghị gì để giải quyết thực trạng này?”, đại biểu nêu câu hỏi.
Trả lời, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng khẳng định, văn hóa là lĩnh vực rất rộng và liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành. Trong đó, Bộ Văn hóa, Thể thao Du lịch thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Thời gian qua, Bộ chuyển hướng từ làm văn hóa sang quản lý nhà nước bằng văn hóa thông qua công cụ pháp luật. Bộ cũng chủ động rà soát, tham mưu Quốc hội ban hành các luật về vấn đề này; tham mưu Chính phủ ban hành các nghị định, quyết định để lãnh đạo, chỉ đạo và tăng cường công tác kiểm tra.
“Vì đây là lĩnh vực tác động đến nhiều ngành, nhiều cấp nên giải pháp căn cơ là Bộ chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan bằng các chương trình liên kết để tổ chức thực hiện”, Bộ trưởng cho biết.
Thời gian qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký kết với Bộ Giao thông vận tải về xây dựng văn hóa giao thông; ký kết với Bộ Giáo dục và Đào tạo liên quan đến xây dựng văn hóa học đường; với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về xây dựng văn hóa trong công nhân, người lao động… “Chúng tôi muốn tạo ra sức mạnh, đề cao vấn đề các ngành, các cấp cùng xây dựng môi trường văn hóa”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh.
Video đang HOT
Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang Tráng A Dương đặt câu hỏi chất vấn. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Đại biểu Tráng A Dương (Hà Giang) đặt vấn đề: Hiện nay, mạng xã hội đang là phương tiện truyền thông giải trí phổ biến nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích xã hội mang lại cũng nảy sinh không ít những vấn đề biểu hiện lệch chuẩn, ứng xử thiếu văn hóa hoặc dùng mạng xã hội để trục lợi, gây ra những tác động xấu tới nền tảng giá trị đạo đức, văn hóa dân tộc. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng đưa ra giải pháp chấn chỉnh, giải quyết tình trạng này.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, về việc xuống cấp, lệch chuẩn trong ứng xử trên mạng xã hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng nhằm xây dựng các chuẩn mực về hành vi ứng xử trên mạng xã hội, tuyên truyền về ý thức trách nhiệm phát ngôn trên mạng xã hội…
Bộ trưởng đề nghị người dân tôn trọng và làm theo bộ quy tắc này để tạo dựng môi trường mạng xã hội lành mạnh. Bộ sẽ tiếp tục chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng, sử dụng mạng xã hội không đúng, làm ảnh hưởng đến văn hóa xã hội.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trả lời chất vấn. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Đại biểu Lê Hoàng Anh (Gia Lai) chất vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, việc xuống cấp đạo đức xã hội đang ở phạm vi, mức độ nào, xu hướng thời gian tới?
“Nhiều cử tri lo lắng đạo đức xã hội, đạo đức con người, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, đạo đức gia đình đang xuống cấp. Nhiều vụ việc xảy ra khi được hỏi thì chủ thể đều khẳng định quy trình đúng và đã tuân thủ đúng quy trình, như kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông vừa qua, qua phản ánh của báo chí, người có thẩm quyền trả lời, giáo viên coi thi đã thực hiện đúng quy trình, nhưng hậu quả học sinh giỏi ngủ quên trong kỳ thi, trượt tốt nghiệp. Xin Bộ trưởng cho biết suy nghĩ của mình về vấn đề này, Bộ trưởng có giải pháp gì để đạo đức xã hội được tăng cường, củng cố?”, đại biểu băn khoăn.
Đại biểu Nguyễn Quốc Hận (Cà Mau) nêu thực tế gần đây dư luận rất quan tâm đến các trò chơi trong team building bị lợi dụng. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng nêu quan điểm về vấn đề này?
Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho rằng, xây dựng văn hóa là công việc lâu dài. Trong xây dựng văn hóa phải xây dựng con người văn hóa, con người vừa là chủ thể, vừa là động lực, vừa là người thực hiện vấn đề này.
“Khi chúng ta hình thành được môi trường gia đình, môi trường nhà trường, môi trường xã hội đều là những môi trường văn hóa thì chúng ta sẽ có con người văn hóa, hạn chế vấn đề xuống cấp đạo đức”, Bộ trưởng chỉ rõ.
Về các trò chơi phản cảm, Bộ trưởng cũng lên án thực trạng này. “Các nhóm khi tổ chức đi chơi không lựa chọn du nhập trò chơi bên ngoài vào. Chúng tôi khuyến cáo không nên tổ chức những trò chơi phản cảm, mang lại hệ lụy xấu. Đối với công ty du lịch, nếu tổ chức chúng tôi sẽ xử lý nghiêm”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Đại biểu Quốc hội: Vụ lộ đề thi môn Sinh học đã dẫn đến những 'nỗi oan'
Trong vụ lộ đề thi môn Sinh học, một số thí sinh nhờ đó mà có điểm cao, đỗ vào các trường đại học.
Ngược lại, một số em khác cũng vì thế mà mất cơ hội trúng tuyển. Bà Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương kiến nghị phải xem xét lại kết quả thi một cách công bằng.
Bà Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương bên lề Quốc hội ngày 13/6. Ảnh: PVH
Bà Nguyễn Thị Việt Nga nhận định, nếu không có sự vào cuộc rất quyết liệt của các đại biểu Quốc hội thì đến thời điểm này, sự việc chưa chắc đã được đưa ra ánh sáng. "Tôi có thể nói thẳng như thế, bởi vì sau khi phát hiện sự bất thường trong đề thi môn Sinh thì có một số giáo viên ở Hà Nội đã gửi ý kiến lên Bộ Giáo dục & Đào tạo và các cơ quan chức năng nhưng sau một thời gian thì cũng chưa thấy có được phản hồi tích cực. Cho nên, các giáo viên đã tiếp tục gửi ý kiến kiến nghị lên các đại biểu Quốc hội và nhờ vào cuộc lên tiếng" - nữ đại biểu nhắc lại sự việc.
Từ sự việc này, tôi đề nghị các cơ quan chức năng phải xem xét, trả lời công dân một cách nhanh chóng và kịp thời thì mọi việc sẽ dần được sáng tỏ bởi, các vụ việc thuộc lĩnh vực giáo dục luôn thu hút sự quan tâm, theo dõi của đông đảo dư luận.
Thứ nhất, ảnh hưởng của ngành Giáo dục đối với nhân dân là rất lớn khi hầu như nhà nào cũng có người đi học, từ giáo dục mầm non cho đến giáo dục đại học, các bậc học khác.
Thứ hai, truyền thống của dân tộc ta vẫn là tôn sư trọng đạo. Cho nên, kỳ vọng của nhân dân vào ngành Giáo dục là rất lớn. Với ngành Giáo dục, dù chỉ là vi phạm nhỏ nhưng tác động là rất lớn tới tâm lý xã hội.
Bình luận về sự việc lộ đề thi môn sinh, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng: "Theo tôi là có sự chậm trễ của Bộ Giáo dục & Đào tạo trong sự việc này. Việc này làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thi của các em học sinh và câu hỏi đặt ra là chúng ta phải xử lý sự ảnh hưởng này thế nào?".
Nữ đại biểu cho rằng, vụ lộ đề thi môn Sinh học đã dẫn đến những "nỗi oan". Trong khi một số thí sinh nhờ việc lộ đề thi mà đã có điểm cao, đỗ vào các trường đại học thì ngược lại, một số em khác cũng vì thế mà mất cơ hội trúng tuyển. "Tôi nghĩ, chúng ta phải xử lý một cách rốt ráo thì mới có được sự công bằng trong giáo dục. Còn nếu chúng ta chỉ xử lý những người vi phạm thôi, không động chạm gì đến kết quả thi cử thì vẫn chưa đảm bảo được sự công bằng, đặc biệt là khi kết quả của các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông lại được sử dụng xét tuyển đại học" - nữ đại biểu nêu vấn đề.
Theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, thứ nhất, chúng ta phải có các chế tài đủ mạnh, rà soát lại toàn bộ quy trình ra đề thi, việc quản lý ngân hàng đề thi, phương pháp quản lý... Tại sao lại có những sai phạm như vụ việc vừa qua? Đâu là kẽ hở để kẻ xấu lợi dụng và lách luật? Nếu chúng ta không xử lý sai phạm triệt để, ráo riết, chỉ xử lý "phần ngọn" thôi", nghĩa là phát hiện sai phạm ở đâu thì xử lý ở đó, thì vấn đề gian lận trong ngành giáo dục vẫn cứ là nỗi lo làm nhức nhối dư luận.
Cơ quan điều tra đang xác minh sự việc có dấu hiệu vi phạm trong công tác xây dựng ngân hàng câu hỏi và ra đề thi môn Sinh học kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Hành vi sai phạm cụ thể của các bị can chưa được công bố.
Ngày 10/6, bà Phạm Thị My, 59 tuổi và ông Bùi Văn Sâm, 73 tuổi, đều là cựu giáo viên Đại học Sư phạm Hà Nội, bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an khởi tố để điều tra tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Bà My bị bắt tạm giam, còn ông Sâm được áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú. Ông Sâm là thành viên tổ thẩm định đề thi môn Sinh học. Còn bà My là tổ trưởng tổ ra đề môn Sinh học trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021.
Sự việc trùng đề thi được thầy Đinh Đức Hiền, giáo viên Toán - Sinh phát hiện hồi tháng 7/2021. Theo phản ánh, đề thi tốt nghiệp THPT 2021 môn Sinh học có nhiều phần trùng lặp với nội dung ôn tập cho học sinh của thầy Phan Khắc Nghệ, Hiệu phó trường THPT chuyên Hà Tĩnh. Thầy Hiền hai lần gửi thư tố giác đến Bộ Giáo dục và Đào tạo vào tháng 7 và 11/2021.
Nghị trường 'nóng' bởi sách giáo khoa, đại biểu Quốc hội hiến nhiều kế mạnh Các vấn đề liên quan tới sách giáo khoa nhận được sự quan tâm lớn của các đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận tại hội trường sáng nay (2/6). Rà soát, tinh giản vì quá nhiều đầu SGK Sáng 2/6, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN...