Ngắm nhìn “nữ hoàng quyên” cổ thụ có giá gần tỷ đồng
Cây đỗ quyên gần 400 tuổi, đường kính gốc 46cm, dáng cây uốn lượn, hoa nở đỏ rực từ gốc lên ngọn được chào bán với giá 860 triệu đồng tại triển lãm ở tỉnh Bắc Ninh
Tại triển lãm cây cảnh tỉnh Bắc Ninh, cây đỗ quyên cổ thụ, hoa nở đỏ rực thu hút sự chú ý của du khách, giới chơi cây.
Anh Thành, thị trấn Sa Pa (Lào Cai), chủ nhân của cây đỗ quyên cho biết, đây là cây đỗ quyên đẹp nhất trong vườn cây đỗ quyên của anh mang xuống triển lãm tại Bắc Ninh. Hiện tại, trên Lào Cai, anh có khoảng 300 cây, toàn cây có tuổi đời lâu năm.
Cây đỗ quyên này khoảng 400 tuổi, đường kính gốc 46cm, cao 120cm, tán rộng 140cm, dáng cây uốn lượn, hoa nở đỏ rực từ gốc lên ngọn được chào bán với giá 860 triệu đồng.
Cây ra hoa đỏ rực, nhìn rất mê nên thường được gọi là “nữ hoàng quyên” bởi đây là giống hoa đẹp nhất trong các loài đỗ quyên, anh Thành giải thích.
Đỗ quyên cổ thụ này là đỗ quyên có nguồn gốc bên Lào, ở Việt Nam giống cây này gần như đã tuyệt chủng. Để sở hữu được cây đỗ quyên cổ thụ này, anh Thành phải sang tận bên Lào mua lại của những người dân tộc bên đó.
Video đang HOT
Sau khi mua xong, anh Thành cắt bớt tán và phải chăm sóc từ 6- 12 năm thì cây mới ra hoa đẹp như thế này.
“Mua xong mình để bên đó cho hợp khí hậu, thuần hóa để cho cây sống tốt với mọi loại môi trường, sau đó chuyển cây về Việt Nam”, anh Thành cho biết.
Đây là hoa đỗ quyên suối, chúng thường sống ở những chỗ nước chảy siết. Bộ rễ ôm đá nên nhìn vào bộ rễ rất xù, mốc trắng và rất cứng.
Do mọc ở suối, chúng sống nhờ vào độ ẩm của nước nên phát triển rất chậm.
Hoa nở đến đâu là lá rụng đến đó và khi lá đã rụng hết thì hoa cũng sẽ đến thời điểm tàn. Thời gian hoa tươi là 60 ngày.
Hoa nở tự nhiên chứ không dùng bất cứ một loại chất kích thích nào. Cây cũng rất dễ sống, chỉ cần phân trâu ủ gốc.
Đặc điểm hoa như một loại vị thuốc bắc, hoa tươi, bền hơn của Trung Quốc.
Hoa thường nở vào đúng dịp Tết Nguyên Đán, do đó, đây cũng là loại hoa được nhiều gia chủ trưng vào dịp Tết.
Hồng Phú
Theo giadinh.net.vn
Tết vui mà
Có năm, người ta xôn xao bàn luận có nên bỏ tết hay không, vì tết làm nhiều người... mệt. Nào là áp lực để dành tiền tiêu tết, rồi dọn dẹp nhà cửa, nấu nướng cúng kiếng; thêm nhậu nhẹt té ngã, tai nạn giao thông...
Ôi thôi, bao nhiêu tai hại do tết gây ra, mà tết nào có tội tình gì.
Đừng bỏ tết! Không ai có thể cam kết với chúng ta nếu bỏ tết ta, ăn tết Tây như Nhật Bản thì nước ta sẽ trở thành cường quốc kinh tế. Nhật Bản nào phải chỉ vì từ thời Minh Trị đã bỏ tết ta mà vươn lên mạnh mẽ. Họ phát triển nhờ ý chí và chính sách đấy chứ. Cũng không ai cam kết bỏ tết thì sẽ giảm nhậu nhẹt , giảm tai nạn... Vậy nên, chúng ta cứ ăn tết thôi. Tết mệt hay vui là do mỗi người và mỗi gia đình chứ đâu phải tại tết.
Tết là lúc thời tiết nơi nào cũng đẹp. Miền Trung quê tôi, sau những ngày âm u mưa bão, tháng Chạp về mang theo không khí tết. Những vạt nắng vàng quý giá sau mùa đông làm người ta cởi nón len, bỏ vớ để tráng mấy mẻ bánh tráng đem phơi, thăm lại luống kiệu, trồng thêm luống cải, canh vặt lá mai, chăm sóc mấy chậu cúc... Người người như lấy lại sinh lực sau mấy tháng ủ ê vì giông bão. Nắng tháng Chạp đặc biệt lắm, vàng hơn, ấm áp dù vẫn còn hơi se lạnh. Vậy mới thích mê ly. Áo khoác, khẩu trang lúc này đều vô nghĩa. Xe cộ chẳng muốn, phải đi bộ chầm chậm để hít hà cái mùi nắng, mùi tết ấy.
Ảnh minh hoạ
Tết và việc chuẩn bị tết làm cơ mặt người ta giãn ra, siêng cười và thích chia sẻ hơn. Bận rộn hơn một chút nhưng vui hơn. Chợ tết lúc nào cũng rộn ràng. Mấy bà chỉ nhau cách làm dưa kiệu, mứt gừng... sao cho thơm ngon. Mấy ông nhắm thời tiết rồi hẹn nhau ngày vặt lá mai, sơn phết lại nhà cửa, bàn ghế cho mới mẻ đặng đón tết. Tháng Chạp, tiếng cười râm ran đầu làng cuối ngõ, càng cận tết càng rộn rã. Qua rằm, cái háo hức đón từng người thân về nhà ăn tết cũng làm cho tết đáng yêu bội phần. Người lớn gặp nhau luôn hỏi "thằng A, con B nhà anh, nhà chị chừng nào về?". Tôi nhớ, hồi nhỏ cứ ngóng mấy anh đi học xa về, kiểu gì cũng có hộp mứt, bộ đồ trong ba-lô cho đứa em nhỏ.
Tết là về nguồn. Có lẽ, dù với người vô tâm nhất thì tết đến cũng khiến họ nghĩ đến tổ tiên, gia đình, bà con. Lúc đi tảo mộ, khi đặt mâm cơm cúng gia tiên... ai mà không nghĩ về cội rễ. Một kỳ nghỉ dài để ta đi thăm bà con mà trong năm bận rộn chẳng mấy khi có dịp. Mấy đứa con cũng nhờ tết mà biết ngoài ông bà nội ngoại, mình có ông ba, bà bảy... và những người anh em họ. Những mâm cơm cúng, bàn thờ phảng phất mùi nhang thơm cớ sao trở thành áp lực? Người đã mất đâu có về đòi ta phải cúng, chỉ là lòng người còn ở trần gian muốn hướng về gia đình, rằng mình không đơn lẻ trong cuộc đời và muốn người đã khuất về sum vầy.
Chợ bông tết cũng vui. Người lớn, trẻ nhỏ rủ nhau đi ngắm nghía mấy chậu đào, mai, cúc, đỗ quyên... nói cười rổn rảng. Mấy ông mua tặng nhau chậu bông chưng tết, mấy bà tặng nhau hũ mứt gừng, đòn bánh tét "nhà tui vừa làm, ăn lấy thảo".
Ảnh minh hoạ
Tết vui mà. Người ta mệt là vì mượn tết để phục vụ ý đồ của mình. Thay vì chỉ cần vui vẻ chúc nhau năm mới bình an thì căng óc nghĩ xem sếp thích quà gì... Mấy ông bợm nhậu thì nhân dịp này nhậu nhẹt hết cỡ mới dẫn tới chuyện say xỉn, té ngã... làm phiền vợ con. Mấy cậu nhóc choai choai được cha mẹ cho đi chơi thoải mái, chạy xe lạng lách biểu diễn rồi gây tai nạn. Những ai thích khoe khoang năm nào khấm khá thì tết đến hoành tráng ở quê, năm nào thất bát thì thấy tết ôi thôi là chán... Bảo sao chả mệt. Mấy vụ vừa nói, người ta mượn tết để "hành động cho tiện hơn" thôi.
Tết có sao sống vậy, đừng tự làm khổ mình. Quà tết thấy vui thì làm tặng, thấy mệt thì thôi. Tiền lì xì rủng rỉnh thì xài lớn, eo hẹp thì cho qua. Cúng kiếng, thấy khỏe thì làm nhiều món, tiện thể đãi khách đến thăm, thấy mệt thì đơn sơ vài món ông bà vẫn vui. Cứ ăn tết theo điều kiện của mình thì vui ngay ấy mà. Tại mình câu nệ đủ thứ chuyện nên mới bị tết "hành", còn không thì tết vui mà, có tai hại gì đâu.
An Hiên
Theo phunuonline.com.vn
Những loại hoa có độc cần lưu ý khi bày dịp Tết Hoa cúc, lan chuông, cẩm tú cầu, đỗ quyên là 4 loài hoa có chứa thành phần độc tố, nên lưu ý khi chưng trong nhà. Hoa cúc Hoa cúc là loài hoa quen thuộc với nhiều người dân trên thế giới, cũng là loài hoa phổ biến trong văn hóa người Việt. Ngày nay, loài hoa này được lai tạo nên có...