Ngâm măng ớt giòn ngon không đắng, phải nắm được bí quyết này
Muốn ngâm măng ớt được chua ngon, không đắng cần có bí quyết riêng. Cách ngâm măng ớt khá đơn giản nhưng không phải ai cũng biết làm, chỉ một sơ suất nhỏ là bị hỏng ngay lập tức.
Chuẩn bị trước khi ngâm măng ớt
- Măng củ tươi: 2kg
- Ớt đỏ: 200gr
- Ớt thóc: 100gr
Quảng Cáo>
- Quả móc mật tươi: 100gr
Măng thái mỏng ngâm nước muối
- Tỏi: 400gr
- Muối hạt: 2 thìa ăn cơm
- Đường: 2 thìa ăn cơm
- Nước đun sôi để nguội 2500ml
Cách ngâm măng ớt
- Măng bóc vỏ, rửa sạch gọt bỏ phần già rồi thái mỏng thái theo chiều ngang. Ngâm vào nước muối loãng 30 phút. Thay nước ngâm tiếp qua đêm bằng nước gạo để cho ra bớt độc tố. Vớt ra rổ dội lại một lần bằng nước đun sôi để nguội rồi để ráo nước
- Ớt đỏ xay nhuyễn với một chút nước
- Tỏi xay nhuyễn
- Móc mật rửa sạch để ráo nước
- Ớt thóc rửa sạch bỏ cuống để ráo nước
- Hoà một bát nước đun sôi để nguội với 1 thìa muối hạt và một thìa đường
Video đang HOT
- Trộn măng – ớt xay – tỏi – 2 thìa muối – 1 thìa đường vào nhau, cho hỗn hợp đã trộn vào lọ thuỷ tinh xếp lần lượt măng – ớt thóc – móc mật xen kẽ cho đẹp mắt sau đó đổ nước muối đã pha ngập măng. Thêm một chút nước mắm cho thơm. Đậy kín nắp để nơi thoáng mát 3 ngày.
Măng ớt ăn bún, miến, mì tôm, chấm mắm thịt luộc rất ngon.
Thành phẩm món măng ớt vừa đẹp vừa khoái khẩu
Chúc các bạn thành công khi ngâm măng ớt!
Cách làm chân vịt hầm nước cốt dừa thơm béo, bắt cơm cho gia đình
Chân vịt hầm nước cốt dừa là một món kho vừa đơn giản, lại cực kỳ thơm ngon và bắt cơm. Chỉ với một ít thời gian và công sức là bạn đã ngay món ăn hấp dẫn để chiêu đãi cả gia đình. Còn chần chờ gì nữa, bắt tay vào bếp cùng thực hiện ngay thôi nào!
Nguyên liệu làm Chân vịt hầm nước cốt dừa
Chân vịt 1 kg
Cùi dừa 500 gr
Sả 2 cây
Hành tím 2 củ
Ớt đỏ 2 trái
Lá chanh 1 ít
Vỏ cam 1 ít
Gừng 1 nhánh
Giấm 1 ít (hoặc rượu trắng)
Dầu ăn 2 muỗng canh
Nước mắm 1 muỗng cà phê
Gia vị thông dụng 1 ít (muối/ bột ngọt/ hạt nêm/ tiêu)
Cách chọn mua chân vịt tươi ngon
Nên chọn chân vịt da có màu vàng nhạt không quá trắng, không chọn chân vịt có màu vàng đậm vì có thể đã bảo quản rất lâu hoặc được nhuộm màu.Quan sát chân vịt thấy ngoài da nguyên vẹn, không loang màu, có đốm hay tụ vết bầm tím thì không nên mua.Cầm thử chân vịt lên, run nhẹ thấy có sự đàn hồi thì nên chọn, chúng thường có phần da dày và tươi hơn những chân vịt không còn đàn hồi.
Dụng cụ thực hiện
Nồi, chảo, máy xay sinh tố, rây lọc, dao,..
Cách chế biến Chân vịt hầm nước cốt dừa
1
Sơ chế chân vịt
Chân vịt mua về bạn dùng kéo chặt bỏ móng, lột sạch phần da còn sót rồi dùng muối chà xát thật kỹ, rửa sạch lại với nước.
Để khử mùi hôi hiệu quả, ngâm chân vịt trong hỗn hợp gừng, sả đập dập, cùng giấm và rượu trắng, ngâm khoảng 15 phút.
Rửa lại với nước 1 - 2 lần cho thật sạch và để ráo nước.
Cách sơ chế chân vịt sạch, không bị hôi:
Cách 1: Dùng hỗn hợp rượu
Sử dụng muối hạt chà lên chân vịt rồi rửa sạch lại với nước, giúp chân vịt sạch hơn.Lúc này bạn dùng hỗn hợp rượu và gừng cắt lát, đập dập vừa chà vừa bóp chân vịt một lần nữa, cho chân vịt thật sự sạch bẩn và mùi hôi. Rửa lại với nước, chờ ráo.
Cách 2: Dùng hỗn hợp muối
Bạn có thể dùng hỗn hợp muối, chanh/giấm để chà lên chân vịt, cũng là một cách khử mùi hôi, làm sạch chân vịt thường được sử dụng.
2
Luộc chân vịt
Đầu tiên, bạn lấy phần thân phía trên cây sả đem cắt khúc.
Bắc nồi nước lên bếp. Cho thêm vào nồi vài lá chanh, 1 trái ớt cùng sả cắt khúc và 1 ít vỏ cam.
Đun đến khi nước bắt đầu sôi thì cho chân vịt vào. Luộc sơ chân vịt trong vòng 5 - 7 phút với lửa lớn rồi tắt bếp, sau đó vớt ra.
3
Vắt nước cốt dừa
Rửa sạch cùi dừa, sau đó dùng dao bào bào nhỏ. Tiếp đến bạn cho phần cùi dừa đã bào nhỏ vào máy xay sinh tố cùng 300ml nước rồi xay nhuyễn.
Lấy 1 cái rây lọc đặt lên trên 1 cái tô, cho lớp vải màn để trên rây. Tiến hành đổ phần dừa đã xay vào miếng vải màn, cuốn các mép lại thật chặt để phần nước cốt dừa chảy xuống dưới. Phần nước màu trắng sữa thu được chính là nước cốt dừa cần lấy.
Lặp lại thêm 1 lần nữa với phần cùi dừa vừa vắt để lấy phần nước cốt dừa lần 2. Lưu ý, với phần vắt thứ 2, bạn cho cùi dừa vào xay với 1 lít nước, phần nước cốt lần 2 sẽ loãng và có màu nhạt hơn so với lần 1.
4
Hầm chân vịt với nước cốt dừa
Để chuẩn bị cho bước hầm chân vịt, trước tiên bạn đem băm nhỏ phần gốc cây sả, 2 củ hành tím và 1 trái ớt đỏ.
Tiếp đến, bắc chảo lên bếp và cho vào chảo 2 muỗng canh dầu ăn. Đợi dầu nóng thì cho sả, hành tím cùng ớt cắt nhỏ vào phi đến khi dậy mùi thơm.
Cho chân vịt vào, đảo đều cho chân vịt thấm dầu và gia vị. Sau đó, cho 1 lít nước cốt dừa vắt lần 2 vào, nêm vào nồi với 1 muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê hạt nêm, 2 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê nước mắm cùng 1 muỗng cà phê tiêu.
Hầm chân vịt trong vòng 10 phút, rồi cho tiếp phần nước cốt dừa vắt lần đầu vào. Nấu tiếp đến khi sôi lại thêm 10 phút nữa, nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn rồi tắt bếp.
5
Thành phẩm
Món chân vịt hầm nước cốt dừa nóng hổi, thơm lừng mùi sả ớt. Chân vịt mềm, thấm đều gia vị, kết hợp cùng phần nước cốt dừa béo ngậy. Với món ăn này, bạn dùng nhâm nhi với chén mắm gừng cay cay cùng gia đình hay bạn bè thì quả thật rất tuyệt đấy nhé!
Cách làm bánh lọt xào đơn giản lạ miệng ngon nức tiếng của Hà Tiên Hướng dẫn bạn làm món bánh lọt xào nổi tiếng của Hà Tiên cực kỳ thơm ngon, đơn giản, đảm bảo ăn là ghiền. Chần chờ gì mà không cùng vào bếp để thực hiện ngay món xào này nào! Nguyên liệu làm Bánh lọt xào Bánh lọt 500 gr Tôm sú 300 gr Thịt xá xíu 200 gr Đậu Hà Lan 100...