Nga và Mỹ vực dậy giá dầu
Giá dầu đã phục hồi vào ngày 31-3 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin đồng ý đàm phán để ổn định thị trường năng lượng. Trước đó, giá dầu xuống mức thấp nhất trong 18 năm vì nhu cầu giảm (do đại dịch Covid-19) và việc Nga và Saudi Arabia không thống nhất cắt giảm lượng dầu khai thác.
Một trong các giàn khoan dầu ở Mỹ đã ngừng khai thác do nhu cầu giảm
Hợp tác chặt chẽ
Theo Reuters, dầu thô Brent ngày 31-3 tăng 30cent/thùng, lên mức 23,06USD/thùng, dầu thô của Mỹ tăng 1,21USD/thùng, lên mức 21,30USD/thùng. Các thị trường dầu mỏ đã phải đối mặt với khủng hoảng thừa do việc hạn chế đi lại trên toàn cầu vì Covid-19 và cuộc chiến giá cả giữa Saudi Arabia và Nga sau khi OPEC và các nhà sản xuất khác không đồng ý cắt giảm sâu hơn để hỗ trợ giá dầu vào đầu tháng 3.
Theo Điện Kremlin, ngày 30-3, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thảo luận tình trạng giá dầu giảm mạnh và hợp tác chặt chẽ nhằm đối phó với dịch Covid-19. Tuyên bố của Điện Kremlin nêu rõ: “Các nhà lãnh đạo đã bày tỏ lo ngại về quy mô lây lan của Covid-19 trên toàn thế giới… và thảo luận hợp tác chặt chẽ hơn nhằm ứng phó với Covid-19″. Hai tổng thống cũng đã “trao đổi quan điểm về hiện trạng thị trường dầu mỏ toàn cầu và sắp xếp các cuộc tham vấn song phương về chủ đề này” thông qua bộ trưởng năng lượng của hai nước.
Nhà Trắng cũng ra tuyên bố nêu rõ Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã “nhất trí phối hợp chặt chẽ hơn thông qua Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đối phó với dịch Covid-19 và cú sốc kinh tế. Tuyên bố cũng cho biết thêm rằng hai nhà lãnh đạo đã nhất trí về “tầm quan trọng của sự ổn định trên các thị trường năng lượng toàn cầu”.
Reuters dẫn lời ông Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao cho biết, giá dầu đang tăng trở lại từ mức thấp gần 18 năm với hy vọng tình trạng dư cung cuối cùng có thể giảm bớt. Saudi Arabia, lãnh đạo thực tế của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), có kế hoạch tăng xuất khẩu dầu mỏ lên 10,6 triệu thùng/ngày từ tháng 5 cũng đã đồng ý giảm sản lượng khai thác nhưng chưa công bố cụ thể.
Nhu cầu dầu tiếp tục giảm
Trả lời phỏng vấn hãng tin Fox News trước khi điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ trích cuộc chiến giá dầu giữa Nga và Saudi Arabia, cho rằng việc này “thực sự ảnh hưởng” tới ngành năng lượng của Mỹ. Trong một phản ứng liên quan, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro nhận định sự hồi phục giá dầu sau đại dịch Covid-19 phụ thuộc vào thỏa thuận của OPEC.
Các nhà máy lọc dầu ở châu Âu giảm sản lượng ít nhất 1,3 triệu thùng/ngày do nhu cầu giảm mạnh. Theo Ngân hàng UBS của Thụy Sĩ, ước tính nhu cầu dầu toàn cầu giảm 1,2 triệu thùng/ngày, tương đương 1,2%, trong cả năm 2020 do đại dịch Covid-19. Các nhà kinh tế tại tập đoàn chuyên kinh doanh kim loại và năng lượng Trafigura nói rằng nhu cầu dầu có thể giảm tới 30% trong những tuần tới so với cuối năm 2019.
Đầu tháng 3, giá dầu đã giảm mạnh sau khi cuộc đàm phán giữa OPEC về đề xuất tiếp tục giảm nguồn cung không đạt thỏa thuận, gây ra một cuộc chiến về giá. Nga và Saudi Arabia tiếp tục tăng sản lượng. Vào giữa tháng 3, một số nhà dự báo cho biết nhu cầu dầu có thể giảm 10 triệu thùng/ngày trong quý 2-2020. Vài ngày sau, một nhóm các nhà phân tích dự báo giảm 13-14 triệu thùng/ngày và vào tuần trước, Cơ quan Năng lượng quốc tế cảnh báo nhu cầu dầu có thể giảm 20 triệu thùng/ngày. Vì vậy, ngoài việc giảm sản lượng khai thác, OPEC đang tính tới việc tăng dự trữ sản phẩm trên bờ và cắt giảm công suất các nhà máy lọc dầu trên toàn cầu.
Theo báo cáo của Bloomberg, Hiệp hội Plains All American Pipeline đã gửi thư cho các nhà sản xuất dầu của Mỹ yêu cầu họ cắt giảm sản lượng. Số lượng giàn khoan của Mỹ đã giảm 44 (40 giàn khoan dầu và 4 giàn khí đốt) vào tuần trước, mức giảm lớn nhất trong 4 năm. Bank of America cho biết rất nhiều điều phụ thuộc vào việc thế giới có thể vượt qua đại dịch trong vài tháng tới hay không, nếu kéo dài trong năm tới và hơn thế nữa, giá dầu càng sụt giảm bất chấp các biện pháp cắt giảm sản lượng.
Video đang HOT
KHÁNH MINH
Mỹ có thể truy tố Tổng thống Venezuela
Mỹ dự kiến đưa ra cáo buộc hình sự đối với Tổng thống Maduro và một số quan chức Venezuela khác với cáo buộc liên quan đến ma túy.
Thượng nghị sĩ Mỹ Marco Rubio cho biết Bộ Tư pháp Mỹ dự kiến đưa ra các cáo buộc chống lại Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro, người phải đối mặt với các lệnh trừng phạt của Mỹ và là mục tiêu chiến dịch gây áp lực của Washington nhằm lật đổ ông, trong cuộc họp báo ở Washington lúc 11h hôm nay (23h giờ Hà Nội).
Theo truyền thông Mỹ, ngoài Maduro, các công tố viên Mỹ còn dự kiến công bố cáo trạng với các quan chức cấp cao của Venezuela, trong đó có cựu chủ tịch quốc hội Diosdado Cabello và Bộ trưởng Quốc phòng Vladimir Padrino Lopez.
Cáo trạng dự kiến truy tố Maduro và các quan chức cấp cao tội thông đồng với nhóm du kích cánh tả FARC của Colombia, vốn bị Mỹ xem là tổ chức khủng bố, để vận chuyển lượng lớn cocaine vào Mỹ và các nước khác.
Phát ngôn viên Bộ Tư pháp Mỹ từ chối bình luận về thông tin trên.
Giới chức Mỹ từ lâu cáo buộc Maduro và các đồng minh của ông điều hành băng đảng ma túy, nói rằng họ sử dụng tiền buôn lậu ma túy để bù đắp doanh thu bị tổn thất của ngành dầu mỏ đang chịu các lệnh trừng phạt nặng nề từ Mỹ.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro. Ảnh: Reuters.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump cũng dự kiến liệt kê Venezuela vào danh sách các nước tài trợ khủng bố. Danh sách này hiện bao gồm Triều Tiên, Iran, Sudan và Syria, bị Mỹ xem là "liên tục hỗ trợ các hành động khủng bố quốc tế". Việc đưa Venezuela vào danh sách này sẽ cho phép chính phủ Mỹ thực thi các biện pháp trừng phạt tiếp theo với chính phủ Maduro.
Bản cáo trạng sẽ là động thái hiếm hoi của Mỹ đối với một nguyên thủ quốc gia đương nhiệm và đánh dấu sự leo thang nghiêm trọng chống lại Maduro vào thời điểm một số quan chức Mỹ nói rằng Trump ngày càng thất vọng về hiệu quả của các lệnh trừng phạt nhắm vào Venezuela.
Mỹ và hàng chục nước khác công nhận thủ lĩnh đối lập Venezuela Juan Guaido là tổng thống lâm thời. Tuy nhiên, Maduro vẫn duy trì quyền lực khi nhận được sự ủng hộ của quân đội Venezuela và các nước như Nga, Trung Quốc, Cuba.
Huyền Lê
Maduro kêu gọi phụ nữ sinh 6 con Maduro cho rằng việc phụ nữ sinh nhiều con sẽ đem lại lợi ích cho Venezuela, dù quốc gia này vẫn lâm vào khủng hoảng kinh tế. "Chúa có thể ban phước cho các bạn khi sinh 6 bé trai và bé gái. Mỗi phụ nữ nên có 6 đứa con vì lợi ích của đất nước", Tổng thống Nicolas Maduro nói tại...