Nga, Trung Quốc, Israel thấp thỏm chờ đợi bầu cử Mỹ
Nếu thế giới có thể bỏ phiếu chọn Tổng thống Mỹ, Israel sẽ là một trong những nơi góp lá phiếu ủng hộ ông Trump nhất, theo NYT.
Chính phủ cánh hữu của Israel được chính quyền Trump ủng hộ hết mình. Đỉnh điểm là các thỏa thuận bình thường hóa với ba nước Ả-rập khiến Trung Đông cảm thấy bớt thù địch hơn với quốc gia Do Thái.
Do đó, một chiến thắng cho ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden sẽ là tổn thất đáng kể với Thủ tướng Benjamin Netanyahu.
“Chúng tôi có thể mất đi những gì đã đạt được và nhiều khả năng không đạt thêm được gì nữa”, Sallai Meridor, cựu đại sứ Israel tại Mỹ cho hay.
Ở khắp nơi trên thế giới, mọi ánh mắt đang dổ dồn về nước Mỹ và cuộc bầu cử sẽ diễn ra trong chưa đầy 1 ngày tới.
Theo New York Times, không một quốc gia nào chứng kiến cuộc bầu cử Mỹ với sự giận dữ và bất bình hơn Trung Quốc. Căng thẳng về thương mại, công nghệ COVID-19 đưa quan hệ giữa 2 nước xuống mức thấp nhất kể từ năm 1979.
Thế giới cũng đang nín thở chờ đợi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. (Ảnh: Reuters)
Mặc dù vậy, không nhiều quan chức Trung Quốc hy vọng mọi chuyện sẽ cải thiện nếu ông Trump thất cử. Thay vào đó, với luận cứng rắn với Bắc Kinh, nhiều người coi ông Biden là một thách thức phức tạp hơn.
Video đang HOT
Theo NYT, đa số người Nga nói rằng ai thắng không có nhiều khác biệt.
“Trump là một Tổng thống tốt với Nga, nhưng điều đó không quan trọng. Hãy để ông Putin trở thành Tổng thống tốt của Nga”, Arsen P. Arutyunyan – một chủ doanh nghiệp ở Matxcơva cho hay.
Đối với người châu Âu, nếu ông Trump tái đắc cử, Mỹ có lẽ sẽ tiếp tục con đường từ bỏ vai trò lãnh đạo của mình trong các liên minh với phương Tây.
Nhiều người lo sợ ông Trump sẽ tiếp tục hành động theo bản năng, ít kiềm chế hơn trong nhiệm kỳ tới – giống như các hướng dẫn chống dịch của ông. Nhà lãnh đạo Mỹ phớt lờ khuyến cáo của các nhà dịch tễ, chế giễu những người đeo khẩu trang, kiên trì với niềm tin COVID-19 sẽ biến mất.
Nhà phân tích quốc phòng người Pháp Francois Heisbourg cho rằng nhiệm kỳ của “Tổng thống Biden” sẽ được hoan nghênh như “sự trở lại của nền văn mình”.
Trong khi đó ở Anh, các quan chức tại London lo ngại ông Biden sẽ không ưu tiên vào thỏa thuận thương mại hậu Brexit giữa 2 nước – điều mà ông Trump đang chú trọng.
Nhưng người Anh có cái nhìn đơn giản hơn các quan chức. Họ có ít thiện cảm với Tổng thống Trump tới mức chuyến thăm của ông chủ Nhà Trắng phải được sắp xếp để tránh biểu tình. Các cuộc thăm dò cũng cho thấy ông Biden được ưa thích hơn với chênh lệch đáng kể.
Các nhà lãnh đạo ở Trung và Đông Âu đánh giá việc ông Trump tăng cường hiện diện của quân đội Mỹ dọc biên giới Nga. Tổng thống Bosnia-Herzegovina Milorad Dodik tỏ ra không thích thú với ông Biden và kêu gọi người Mỹ gốc Serbia bỏ phiếu cho ông Trump.
Với hàng nghìn người xin tị nạn bị mắc kẹt ở biên giới phía Bắc Mexico, họ hy vọng ông Biden có thể đắc cử.
“Mọi người đang theo dõi bầu cử vì nó là hy vọng duy nhất mà chúng tôi có. Nếu Biden thắng, tất cả chúng tôi sẽ ăn mừng”, Joel Fernández Cabrera – một người tị nạn Cuba bị kẹt lại Matamoros, Mexico cho hay.
Người dân Venezuela lại hy vọng Tổng thống Trump tiếp tục ở Nhà Trắng để đối đầu với chính phủ của Tổng thống Nicolás Maduro.
Ở Hàn Quốc, chính quyền Tổng thống Moon Jae-in dường như tin tưởng rằng dưới thời ông Trump, cơ hội đột phá trong quan hệ Hàn-Triều sẽ cao hơn thay vì các cuộc đàm phán cấp thấp mà ông Biden nhiều khả năng sẽ theo đuổi nếu đắc cử.
Nhưng công chúng Hàn Quốc dường như đã không còn hứng thú với những lời hứa hẹn của Tổng thống Trump.
“Trump khiến người Hàn Quốc bị sốc nhiều lần, khiến họ luôn trong tình trạng báo động”, Cheon Seong-whun, cựu lãnh đạo Viện Thống nhất Quốc gia của Hàn Quốc cho hay.
Ở Trung Đông – nơi chính sách đối ngoại của ông Trump có tác động lớn nhất, một chiến thắng của đảng Dân chủ có thể khiến các nhà lãnh đạo ở Ai Cập, Ả-rập Xê-út và Thổ Nhĩ Kỳ mất đi vài người bạn ở Washington, theo Hisham Melhem – cây viết của tờ Annahar Al.
Theo Melhem, Nhà Trắng đổi chủ có thể thúc đẩy Ả-rập Xê-út bình thường hóa quan hệ với Israel. Nhưng chiến thắng của ông Trump cũng chưa chắc đã là lá phiếu đảm bảo cho Israel.
Đảng Dân chủ: Nhóm tin tặc Nga can thiệp bầu cử Mỹ 2016 quay lại tấn công
Sat ngay bâu cư Tông thông My, nhóm tin tặc Nga bị cáo buộc can thiệp bầu cử Mỹ 2016 quay lai, nhắm vào đảng Dân chủ.
Reuters cho biêt, nhóm tin tặc Nga bị cáo buộc can thiệp bầu cử Mỹ 2016 đã nhắm mục tiêu vào các tài khoản email của đảng Dân chủ tại bang California và Indiana, cũng như các tổ chức tư vấn có ảnh hưởng ở Washington và New York.
Theo Reuters, muc tiêu ma nhom tin tặc co biêt danh danh "Fancy Bear" hương đên bao gôm Trung tâm vì sự tiến bộ của người Mỹ, Hội đồng Quan hệ đối ngoại và Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế có trụ sở tại Washington.
Tuy nhiên, cac cơ quan và tổ chức này cho răng không co bằng chứng cho thây nô lưc tấn công của nhóm tin tặc co biêt danh danh "Fancy Bear" đã thành công.
Rô tin nhóm tin tặc Nga nhắm vào đảng Dân chủ khi bâu cư My đên gân. (Anh: Flickr)
Theo đai diên đảng Dân chủ tại bang Indiana, "không có bất kỳ cuộc tấn công mạng thành công nào". Trong khi đo, ngươi đứng đầu Đảng Dân chủ bang California Rusty Hicks thừa nhận bị tấn công, song "nỗ lực của tổ chức nước ngoài đã không thành công".
Người phát ngôn của Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ Chris Meagher cho biết, "không có gì ngạc nhiên" khi cac nước co âm mưu can thiệp vào bầu cử My.
Đại sứ quán Nga tại Washington khẳng định, nươc nay không can thiệp vào công việc nội bộ của Mỹ và bác bỏ mọi liên hệ với "Fancy Bear", gọi cáo buộc trên là "tin giả".
Theo cáo trạng của Bộ Tư pháp Mỹ năm 2018, "Fancy Bear" do cơ quan tình báo quân sự của Nga kiểm soát và chịu trách nhiệm về việc hack tài khoản email của nhân viên Hillary Clinton trong thời gian chuẩn bị cho cuộc bầu cử năm 2016.
Thang trươc, Microsoft cũng từng thông báo về hoạt động tấn công của "Fancy Bear", cho biêt nhóm tin tặc này đã cố gắng tấn công mạng hơn 200 tổ chức, nhiều trong số này có liên quan đến cuộc bầu cử năm nay.
Hôm 21/10, Giám đốc cơ quan Tình báo Quốc gia Mỹ John Ratcliffe cho biết Nga và Iran đều cố gắng can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020. Các quan chức hàng đầu Mỹ hiện rất lo ngại rằng các thế lực nước ngoài có thể làm hạ uy tín và lan truyền thông tin sai lệch nhằm ảnh hưởng đến kết quả của cuộc bỏ phiếu. Tuy nhiên, Nga cho răng cao buôc cua My la vô căn cư.
Nói về 'những câu chuyện thần thoại bài Nga', Moscow kỳ vọng gì sau bầu cử Mỹ 2020? Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết, Moscow sẽ không đánh mất hy vọng rằng, sau các cuộc bầu cử Tổng thống, Mỹ sẽ nhận ra chính sách bài Nga gây tổn hại tới chính nước này. Moscow sẽ không đánh mất hy vọng rằng, sau các cuộc bầu cử Mỹ, Washington sẽ nhận ra chính sách bài Nga...