Nga-Trung-Pakistan liệu có thể hình thành trục siêu cường mới?
Cục diện thế giới đa cực có xu hướng thay đổi nhanh chóng. Nga và Pakistan vốn từng có quan hệ lạnh nhạt trong Chiến tranh Lạnh, nay ngày càng xích lại gần nhau hơn
Theo trang mạng Value Walk, mối quan hệ Nga-Trung-Pakistan ngày càng có dấu hiệu gắn kết nhằm đối trọng với Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và các đồng minh ở châu Á.
Trung Quốc là đồng minh truyền thống với Pakistan. Bắc Kinh luôn hỗ trợ Islamabad trước mối đe dọa từ Ấn Độ. Trong khi đó, Nga đã bắt đầu xoay trục sang châu Á, đặc biệt là trong mối quan hệ với Pakistan.
Trục siêu cường Nga-Trung-Pakistan
Tư lệnh quân đội Pakistan, Tướng Raheel Sharif trong chuyến thăm tới Moscow.
Năm 2014, Moscow đã dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế nhằm vào Islamabad. Hai quốc gia từng lạnh nhạt với nhau trong Chiến tranh Lạnh, đã ký nhiều thỏa thuận hợp tác quân sự lịch sử, dựa trên việc trao đổi thông tin chính trị-quân sự, tăng cường quốc phòng, chống khủng bố cũng như hỗ trợ sự phát triển của Afghanistan.
Nga và Pakistan đã bắt đầu hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng và năng lượng. Islamabad có thể mua trực thăng chiến đấu Mi-35 và nhập khẩu các động cơ Klimov RD-93 từ Nga cho máy bay chiến đấu đa năng JF-17. Đây cũng là mẫu chiến đấu cơ mà Pakistan hợp tác và phát triển cùng Trung Quốc.
Bên cạnh đó, tập đoàn nhà nước Rostekh của Nga đã công bố kế hoạch xây dựng đường ống dẫn khí đốt dài khoảng 1.000 km tới Pakistan. Dự án tiêu tốn 2,5 tỷ USD và dự kiến sẽ hoàn thành năm 2017.
Trong khi đó, tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông đã gây ra căng thẳng với Mỹ trong khu vực. Đó những lý do khiến cho cả Nga và Trung Quốc cần phải tìm kiếm đồng minh mới. Cả hai quốc gia đều thể hiện rõ quan điểm phản đối Mỹ chi phối tầm ảnh hưởng toàn cầu.Quan hệ giữa Moscow, Bắc Kinh và Islamabad đã hình thành như một kết quả của sự thay đổi địa chính trị thời gian qua. Việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea cũng như sự hiện diện của binh sĩ Nga ở miền đông Ukraine ngày càng làm trầm trọng thêm mối quan hệ giữa phương Tây và Moscow.
Mặc dù Moscow và Bắc Kinh có những sự khác biệt nhất định về quan điểm nhưng câu nói “kẻ thù của kẻ thù là bạn” đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành nên mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nga.
Video đang HOT
Pakistan đã đạt thỏa thuận mua 4 trực thăng chiến đấu Mi-35 từ Nga.
Mục đích của Trung Quốc nhằm thay đổi trật tự thế giới, những thay đổi này bắt đầu với Nga và châu Á. Bắc Kinh đã đầu tư vào Pakistan từ nhiều năm qua, bao gồm việc xây dựng lò phản ứng hạt nhân cho Islamabad.
Pakistan cũng là đối tác nhập khẩu trang thiết bị vũ khí lớn nhất từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, Islamabad đã bày tỏ mối quan tâm đến các tàu ngầm chạy diesel-điện lớp Yuan S20 của Trung Quốc.
Đối với Trung Quốc và Nga, Washington là một thách thức lớn đối với an ninh quốc gia trong khi Pakistan không ngần ngại theo đuổi mong muốn có được sự bảo vệ từ Moscow và Bắc Kinh.
Thách thức đối với tân Tổng thống Mỹ năm 2016
Điều khiến Trung Quốc, Nga và Pakistan ngày càng xích lại gần nhau bởi trên thực tế, Nga có thể thay thế công nghệ quân sự nước ngoài cho cả Trung Quốc và Pakistan. Ngoài ra, Moscow cũng là nhà cung cấp khí đốt đáng tin cậy cho đồng minh.
Trong khi đó, Trung Quốc có một nền kinh tế vượt trội hơn so với hai quốc gia còn lại. Một lượng lớn nguồn dự trữ ngoại hối cần được đầu tư cũng như nguồn cung cấp năng lượng.
Pakistan hiện là nền kinh tế đang phát triển. Do đó, Islamabad cần đến trang thiết bị vũ khí và năng lượng từ Nga cũng như sự bảo vệ của Trung Quốc. Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu của Pakistan, Moscow vẫn có thể tiếp tục các hợp đồng ký với Ấn Độ.
Nhiều nhà phân tích đã đặt ra câu hỏi về mối quan hệ Nga-Trung-Pakistan liệu có thể tiếp tục thắt chặt trong tương lai. Điều này phụ thuộc phần lớn vào Mỹ và vai trò của Hoa Kỳ trong cán cân quyền lực toàn cầu.
Mỹ sẽ thay đổi như thế nào trong một trật tự thế giới mới còn phụ thuộc vào cuộc tranh cử đến chiếc ghế Tổng thống năm 2016. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng các ứng viên Tổng thống Mỹ đều bày tỏ quan điểm cứng rắn với Nga và Trung Quốc.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
'Nga không thể phớt lờ tham vọng bành trướng của Trung Quốc'
Mặc dù Nga và Trung Quốc đang ngày càng xích lại gần nhau, có nhiều lý do để cho rằng hai cường quốc sẽ trở thành đối trọng của nhau trong tương lai.
Moscow Times ngày 16/8 đã đăng tải bài phân tích của Giáo sư Mark N. Katz tại Đại học George Mason, bang Vigrinia (Mỹ) về chính sách đối ngoại của Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng như mối quan hệ Nga-Trung trong tương lai.
Theo Giáo sư Mark N. Katz, chỉ có một học thuyết quan hệ quốc tế mô tả chính xác nhất chính sách đối ngoại của của ông Putin.
Đó là nội dung trong cuốn sách nổi tiếng "The Tragedy of Great Power Politics" (tạm dịch: bi kịch của chính trị cường quốc) của tác giả John J. Mearsheimer, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Chicago (Mỹ).
Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Một trong số những cách lý giải thực tế nhất là Tổng thống Nga Putin đang tập trung vào cuộc cạnh tranh với phương Tây mà không để ý tới Trung Quốc.
Theo quan điểm của ông Putin, Washington đang tìm cách can thiệp vào vấn đề nội bộ ở Nga trong khi chính quyền Nga và Trung Quốc không tác động vào công việc nội bộ của nhau.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng Trung Quốc không có những hành động gây hấn nhằm vào các nước láng giềng, trong đó có cả Nga. Nếu như có vấn đề bất thường, ông Putin chắc chắn nhận thức rõ được điều này.
Một khả năng khác là ông Putin hiểu rõ sự trỗi dậy của Trung Quốc và lựa chọn cách đứng sang một bên trong khi Bắc Kinh đang khiến mối quan hệ giữa một số quốc gia châu Á, Mỹ trở nên xấu đi.
Vấn đề trong chiến lược này nằm ở chỗ, nếu như các quốc gia châu Á đứng về phía Mỹ để phản đối Trung Quốc trong khi Nga bày tỏ quan điểm trung lập thì Nga có thể sẽ trở thành mục tiêu dễ dàng của Bắc Kinh.
Trong bối cảnh mối quan hệ Nga và phương Tây diễn biến theo chiều hướng xấu, Trung Quốc có khả năng áp đặt quan điểm với Nga.
Một khả năng khác nữa là ông Putin không muốn phương Tây nhìn nhận căng thẳng giữa Trung-Mỹ trở thành xung đột địa chính trị nổi bật nhất của thế kỷ 21, thay vào đó là cuộc cạnh tranh giữa Nga-Mỹ.
Bởi vị thế và uy tín của ông Putin sẽ được nâng cao trước công chúng cũng như sự chú ý từ chính phủ và truyền thông phương Tây.
Nếu như Trung Quốc trở thành trung tâm của cuộc xung đột địa chính trị giữa phương Tây và Nga, điều này rõ ràng không có lợi cho Moscow cũng như Tổng thống Nga Putin.
Có một điều rõ ràng rằng ông Putin theo đuổi chủ nghĩa thực tiễn tích cực đối với phương Tây nhưng không coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh.
Học thuyết của Mearsheimer dự đoán rằng, Moscow trong tương lai sẽ buộc phải đổi chính sách đối ngoại với Trung Quốc hoặc lợi ích cốt lõi của Nga sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Cướp biển Đông Nam Á ngày càng lộng hành Vùng biển Đông Nam Á đã trở thành địa bàn hoạt động chính của đám cướp biển nhằm vào các tàu chở dầu có tổng giá trị lên tới nghìn tỷ USD. Vùng biển Đông Nam Á đã trở thành địa bàn hoạt động chính của đám cướp biển nhằm vào các tàu chở dầu có tổng giá trị lên tới nghìn tỷ...