Nga – Trung đang giúp Mỹ trở lại thống trị thế giới?
Theo tạp chí The Diplomat, những hành động gần đây của Nga, Trung Quốc và tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) đã giúp Mỹ lấy lại được vị thế thống trị thế giới vốn gần như bị lu mờ trước đó.
Hồi tháng 7/2014, tạp chí trực tuyến Salon lớn tiếng tuyên bố rằng “thời kì của Mỹ đã qua”. Trong những năm qua, nhiều cuốn sách và nhiều bài báo khác cũng có tuyên bố tương tự. Họ lập luận rằng, Mỹ sẽ tiếp tục là cường quốc thế giới nhưng không còn là cường quốc quyền lực nhất thế giới nữa.
Nhìn vào hoàn cảnh hiện tại, Mỹ đang phải quay cuồng đối mặt với hàng loạt thách thức từ Nga, Trung Quốc, IS. Nga đang hành động mạnh mẽ ở Ukraine; Trung Quốc hung hăng trên Biển Đông, IS hoành hành ở Trung Đông.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Adam Lowther thuộc Đại học Không quân Mỹ và Đại tá Không quân Mỹ Robert Spalding, những sự kiện trên dù không phải là mong muốn của Mỹ nhưng đã giúp củng cố vị thế của Mỹ trên thế giới.
Nga
Ông Lowther và ông Spalding lập luận, quyền lực của Nga đang giảm đi đáng kể khi dân số giảm và nền kinh tế đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Hai ông này cũng cho rằng, mặc dù Tổng thống Nga Vladimir Putin mong đợi chỉ đối đầu với Mỹ ở Ukraine nhưng thực tế phức tạp hơn nhiều. Châu Âu, mặc dù không thật sự mạnh mẽ về quân sự, nhưng phát triển, gắn kết. Kết quả là Nga bị cô lập; còn Mỹ, bất chấp nhiều nhược điểm và sai lầm, vẫn tiếp tục là một thế lực mà các đồng minh châu Âu trông cậy.
Nhờ Nga, vị thế của Mỹ đang được củng cố trên khắp châu Âu. Nhiều quốc gia châu Âu đang trông chờ vào sự bảo vệ của Mỹ. Từ đó, mối quan hệ giữa các đồng minh và đối tác của Mỹ cũng được nâng cao đáng kể.
Quân đội Ukraine ở miền Đông.
Chuyên gia Stephen Pifer của Viện Brookings nhận định, cách đây 5 năm, nhiều quốc gia NATO đặt nghi ngờ về sự cần thiết của việc đặt vũ khí hạt nhân ở châu Âu, nhưng ngày nay, do diễn biến khủng hoảng Ukraine, cuộc tranh lập này không còn tồn tại nữa.
Trung Quốc
Video đang HOT
Trung Quốc cũng đang đóng vai trò lớn trong việc khiến Mỹ một lần nữa trở nên quan trọng. Bởi Trung Quốc đang có những hành động hung hăng ở Biển Đông nên bất chấp những ảnh hưởng kinh tế, các nước trong khu vực vẫn muốn Mỹ trở thành một cái “phanh” hãm hay là một đối trọng đối với Trung Quốc.
Hơn nữa, mối quan hệ liên minh của Mỹ ở châu Á, nhờ có Trung Quốc, đang ngày càng mạnh mẽ. Điều đó góp phần đáng kể trong việc giúp Mỹ có vị thế tốt hơn khi so sánh quyền lực của Washington và Bắc Kinh ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương
Máy bay trinh sát của Mỹ ghi lại hình ảnh Trung Quốc xây dựng trái phép tại bãi Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hồi tháng Năm.
Theo The Diplomat, dù một trong những mục tiêu chính trong những hành động hung hăng của Trung Quốc là nhằm đánh bật vị thế của Mỹ trong khu vực, nhưng Trung Quốc sẽ không chỉ phải đối đầu với Mỹ mà còn với các đối tác và đồng minh của Mỹ ở châu Á. Đó là một mục tiêu khó khăn hơn rất nhiều.
Nhà nước Hồi giáo
Với việc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) lợi dụng tình hình bất ổn để hoành hành ở Syria và Iran, nhiều quốc gia Trung Đông đang tìm kiếm sự hỗ trợ của Mỹ. Thay vì cho rằng những chính sách trước đây của Mỹ trong khu vực là nguyên nhân dẫn đến sự trỗi dậy của IS, họ lại trông chờ Mỹ tiêu diệt IS.
Không giống như trước kia, giờ đây, các nhà lãnh đạo ở Trung Đông muốn Mỹ tiếp tục duy trì ảnh hưởng trong khu vực. Nhờ có IS, nước Mỹ đã có nhiều bạn bè ở Trung Đông hơn bao giờ hết. Thế giới Ả Rập luôn coi Mỹ là một nhân tố quan trọng trong việc giải quyết bất kì vấn đề nào.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Diplomat, một tạp chí có trụ sở ở Tokyo, chuyên về chính trị, văn hóa và xã hội tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
PHẠM KHÁNH (Lược dịch)
Theo Infonet
Căng thẳng Biển Đông đẩy Mỹ - Nhật Việt thành tam giác "liên minh"?
Căng thẳng Biển Đông đang trở thành cơ hội để 3 nước Mỹ - Nhật Bản - Việt Nam xích lại gần nhau, là nhận định của The Diplomat tuần qua.
The Diplomat trích dẫn báo cáo mới về triển vọng hợp tác ba bên Mỹ - Nhật- Việt. Theo đó, cơ hội hợp tác này đã nhen nhóm trong vài năm trở lại đây. Cơ hội này đang ngày càng lớn hơn khi Mỹ tuyên bố chính sách xoay trục châu Á - Thái Bình Dương và đang có những bước đi cụ thể hướng về khu vực.
Mỹ thể hiện rõ ngoài việc tăng cường quan hệ với các đối tác, liên minh truyền thống; mong muốn mở rộng liên kết mới cả hướng song phương tức là Mỹ - đối tác và đa phương (Mỹ - Nhật - đối tác).
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter trong chuyến thăm Việt Nam
Chuyên gia Prashanth Parameswaran, nghiên cứu về Đông Nam Á, an ninh ngoại giao châu Á và chính sách của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương nhận định: "Triển vọng hợp tác lớn hơn giữa 3 bên Mỹ - Nhật - Việt đã khá rõ".
Về kinh tế, Mỹ và Nhật Bản đã góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam từ những năm 1990. Cả ba quốc gia cũng là một phần của Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang đàm phán và hy vọng sẽ sớm hoàn thành.
Trong lĩnh vực an ninh, các bên đều đang thể hiện nhiều mối quan tâm chung về an ninh hàng hải, cứu trợ thảm họa và hỗ trợ nhân đạo... trên Biển Đông và Hoa Đông.
Mỹ- Nhật: Liên minh nền tảng
Liên minh Mỹ - Nhật lâu nay được xem như nền tảng cho hòa bình và ổn định khu vực. Mối quan hệ ngày ngày càng được củng cố, được thể hiện rõ trong Sách Trắng Quốc phòng từng nước.
Đầu tháng 5 vừa qua, Mỹ - Nhật đã công bố bản Định hướng sửa đổi hợp tác quốc phòng với những sửa đối sâu rộng được đánh giá là "có tính lịch sử", "chưa từng có".
Tiếp theo những động thái gia tăng hợp tác với Mỹ, AFP ngày 25/6 dẫn lời Tham mưu trưởng Lực lượng phòng vệ Nhật Bản Katsutoshi Kawano tuyên bố Nhật có thể cùng Mỹ thường xuyên tuần tra ở biển Đông, bởi Tokyo đang muốn đóng một vai trò quan trọng hơn đối với tình hình an ninh trong khu vực.
Nhật - Việt: Đối tác chiến lược
Theo The Diplomat, chính sách hướng tới Đông Nam Á của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và việc tìm kiếm của Việt Nam trong việc hợp tác hơn nữa với các nước lớn khác đã tạo ra sự hội tụ của tam giác Mỹ-Nhật-Việt, đang định hình phương thức hợp tác và phát triển mối quan hệ này trong tương lai.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Shinzo Abe trong chuyến thăm Nhật Bản tháng 12/2013
Nhật Bản và Việt Nam từ tháng 3/2014 đã nâng cấp quan hệ từ đối tác chiến lược lên đối tác chiến lược mở rộng.
Tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh cho biết, Nhật Bản sẽ hỗ trợ Việt Nam đào tạo lực lượng cảnh sát biển và chia sẻ tin tức tình báo, đồng thời cũng sẽ cung cấp tàu cho Việt Nam. Ông nói: "Tất cả tiến hành rất thuận lợi, chúng tôi có kế hoạch tiếp nhận những tàu này vào năm tới".
Cũng tại Đối thoại Shangri-La 2015, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã công khai bày tỏ ủng hộ đối với Việt Nam và Philippines, nhấn mạnh, trong tranh chấp liên quan đến chủ quyền Biển Đông, Nhật Bản sẽ dành sự "hỗ trợ tối đa" cho các nước Đông Nam Á trên phương diện an toàn hàng hải và an toàn bay, bao gồm sẽ cung cấp viện trợ quân bị và kỹ thuật liên quan như tàu tuần tra trên biển cho hai nước Philippines và Việt Nam.
Việt - Mỹ: Hứa hẹn tương lai
Việt - Mỹ đã ký một thỏa thuận quốc phòng mới trong năm nay, đồng thời hứa hẹn mở ra cánh cửa cho tương lai hợp tác song phương về quốc phòng và sản xuất thiết bị quân sự.
Điều này cũng được Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius khẳng định. Hiện các nhà lãnh đạo Mỹ đang tập trung thúc đẩy mạnh mẽ phát triển quan hệ với Việt Nam, đặc biệt là Bộ Quốc phòng và các Thượng nghị sĩ trong Ủy ban Quân vụ. Quan hệ Việt - Mỹ đã vượt qua quan hệ thông thường và đang trên đà phát triển mạnh.
Tiến sĩ Murray Hiebert, Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu Đông Nam Á, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế Mỹ (CSIS) nhận định: Việt Nam ngày nay đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược tái cân bằng của Mỹ. Washington ủng hộ chính sách đối ngoại độc lập của Việt Nam, và quan hệ Việt - Mỹ phát triển có thể cũng có ích cho Việt Nam trong vấn đề Biển Đông hay xử lý quan hệ với láng giềng Trung Quốc.
Vẫn còn giới hạn
Tuy nhiên, theo The Diplomat, vẫn có những giới hạn quan trọng đối với sự phát triển của hợp tác ba bên Việt - Nhật - Mỹ.
Về mặt cấu trúc, trong hợp tác tam giác, việc liên minh Mỹ- Nhật quá mạnh, lớn hơn nhiều 2 vế hợp tác còn lại là một thách thức không nhỏ, bắc cầu khoảng cách chắc chắn không phải là một việc dễ dàng.
Theo đuổi các hợp đồng, thỏa thuận với Việt Nam có thể bổ sung đầy đủ các thách thức đó, nhưng có điều Việt Nam không phải đồng minh của Mỹ, Nhật Bản như Philippines hay Australia. Mặt khác Việt Nam cũng phải thận trọng hiệu chỉnh mối quan hệ với các nước lớn, bao gồm cả Mỹ và Trung Quốc.
Ngoài ra có những trở ngại khác cho việc thực hiện hợp tác 3 bên. Ví dụ vấn đề phát triển năng lượng hạt nhân ở Việt Nam đã chậm lại thời gian gần đây do vấn đề an toàn và pháp lý.
Tại Nhật Bản, Thủ tướng Shinzo Abe còn phải vượt qua nhiều thử thách để thúc đẩy vai trò của Tokyo trong khu vực, thậm chí còn tiếp tục phải đạt đủ sự ủng hộ trong cơ quan lập pháp.
Tuy nhiên, theo chuyên gia Parameswaran, không có lý do nào không thể vượt qua những thách thức này, đặc biệt là nếu xu hướng hợp tác 3 bên vẫn tiếp tục và cả 3 nước cam kết thực hiện các bước quan trọng để thúc đẩy hợp tác./.
Theo Ngân Giang/VOV.VN
Vì sao Ấn Độ trở thành quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới? Thông tin được đăng tải trên Tờ DW (Đức), số ra mới đây cho hay, Ấn Độ hiện đang là nhà nhập khẩu vũ khí đứng đầu thế giới với mức nhập khẩu giai đoạn 2010 2014 tăng 140% so với 5 năm trước đó. Nhiều người lo ngại rằng, Ấn Độ sẽ thúc đẩy một cuộc chạy đua vũ trang trong khu...