Nga trấn an về đội tàu chiến gần Australia
Nga khẳng định không khiêu khích khi bất ngờ gửi tàu chiến tới gần Australia trước hội nghị thượng đỉnh G20 và cho rằng đây chỉ là cuộc diễn tập hàng hải thường kỳ.
4 tàu Nga đang ở vùng biển quốc tế gần Australia. Đồ họa: SydneyMorningHerald
Maxim Raku, phát ngôn viên Đại sứ quán Nga tại Canberra, cho biết động thái “không liên quan trực tiếp đến Australia” mà là hoạt động diễn tập hàng hải thường kỳ. “Chúng tôi cần đội tàu hùng mạnh vì chúng tôi cần sự ổn định trên thế giới và chỉ có rất ít nước có thể đem lại an ninh cho nền hòa bình thế giới”, Sydney Morning Herald dẫn lời ông Raku nói.
Phát ngôn viên Nga cho biết 4 tàu, bao gồm một tuần dương hạm mạnh và một khu trục hạm, sẽ ở trong vùng biển quốc tế. Đó là lý do Moscow không báo trước cho chính phủ Australia, ông Raku nói. “Chúng tôi thực sự không vi phạm bất cứ luật lệ nào, chúng tôi tuân thủ luật quốc tế, vì vậy sao lại coi chúng tôi là một mối hiểm nguy?”.
“Không ai muốn xung đột”, phát ngôn viên Đại sứ quán Nga nói thêm.
Video đang HOT
Một số báo cáo của các cơ quan phân tích chỉ ra rằng Nga đang gia tăng hoạt động quân sự khi cử nhiều tàu hải quân và máy bay ném bom tầm xa tới gần lực lượng quân sự Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Ông Raku cho biết Moscow thấy “lạ” trước việc các nước NATO bất ngờ vì quân đội Nga tập trận gần lãnh thổ của mình.
Tuy nhiên, phát ngôn viên của NGa cũng công nhận phản ứng của Australia là bình thường. “Phản ứng của các bạn không gây bất ngờ, bởi chúng tôi hiếm khi đi đường này”.
Australia hôm nay cho biết nước này đang theo dõi sát hoạt động của các tàu Nga. “Chúng tôi đã nhận thấy sự hiện diện của họ và đang theo dõi. Theo tôi biết thì họ vẫn ở trong vùng biển quốc tế”, bà Julie Bishop, Ngoại trưởng Australia, cho hay.
Việc Nga triển khai 4 tàu tới biển San hô (Coral Sea), gần Australia diễn ra chỉ hai ngày trước khi hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) ở thành phố Brisbane khai mạc. Sự kiện cũng diễn ra trong bối cảnh Moscow và Canberra căng thẳng, khi Thủ tướng Tony Abbott từng dọa “húc ngã” Tổng thống Vladimir Putin vì vụ MH17.
Ông Raku cho rằng đã có “sự hiểm nhầm trong quan hệ” giữa Australia và Nga, và “hai bên cần có trách nhiệm có những bước đi đúng hướng, không hiểu sai các vấn đề”.
Khu trục hạm Nguyên soái Shaposhnikov, một trong 4 tàu đang ở vùng biển quốc tế gần Australia. Ảnh minh họa: Independent
Trọng Giáp
Theo VNE
Trung Quốc trấn an Ấn Độ về tàu ngầm
Bộ Quốc phòng Trung Quốc vừa tuyên bố việc các tàu ngầm nước này đậu ở Sri Lanka không phải là điều bất thường, bất chấp những mối quan ngại của Ấn Độ.
Một tàu ngầm hạt nhân Type 901 lớp Han của Trung Quốc. Ảnh: ChinaDaily
Bộ Quốc phòng ở Bắc Kinh hôm nay nói "việc các tàu ngầm hải quân dừng đỗ để tiếp nhiên liệu và thủy thủ đoàn được nghỉ ngơi tại một cảng nước ngoài là một hoạt động quốc tế thông thường", hãng thông tấn Xinhua hôm nay dẫn lời một quan chức cho biết.
Quan chức này cho hay các tàu ngầm Trung Quốc dừng đỗ "trong khi đang làm nhiệm vụ hộ tống ở Vịnh Aden" và ngoài khơi Somalia, nơi hải quân Trung Quốc đang tham gia nhiệm vụ hộ tống chống cướp biển.
Hãng thông tấn cho rằng hai chuyến dừng đỗ Sri Lanka của tàu ngầm Trung Quốc, một lần vào giữa tháng 9, trùng thời điểm với chuyến thăm Ấn Độ của Chủ tịch Tập Cận Bình, và chuyến thứ hai hôm 31/10, đã khiến Ấn Độ quan ngại. Bộ Quốc phòng nước này tuyên bố các chuyến thăm không có gì bất thường, "bất chấp những mối quan ngại Ấn Độ nêu lên".
Tàu ngầm Changzheng-2, thuộc Type 901 lớp Han, và tàu chiến Chang Xing Dao của Trung Quốc hôm 31/10 cập cảng Colombo, cảng lớn và đông đúc nhất Sri Lanka. Hồi giữa tháng 9, một tàu ngầm hạt nhân khác cũng dừng tại Sri Lanka và không nổi lên, các báo cáo cho hay.
Hải quân Sri Lanka cũng cho rằng chuyến cập cảng không có gì bất thường và chỉ ra rằng 230 tàu chiến đã đến Colombo kể từ năm 2010.
India Today dẫn lời nhiều nguồn tin cho biết các quan chức Trung Quốc đã giải thích với những người đồng cấp Ấn Độ rằng những chuyến thăm của tàu ngầm chủ yếu là những lần dừng đỗ để tiếp nhiên liệu cho sứ mệnh hộ tống chống cướp biển ở Ấn Độ Dương và Vịnh Aden. Tuy nhiên, một số quan chức và nhà phân tích Ấn Độ không hoàn toàn công nhận lời giải thích này, và chỉ ra rằng các tàu ngầm có rất ít vai trò trong những nhiệm vụ như vậy.
Trọng Giáp
Theo VNE
Obama trấn an dân chúng về Ebola Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua khẳng định sẽ thực hiện các biện pháp ứng phó mạnh mẽ nhằm ngăn chặn dịch Ebola, đồng thời tuyên bố khả năng bùng phát là thấp. Tổng thống Mỹ Barack Obama trong cuộc họp hôm qua. Ảnh: AP Ông Obama vừa quyết định hoãn chuyến công tác đến hai bang New Jersey và Connecticut để...