Nga-TQ rầm rộ đưa tên lửa hạt nhân áp sát nhau làm gì?
Vùng đất lạnh giá giáp biên giới Nga-Trung Quốc đang trở thành điểm nóng bởi sự xuất hiện của các tên lửa có thể gắn đầu đạn hạt nhân của hai nước.
Tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander-M của nga.
Theo National Interest, hồi tháng 6, Nga đã điều lữ đoàn thứ 4 trang bị tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander-M đến khu vực Viễn Đông, giáp biên giới Trung Quốc.
Số lượng tên lửa đủ có thể gắn đầu đạn hạt nhân của Nga hiện diện gần biên giới Trung Quốc lớn gấp đôi so với bất cứ quân khu chiến lược nào khác. Các tên lửa Iskander-M có tầm bắn 400 – 500km, đặt nhiều mục tiêu trong lãnh thổ Trung Quốc vào tầm ngắm.
Ngược lại, Trung Quốc được cho là đã đưa Dongfeng-41(DF-41) đến khu vực phía đông bắc của nước này. DF-41 là mẫu tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) hiện đại nhất của Trung Quốc với khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân.
Nga và Trung Quốc ngày nay giống như hai đồng minh thân cận, thường xuyên tập trận chung trên đất liền và trên biển. Nhưng trong quá khứ, vùng Viễn Đông luôn là điểm nóng xung đột Nga-Trung.
Năm 1969, Liên Xô và Trung Quốc suýt nữa đã phát động chiến tranh sau những cuộc đụng độ quân sự trong khu vực.
Giới phân tích cho rằng, Moscow đưa tiểu đoàn Iskander-M áp sát Trung Quốc nhằm “nắn gân” người hàng xóm phía nam.
Binh sĩ Nga lắp đặt đạn tên lửa Iskander-M.
Video đang HOT
Theo số liệu thống kê, khu vực biên giới phía đông lạnh giá của Nga có số người Trung Quốc sinh sống vượt trội so với người Nga. Ít nhất 5 triệu người nhập cư Trung Quốc đã vượt qua biên giới trong những năm qua, dấy lên nhiều lo ngại.
Tổng thống Nga Vladimir Putin từng cảnh báo rằng, các trẻ em Nga một ngày nào đó lớn lên sẽ nói tiếng Trung Quốc. Đa số khu vực xung quanh biên giới Nga-Trung ngày nay đều từng thuộc về Trung Quốc. Khu vực này trở thành địa điểm phù hợp để đặt các nhà máy công nghiệp.
Toàn bộ lượng kim cương , một phần ba lượng vàng và số lượng lớn khí đốt, dầu mỏ, kim loại của Nga đều tập trung ở vùng Viễn Đông.
Theo National Interest, hoạt động điều quân của Nga và Trung Quốc có thể được hiểu theo cách phô trương sức mạnh quân sự, chứ chưa hẳn là dấu hiệu chuẩn bị chiến tranh.
Trên lý thuyết, sự xuất hiện của tên lửa DF-41 sát biên giới Nga sẽ chỉ khiến tên lửa này bị giới hạn các mục tiêu có thể tấn công trên đất Nga, vì quỹ đạo bay cần khoảng cách lớn.
Nhưng vì sao Nga lại đưa tên lửa áp sát biên giới Trung Quốc? Theo National Interest, hoạt động gia tăng quân sự trong khu vực chính là di sản còn sót lại từ thời căng thẳng Liên Xô-Trung Quốc, chiến lược Chiến tranh Lạnh và sự thiếu hụt ngân sách để Nga xây dựng cơ sở quân sự mới.
Trong giai đoạn đỉnh điểm căng thẳng Liên Xô-Trung Quốc những năm 1960, Bắc Kinh lo ngại người Nga có thể tấn công từ Mông Cổ và khu vực biên giới phía đông bắc.
Không thể đấu lại được với sức mạnh quân sự Liên Xô, Trung Quốc xây dựng nhiều cứ điểm phòng thủ và đưa quân hiện diện thường trực ở biên giới.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41 của Trung Quốc.
Đó là lúc mà Liên Xô lo ngại khả năng Trung Quốc tấn công, nên tính đến việc rải mìn hạt nhân dọc biên giới hay sẵn sàng cho khả năng tấn công hạt nhân phủ đầu
Hàng thập kỷ trôi qua, nguy cơ chiến tranh dần qua đi nhưng các cơ sở quân sự thì vẫn còn đó. Năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cải tổ toàn diện quân đội và Bắc Kinh không còn coi biên giới Nga-Trung là mối đe dọa an ninh hàng đầu nữa.
“Lý do Nga đưa vũ khí đến sát Trung Quốc là vì yếu tố lịch sử, sau khi Liên Xô sụp đổ”, Vasily Kashin, nhà phân tích quân sự Nga nói.
Trong Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đặt các lữ đoàn thiện chiến ở Đông Đức và Đông Âu. Nhưng sự sụp đổ của Liên Xô đã khiến các đơn vị quân đội này được điều sang đối phó với Trung Quốc ở vùng Viễn Đông.
Nga thiếu nguồn lực để xây dựng cơ sở quân sự mới, như căn cứ, sân bay và nhà kho. Vậy nên Moscow vẫn phải dựa vào cơ sở hạ tầng từ thời Liên Xô, ông Kashin giải thích.
Đó là lý do 4 lữ đoàn Iskander-M đóng quân ở đúng những nơi đề phòng nguy cơ Trung Quốc tấn công. Một lữ đoàn ở Mông Cổ, một lữ đoàn khác gần Nội Mông và hai lữ đoàn còn lại ở sát biên giới tây bắc với Trung Quốc.
Theo Danviet
Ukraine: Có người khác đưa động cơ tên lửa cho Triều Tiên
Người đứng đầu cơ quan vũ trụ Ukraine nói động cơ tên lửa đạn đạo Triều Tiên có nguồn gốc từ nước này nhưng có thế lực khác đã bàn giao động cơ cho Triều Tiên.
Triều Tiên đã hai lần phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-14 thành công.
Theo Japan Times, đây là tuyên bố của người đứng đầu cơ quan vũ trụ Ukraine Yuriy Radchenko.
Tuyên bố của ông Radchenko được đưa ra sau khi các chuyên thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) nói Triều Tiên sử dụng động cơ Ukraine cho tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-14.
"Chúng tôi sản xuất loại động cơ như vậy cho đến năm 2001", ông Radchenko nói, ám chỉ các động cơ RD-250 vốn được lắp vào tên lửa đẩy Cyclone-2 và Cyclone-3 để cung cấp cho Nga.
Cả động cơ và tên lửa đẩy "đều được Ukraine sản xuất ở nhà máy Yuzhmash, phục vụ lợi ích của Nga", ông Radchenko khẳng định. Ukraine đã chế tạo 233 động cơ như vậy cho mục đích phóng tàu vũ trụ.
Theo nguồn tin của Ukraine, "Nga hiện còn khoảng 7-20 tên lửa đẩy Cyclone và họ có thể làm bất cứ điều gì với động cơ này hay bản thiết kế hoàn chỉnh".
"Họ có động cơ mẫu, họ có tài liệu đầy đủ. Họ có thể cung cấp các động cơ này cho bất kỳ ai. Chúng tôi không thể biết được điều đó", ông Radchenko nói.
Bản báo cáo IISS kết luận, Triều Tiên đã thử thành công tên lửa Hwasong-14, sau khi ngừng dùng động cơ OKB-456 của Nga mà chuyển sang phiên bản RD-250 của Ukraine.
Người đứng đầu cơ quan vũ trụ Ukraine Yuriy Radchenko.
"Chúng tôi không sản xuất loại động cơ tên lửa này cho bất kỳ đối tác nào khác ngoài Nga", ông Radchenko nhấn mạnh.
Theo quan điểm của ông Radchenko, quốc gia nắm trong tay loại động cơ RD-250 và nhiên liệu phù hợp để phóng tên lửa đạn đạo chỉ có Nga và Trung Quốc.
"Để sử dụng động cơ và tên lửa một cách hiệu quả, họ cần phải nắm được công nghệ sản xuát nhiên liệu phù hợp. Triều Tiên không nắm trong tay công nghệ đó. Chỉ có Nga hoặc Trung Quốc", ông Radchenko nói.
Trong khi đó, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin nói Triều Tiên không thể chế tạo phiên bản động cơ giống hệt RD-250 mà không có sự giúp đỡ từ chuyên gia Ukraine.
"Họ không thể làm điều đó mà không có chuyên gia Ukraine cũng như bản thiết kế hoàn chỉnh", ông Rogozin nói. "Chúng tôi đang nói về việc buôn lậu động cơ tên lửa, né tránh lệnh cấm quốc tế".
Theo Danviet
Tên lửa Triều Tiên mất bao lâu bắn đến thành phố Mỹ? Nguy cơ Triều Tiên giáng đòn tấn công vào lãnh thổ Mỹ đang ngày càng trở thành hiện thực sau khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un tuyên bố đã xem xét xong kế hoạch tấn công đảo Guam. Tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-14 của Triều Tiên. Hồi tháng 7, Triều Tiên đã hai lần phóng tên lửa đạn đạo liên...