Nga thử nghiệm hệ thống chỉ huy phòng không thế hệ mới
Trong cuộc tập trận bắt đầu ngày 15/2 ở khu vực Pskov, Nga đã đưa hệ thống chỉ huy phòng không BarnaulT vào thử nghiệm.
Theo người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, hệ thống Barnaul-T đã được chuyển đến căn cứ không quân ở Pskov nhằm mục đích giảm thời gian cần thiết để tìm kiếm và tiêu diệt hoàn toàn mục tiêu không chiến.
“Không quân Nga đã đặt hệ thống phòng không tự động Barnaul-T trong tư thế sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ các khu vực tập nhiều sư đoàn lính dù”, người phát ngôn quân đội Nga cho biết.
Vào sáng 15/2, một đơn vị lính dù vừa thành lập ở khu vực Pskov đã được đặt trong tư thế sẵn sàng chiến đấu cao. Có hơn 2.500 lính dù và khoảng 300 đơn vị vận hành phần cứng quân sự tham gia tập trận theo kế hoạch. Kế hoạch tập trận kéo dài trong 5 ngày.
Mô hình tương tác thông tin chiến đấu giữa tổ hợp Barnaul-T với các hệ thống phòng không
Video đang HOT
Hệ thống phòng không tự động Barnaul-T được phát triển để tìm kiếm mục tiêu không kích, tiếp nhận thông tin từ những hệ thống phát hiện khác cũng như quỹ đạo mục tiêu (tên lửa, máy bay) của kẻ thù.
Hệ thống vũ khí cơ động này cho phép hiệp đồng phòng không ở mọi cấp độ khác nhau chỉ trong một hệ thống duy nhất để giảm thiểu thời gian phát hiện mục tiêu địch trên không.
Tổ hợp bao gồm một module lập kế hoạch chiến đấu và module thu thập thông tin tình báo, điều khiển hỏa lực được gắn trên xe tải quân sự hoặc khung gầm xe tăng cũng như súng phóng lựu MANDPADS vác vai chống máy bay.
Barnaul-T cho phép binh sĩ kết hợp súng phóng lựu MANPADS cỡ nhỏ chống máy bay và hệ thống tên lửa di động chống máy bay từ SAM Strela-10 cho đến hệ thống phòng không tầm trung, chẳng hạn Buck và SAM Willow.
Ngoài ra, Barnaul-T còn có khả năng tích hợp với một số hệ thống phòng không do nước ngoài sản xuất.
Theo tạp chí điện tử quốc phòng Len.ru, tổ hợp này được xây dựng dựa trên nguyên tắc cấu trúc mở, nên nó có thể tiếp nhận và xử lý thông tin từ nhiều loại radar khác nhau cho phép quân đội Nga nhận diện nó như một trong những thành phần trực thuộc hệ thống phòng không ở một cấp độ cao hơn.
Barnaul-T cho phép quân đội Nga phát hiện mục tiêu không kích ở khoảng cách 40km và truyền thông tin đến hệ thống phóng tên lửa chống máy bay trong vòng bán kính 5km.
Barnaul-T được đưa vào trang bị trong quân đội Nga từ năm 2012 và nhờ có tính module nên thích hợp cho chỉ huy các lực lượng và phương tiện phòng không tất cả các cấp.
Theo CAND
Kanwa: Nga sẽ giao S-400 cho Trung Quốc vào năm 2017
Trung Quốc có thể nhận được hệ thống S-400 cùng tên lửa 40N6E tiên tiến nhất vào năm 2017, từ đó giám sát triệt để Eo biển Đài Loan.
Hệ thống phòng không S-400 do Nga sản xuất. Ảnh: Ria Novosti.
Tạp chí "Bình luận Quân sự Kanwa" số mới nhất của Canada dẫn nguồn tin có độ tin cậy cao từ hãng chế tạo vũ khí Almaz Antey cho biết Nga sẽ bàn giao cho Trung Quốc hệ thống phòng không S-400 cùng tên lửa phòng không 40N6E tiên tiến nhất sử dụng cho S-400 vào năm 2017. Ngoài ra, phía Nga cũng bàn giao sớm cho phía Trung Quốc hệ thống rađa, chỉ huy, kiểm soát phòng không liên quan.
Theo tạp chí "Bình luận Quân sự Kanwa", hệ thống phòng không S-400 hiện đại hơn nhiều so với hệ thống phòng không S-300 PMU2 mà Trung Quốc hiện có. Ví dụ: Tên lửa 40N6E (nghiệm thu vào cuối năm 2015) có tầm bắn trên 380 km, có thể đánh chặn mục tiêu là tên lửa bay với tốc độ 4,8 km/giây, mạnh hơn nhiều so với tên lửa đất đối không sử dụng cho hệ thống phòng không S-300 PMU2 (chỉ có thể đánh chặn mục tiêu là tên lửa bay với tốc độ 2,8 km/giây).
Tính năng của loại rađa 91N6E băng tần S sử dụng cho S-400 cũng hoàn toàn khác. Nếu như loại rađa 64N6E2 sử dụng cho S-300PMU2 chỉ có tầm sục sạo lớn nhất là 300 km thì S-400 được trang bị rađa 91N6E có tầm sục sạo lớn nhất là 600 km, hơn nữa còn được trang bị hệ thống tự động phân biệt địch-ta (FFI).
Một hệ thống rađa khác được trang bị cho S-400 là rađa 92N6E, băng tần X cũng cao cấp hơn nhiều so với hệ thống rađa 30N6E6 trang bị cho S-300PMU2. Hệ thống ra đa 92N6E có tầm với mục tiêu lớn nhất lên tới 390 km, có thể đồng thời tiếp chiến 10 mục tiêu và dẫn dắt 20 tên lửa.
Tuy nhiên, thay đổi lớn nhất của S-400 là hệ thống chỉ huy, kiểm soát. Trong khi S-300PMU2 sử dụng hệ thống chỉ huy, kiểm soát 54K6E2, S-400 sử dụng hệ thống chỉ huy, kiểm soát 55K6E2 có khả năng truyền tải dữ liệu nhanh hơn, cự ly thông tin cũng tăng lên tới phạm vi 100 km, có thể đồng thời theo dõi 300 mục tiêu.
Tạp chí "Bình luận Quân sự Kanwa" cho rằng với hệ thống ra đa, chỉ huy, kiểm soát chuẩn bị nhận được, Trung Quốc có thể giám sát triệt để Eo biển Đài Loan.
Theo TTXVN
"Trục ma quỷ" có vũ khí "khủng" của Nga, phương Tây hoảng hồn Bộ trưởng Quốc phòng Iran - ông Hossein Dehgan sẽ tới Moscow vào ngày 16/2 tới để bàn thảo về việc bàn giao một hệ thống phòng không S-300 cũng như chiến đấu cơ đa dụng Su-30 Flanker cho nước này. Thông tin trên vừa được một nguồn tin trong Bộ Quốc phòng Iran tiết lộ với hãng tin Sputnik. "Bộ trưởng Dehgan...