Nga thông báo sản xuất lượng điện hạt nhân kỷ lục
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 4/8 đã thảo luận với Tổng Giám đốc tập đoàn Rosatom, ông Alexei Likhachev về việc phát triển các nhà máy hạt nhân của nước này.
Nhà máy điện nguyên tử nổi ở Atomflot thuộc Murmansk, miền Tây Bắc Nga. Ảnh: Rosatom/TTXVN
Trong cuộc thảo luận, người đứng đầu Rosatom đã thông báo với Tổng thống về các thông số hoạt động chính của tập đoàn nhà nước này và các dự án mới. Theo ông Likhachev, Rosatom năm 2020 sản xuất kỷ lục 215,7 tỷ kwh điện. Ông Likhachev nói: “Đây là mức cao hơn ngưỡng đỉnh điểm thời Liên Xô, chúng ta đã vượt quá thành tích này”.
Ông Likhachev cũng cho biết thêm, trong nửa đầu năm 2021, động lực phát triển này vẫn duy trì trong tất cả các chỉ số. Ông bày tỏ hy vọng năm nay Rosatom sẽ sản xuất lượng điện kỷ lục 220 tỷ kwh. Theo ông Likhachev, Rosatom dự kiến sẽ thu về 1,5 nghìn tỷ ruble tổng doanh thu vào cuối năm nay. Tập đoàn nhà nước cũng có kế hoạch tăng 18% doanh thu các sản phẩm mới như y học hạt nhân, các dự án môi trường, tuyến đường biển phương Bắc và sản xuất điện gió. Ông Likhachev lưu ý rằng tăng trưởng doanh thu ở nước ngoài trung bình hàng năm của tập đoàn là 8%.
Video đang HOT
Hồi cuối tháng 7, báo “Thương gia” đưa tin Tổng thống Putin ủng hộ đề xuất của người đứng đầu Rosatom về việc tăng tài trợ cho chương trình công nghệ hạt nhân mới cho đến năm 2024. Đó là mở rộng tài trợ cho chương trình thêm 60%, lên đến 553 tỷ ruble, gồm thêm 119 tỷ ruble dự kiến được phân bổ từ ngân sách. Chương trình của Rosatom dự kiến xây dựng hai tổ máy phát điện VVER-TOI ở tỉnh Kursk, một lò phản ứng MBIR thử nghiệm, các nhà máy điện hạt nhân nhỏ, cũng như phát triển phản ứng tổng hợp nhiệt hạch và chu trình hạt nhân khép kín.
Trung Quốc đóng lò phản ứng hạt nhân
Nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn dừng hoạt động một lò phản ứng để "bảo trì" do thanh nhiên liệu bị "hư hỏng nhẹ".
Giới chức Trung Quốc hồi tháng 6 cho biết các thanh nhiên liệu của lò phản ứng số 1 của nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn bị "hư hỏng nhẹ" do tích tụ khí phóng xạ, khẳng định đây là "hiện tượng phổ biến" và "không đáng quan tâm".
Tập đoàn Điện hạt nhân Trung Quốc (CGN) ngày 30/7 thông báo quyết định dừng hoạt động lò phản ứng số 1 của nhà máy Đài Sơn để bảo trì "sau cuộc thảo luận dài giữa nhân viên kỹ thuật Pháp và Trung Quốc. CGN cho biết "đã xảy ra hư hỏng nhẹ với nhiên liệu" trong quá trình vận hành lò phản ứng.
CGN cho biết cả hai tổ máy của nhà máy Đài Sơn "duy trì hoạt động an toàn và ổn định" trong suốt quá trình vận hành, đồng thời khẳng định sự cố tại lò phản ứng số 1 "hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát". "Các kỹ sư sẽ tìm ra nguyên nhân làm hỏng các thanh nhiên liệu và thay thế chúng", thông cáo có đoạn.
Nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn của Trung Quốc trong quá trình xây dựng tháng 12/2013. Ảnh: AFP.
Công ty hạt nhân Pháp Framatome, đơn vị hỗ trợ vận hành nhà máy Đài Sơn, ngày 14/6 thông báo về "vấn đề hiệu suất" khi ghi nhận "nồng độ khí hiếm trong mạch sơ cấp của lò phán ứng số 1 gia tăng". Khí hiếm là các nguyên tố như argon, heli và neon, với khả năng tham gia phản ứng hóa học thấp.
Tập đoàn năng lượng Pháp EDF, công ty mẹ của Framatome, sau đó cho biết sự hiện diện của các loại khí này trong hệ thống "đã được thông báo, nghiên cứu và cung cấp cho các bên chịu trách nhiệm vận hành lò phản ứng hạt nhân".
Cục An toàn Hạt nhân thuộc Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc cho biết có hơn 60.000 thanh nhiên liệu trong bộ phận lõi của lò phản ứng, tỷ lệ các thanh bị hư hỏng là "dưới 0,01%". Cơ quan này cho biết hư hại là "không thể tránh khỏi" do các yếu tố như sản xuất và vận chuyển.
Nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn khởi động năm 2018, là nhà máy đầu tiên trên thế giới vận hành lò phản ứng hạt nhân EPR thế hệ tiếp theo. Lò phản ứng hạt nhân EPR được giới thiệu đầy hứa hẹn về tính an toàn và hiệu quả so với các lò phản ứng thông thường trong khi tạo ít chất thải hơn.
Theo Cơ quan Quản lý Năng lượng Quốc gia Trung Quốc, các nhà máy hạt nhân cung cấp khoảng 5% nhu cầu điện hàng năm của nước này hồi năm 2019, song tỷ lệ này dự kiến tăng lên vào năm 2060. Trung Quốc có 47 nhà máy điện hạt nhân với tổng công suất phát điện là 48,75 triệu kW, cao thứ ba thế giới sau Mỹ và Pháp.
Công ty Pháp lên tiếng về nguy cơ rò rỉ phóng xạ ở Trung Quốc Lo ngại khi Nhật tái khởi động lò hạt nhân quá đát Nhà máy điện hạt nhân Belarus báo động trong vụ chặn máy bay Linh vật nước thải Fukushima chết yểu UAE khởi động nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Arab
Người Việt ở Australia kể 'tuần ác mộng' sau bão Chị Hoài Hương phải sống trong cảnh mất điện, không Internet và không có hệ thống sưởi giữa mùa đông lạnh giá khi bão lớn quét qua Melbourne tháng trước. Một tuần ác mộng nhất đối với chị Hoài Hương trong gần bốn năm ở Australia bắt đầu từ tối 9/6, khi bão quét qua phía đông thành phố Melbourne, kèm mưa lớn...