Nga siết nguồn cung qua Nord Stream 1, Chính phủ Đức nhất trí thu phụ phí khí đốt
Hơn 1 tuần sau khi Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga tuyên bố cắt giảm một nửa lưu lượng hiện nay là 40% công suất xuống còn 20% qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 ( Nord Stream 1), Chính phủ Đức ngày 4/8 thông báo đã nhất trí thu phụ phí sử dụng khí đốt từ tháng 10 tới, coi đây là biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo nguồn cung năng lượng cho những tháng mùa Đông sắp tới.
Các bể chứa dầu tại Duisburg, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Chính phủ Đức đã thông qua sắc lệnh thu phụ phí khí đốt nhằm mục đích ngăn chặn tình trạng vỡ nợ của các công ty kinh doanh khí đốt cũng như đảm bảo duy trì nguồn cung khí đốt cho người dân và nền kinh tế.
Bộ trưởng Kinh tế liên bang Đức Robert Habeck nhấn mạnh việc thu phụ phí khí đốt không phải là quyết định dễ dàng, song là cần thiết để đảm bảo nguồn cung năng lượng cho các hộ gia đình cũng như cho nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Sắc lệnh nêu trên sẽ được chuyển lên Quốc hội để lấy ý kiến và sau đó sẽ được công bố trên Công báo liên bang. Quy định này dự kiến có hiệu lực vào giữa tháng 8 và bắt đầu triển khai từ 1/10 tới. Thời hạn hiệu lực của quy định kéo dài tới ngày 1/4/2024.
Video đang HOT
Với khoản phụ phí thu được, các công ty nhập khẩu khí đốt của Đức có thể bớt gánh nặng trong việc chuyển sang mua khí đốt từ các nguồn khác. Theo Bộ trưởng Habeck, các nhà nhập khẩu khí đốt sẽ vẫn tự chịu mọi chi phí cho việc mua nguồn năng lượng thay thế cho đến tháng 10 và sau thời điểm này, gánh nặng sẽ được san sẻ cho người tiêu dùng. Theo đó, các nhà nhập khẩu vẫn phải chịu 10% chi phí trong khoảng thời gian áp thuế, đồng nghĩa khách hàng có thể phải chịu 90% chi phí phụ trội còn lại. Hiện chưa rõ mức phụ phí sẽ được tính như thế nào với các khách hàng có hợp đồng giá cố định. Dự kiến con số cụ thể sẽ được công bố vào ngày 15/8 tới.
Trước đó, Bộ trưởng Habeck cho biết mức phụ phí có thể từ 1,5 đến 5 cent/kilowatt giờ. Như vậy, các hộ gia đình có thể tốn phí thêm từ vài trăm đến 1.000 euro/năm.
Hiện các công ty nhập khẩu khí đốt ở Đức đang chịu sức ép đáng kể do nguồn cung từ Nga bị cắt giảm. Để bù vào lượng thiếu hụt, các công ty đang phải tìm cách nhập khẩu từ các nguồn thay thế với giá cả đắt hơn gấp nhiều lần.
Theo quy định mới của Liên minh châu Âu (EU), Đức – nhà nhập khẩu khí đốt lớn nhất ở châu Âu, sẽ phải tiết kiệm lượng khí đốt tiêu thụ nhiều hơn đáng kể so với các nước EU khác. Hãng tin DPA dẫn số liệu của Ủy ban châu Âu cho biết, từ đầu tháng 8/2022 cho đến tháng 3/2023, Đức sẽ phải tiết kiệm khoảng 10 tỷ m3 khí đốt tiêu thụ để có thể đạt mục tiêu mà các nước EU đã đề ra. Lượng khí đốt có thể tiết kiệm được ở Đức tương đương mức tiêu thụ trung bình hằng năm của 5 triệu hộ gia đình 4 người, bởi 10 tỷ m3 khí đốt tương ứng với khoảng 100 tỷ kilowatt giờ, trong khi 1 hộ gia đình 4 người ở Đức tiêu thụ khoảng 20.000 kilowatt giờ/năm.
Nga siết chặt nguồn cung khí đốt, Đức tái khởi động lại nhà máy điện than đầu tiên
Cùng với việc soạn thảo sắc lệnh tiết kiệm khí đốt, do Nga siết chặt nguồn cung khí đốt qua đường ống Nord Stream 1 (Dòng chảy phương Bắc 1), Đức đã phải khởi động lại nhà máy điện than đầu tiên và cân nhắc việc ngừng loại bỏ năng lượng hạt nhân.
Một nhà máy điện than tại Garzweiler, Đức. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Đức đã khởi động lại nhà máy điện than Mehrum trong nỗ lực tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng nguồn cung khí đốt hiện nay. Đây là nhà máy điện than đầu tiên hoạt động trở lại tại nước này.
Giám đốc điều hành nhà máy Armin Fieber cho biết nhà máy có công suất khoảng 270 megawatt và đã hoạt động lại từ ngày 31/7.
Đức là nước công nghiệp phát triển duy nhất loại bỏ dần than đá và năng lượng hạt nhân. Tuy nhiên, do Nga siết chặt nguồn cung khí đốt qua đường ống Nord Stream 1 (Dòng chảy phương Bắc 1), vốn đóng vai trò quan trọng chiến lược cho an ninh năng lượng của Đức xuống mức 20%, nên Chính phủ Đức đang cân nhắc việc ngừng loại bỏ năng lượng hạt nhân và chuẩn bị về mặt pháp lý để đưa các nhà máy điện than trở lại thị trường.
Bộ Kinh tế và Hành động Khí hậu Đức (BMWK) cho biết một sắc lệnh tiết kiệm khí đốt đang được soạn thảo nhằm ngăn chặn nguy cơ "sản xuất điện từ khí đốt tự nhiên nhiều tới mức không cần thiết". Bộ trưởng Robert Habeck cho biết Đức đang làm mọi thứ có thể để đảm bảo không xảy ra tình trạng thiếu khí đốt, đồng thời khẳng định nước này cần tiết kiệm năng lượng và tìm các nguồn khác thay thế.
Trong khi đó, để chuẩn bị cho mùa Đông sắp tới, các Bộ trưởng Năng lượng của Liên minh châu Âu (EU) hôm 2/8 đã nhất trí về mục tiêu tự nguyện cắt giảm 15% so với mức tiêu thụ trung bình của mỗi nước trong 5 năm qua, cho đến cuối tháng 3/2023.
Kế hoạch khí đốt khẩn cấp ba giai đoạn của Đức Ngày 23/6, Đức đã chuyển sang giai đoạn hai của kế hoạch khí đốt khẩn cấp ba giai đoạn sau khi Nga giảm lượng giao hàng qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 (NS1). Động thái diễn ra trong bối cảnh việc bảo trì hàng năm của NS1 bắt đầu vào ngày 11/7 và sẽ kéo dài trong hai tuần. Đức đang...